Mở rộng đối tượng được thuê đất
Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại là nghị quyết rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Lao Động xin trích giới thiệu nội dung nghị quyết quan trọng này.
Không đặt vấn đề điều chỉnh lại đất nông nghiệp đã giao cho hộ gia đình và cá nhân. Ảnh: Trần Lâm
Tranh chấp đất đai diễn biến phức tạp
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chúng ta đã đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần khai thác và phát huy có hiệu quả nguồn lực đất đai phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, ổn định xã hội, an ninh lương thực quốc gia, bảo vệ môi trường…
Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về đất đai còn nhiều hạn chế, nhất là trong quy hoạch sử dụng đất, định giá đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư, các thủ tục hành chính về đất đai thị trường bất động sản phát triển không ổn định, thiếu lành mạnh, giao dịch “ngầm” còn khá phổ biến tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai còn diễn biến phức tạp.
Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế, yếu kém nêu trên là: Đất đai có nguồn gốc rất đa dạng chính sách đất đai thay đổi qua nhiều thời kỳ chủ trương, chính sách, pháp luật hiện hành về đất đai còn một số nội dung chưa đủ rõ, chưa phù hợp việc thể chế hoá còn chậm, chưa thật đồng bộ. Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai và các chính sách, pháp luật có liên quan chưa nghiêm việc thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý đất đai chưa tốt. Ý thức chấp hành pháp luật về đất đai của một bộ phận cán bộ và nhân dân còn hạn chế. Hiệu lực, hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai còn thấp. Tổ chức bộ máy, năng lực đội ngũ cán bộ về quản lý đất đai và các cơ quan liên quan còn nhiều bất cập, hạn chế một bộ phận còn lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi, tham nhũng.
Video đang HOT
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân
Về quan điểm chỉ đạo quản lý đất đai trong thời kỳ mới, nghị quyết nêu rõ: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất để sử dụng ổn định lâu dài hoặc có thời hạn và có các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất và được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, tuỳ theo từng loại đất và nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được Nhà nước giao cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách, pháp luật về đất đai. Không đặt vấn đề điều chỉnh lại đất nông nghiệp đã giao cho hộ gia đình và cá nhân, nhưng Nhà nước có chính sách phù hợp để đất nông nghiệp được người trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng với hiệu quả cao nhất.
Chính sách, pháp luật về đất đai phải bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, của người sử dụng đất và của nhà đầu tư bảo đảm cho thị trường bất động sản, trong đó có quyền sử dụng đất, phát triển lành mạnh, ngăn chặn tình trạng đầu cơ. Sử dụng có hiệu quả các công cụ về giá, thuế trong quản lý đất đai nhằm khắc phục tình trạng lãng phí, tham nhũng, khiếu kiện. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và toàn dân trong thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai. Kiên quyết lập lại trật tự trong quản lý, sử dụng đất đai.
Xử lý nghiêm tình trạng đầu cơ đất
Về định hướng tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai, nghị quyết chỉ rõ: Thu hẹp các đối tượng được giao đất và mở rộng đối tượng được thuê đất. Việc giao đất, cho thuê đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế, xã hội được thực hiện chủ yếu thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất .
Tiếp tục giao đất, cho thuê đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng có thời hạn theo hướng kéo dài hơn quy định hiện hành để khuyến khích nông dân gắn bó hơn với đất và yên tâm đầu tư sản xuất. Đồng thời, mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với điều kiện cụ thể từng vùng, từng giai đoạn để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tích tụ, tập trung đất đai, từng bước hình thành những vùng sản xuất hàng hoá lớn trong nông nghiệp. Sớm có giải pháp đáp ứng nhu cầu đất sản xuất và việc làm cho bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số đang không có đất sản xuất.
Tập trung rà soát, xử lý dứt điểm những trường hợp đất đã giao cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức đoàn thể nhưng không sử dụng hoặc sử dụng sai mục đích, trái pháp luật. Thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất khi sắp xếp lại trụ sở, cơ sở làm việc thuộc sở hữu nhà nước để chuyển sang mục đích phát triển kinh tế.
Quy định cụ thể điều kiện để nhà đầu tư được giao đất, cho thuê đất thực hiện dự án phát triển kinh tế, xã hội đồng thời có chế tài đồng bộ, cụ thể để xử lý nghiêm, dứt điểm các trường hợp đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, nhưng sử dụng lãng phí, không đúng mục đích, đầu cơ đất, chậm đưa đất vào sử dụng không bồi thường về đất, tài sản gắn liền với đất, giá trị đã đầu tư vào đất đối với các trường hợp bị thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển lành mạnh, bền vững thị trường bất động sản. Tăng cường sự quản lý, điều tiết của Nhà nước từ trung ương đến địa phương. Việc phát triển đô thị, các dự án kinh doanh bất động sản phải phù hợp với quy hoạch, nhu cầu của thị trường. Đẩy mạnh phát triển nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội để từng bước cải thiện điều kiện nhà ở của nhân dân.
Đối với các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, chỉnh trang đô thị, cần quy hoạch cả phần diện tích đất bên cạnh công trình kết cấu hạ tầng, vùng phụ cận để thu hồi đất, tạo nguồn lực từ đất đai đầu tư cho các công trình này, hỗ trợ người có đất bị thu hồi và tăng thu ngân sách nhà nước đồng thời ưu tiên cho người bị thu hồi đất ở được giao đất hoặc mua nhà trên diện tích đất đã thu hồi mở rộng theo quy định của pháp luật.
Nhà nước chủ động điều tiết thị trường bằng quan hệ cung – cầu từng bước thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong giao dịch bất động sản rà soát lại các điều kiện lựa chọn nhà đầu tư, bảo đảm nhà đầu tư phải có đủ năng lực thực hiện các dự án bất động sản.
Định giá đất phù hợp với thị trường
Giá đất do Nhà nước quy định theo mục đích sử dụng đất tại thời điểm định giá, bảo đảm nguyên tắc phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Chính phủ quy định phương pháp định giá đất và khung giá đất làm căn cứ để uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành bảng giá đất. Bổ sung quy định về điều chỉnh khung giá đất, bảng giá đất bảo đảm linh hoạt, phù hợp với từng loại đất, các đối tượng sử dụng đất và các trường hợp giao đất, cho thuê đất. Có cơ chế để xử lý chênh lệch giá đất tại khu vực giáp ranh giữa các địa phương.
Làm tốt công tác theo dõi, cập nhật biến động giá đất trên thị trường từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu về giá đất tới từng thửa đất. Có cơ chế giám sát các cơ quan chức năng và tổ chức định giá đất độc lập trong việc định giá đất. Khuyến khích phát triển các tổ chức tư vấn định giá đất độc lập.
* Tít bài và các tít phụ do Lao Động đặt.
Theo laodong
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Mơ hồ nguyên tắc định giá
Hôm qua, 17-9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã cho ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Một trong những nội dung được bàn tới nhiều nhất là các quy định về giá đất. Một số ý kiến đánh giá các quy định này còn mơ hồ, chưa có căn cứ vững chắc để áp dụng thực tế.
Quy định mơ hồ về giá đất sẽ gây ra khiếu kiện khi Nhà nước thu hồi đất
(Trong ảnh: GPMB dự án đường Lê Văn Lương kéo dài, Hà Nội)
Tù mù "giá thị trường"
Được xem là "xương sống" của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) nhưng quy định về định giá đất trong dự luật theo nguyên tắc "giá đất do Nhà nước quyết định phải bảo đảm nguyên tắc phù hợp với giá thị trường" lại không nhận được sự đồng thuận của các Ủy viên UBTVQH. Nhiều người cho rằng còn "mơ hồ, không khả thi".
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang đề xuất: "Giá đất do Nhà nước quyết định bảo đảm nguyên tắc phù hợp với giá thị trường" (thay cho nguyên tắc "sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường" như Luật hiện hành). Trên cơ sở khung giá của Chính phủ, UBND cấp tỉnh ban hành bảng giá của địa phương. Khung giá đất, bảng giá đất ổn định, chỉ điều chỉnh khi giá đất trên thị trường có thay đổi lớn.
Góp ý về nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển phê bình: "Giá đất là một trong những điểm nút quan trọng nhất cần tháo gỡ hiện nay. Song dự Luật lần này lại đưa ra nguyên tắc còn mơ hồ hơn là "phù hợp với giá thị trường". Như thế, không những không cởi được nút thắt, mà còn gây tranh cãi nhiều hơn. Tất nhiên Luật đã giao lại cho Chính phủ quy định, nhưng như vậy là nội dung quan trọng nhất thì lại không được đưa vào Luật".
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu nhìn nhận, quy định về giá đất là khâu khó nhất, phải xác định "thị trường" là ở thời điểm nào, có những công cụ nào để quản lý thị trường, không gây biến động lớn, không tạo ra cú "sốc". Ông đề nghị Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang sắp xếp báo cáo thêm với UBTVQH về phương pháp xác định giá đất. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng hỏi thẳng: "Dự luật quy định giá đất theo giá thị trường, vậy thì định giá theo thị trường nào? Thị trường khi đã có quy hoạch sử dụng đất hay thị trường khi đấu giá hoặc khi đã thu hồi đất là rất cách xa nhau? Như vậy là quá mơ hồ, tù mù vì đã có thị trường đâu mà tính...". Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho rằng, Ban soạn thảo cần đặc biệt lưu ý đến các quy định về sở hữu, về quyền đại diện chủ sở hữu và quyền định đoạt của Nhà nước về đất đai, sự phân cấp quản lý của chính quyền địa phương... sao cho phù hợp với nội dung Hiến pháp sẽ sửa đổi.
Cảnh giác với dự án "treo"
Trưởng ban Công tác đại biểu của UBTVQH Nguyễn Thị Nương thẳng thắn đánh giá, dự thảo luật còn một số vấn đề quan trọng chưa thấu đáo. Phân tích kỹ hơn về vấn đề thu hồi đất, bà Nguyễn Thị Nương cho rằng, các căn cứ thu hồi đất như vậy là quá rộng và chưa đảm bảo lợi ích hài hòa giữa người dân, doanh nghiệp và Nhà nước. Trong nhiều trường hợp, thiệt thòi luôn thuộc về nhân dân. Tại nhiều dự án, người bị thu hồi đất luôn bức xúc bởi chênh lệch giữa giá thu hồi đất với giá đất của nhà đầu tư bán ra thường rất cao trong khi chi phí họ phải bỏ ra không lớn. Ngược lại, người dân đã phải bỏ ra công sức nhiều đời để có đất.
Chủ nhiệm UB Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển đề nghị nên có 4 cấp quy hoạch, trong đó, có cấp xã vì nếu chỉ có đến cấp huyện sẽ xảy ra tình trạng có rất nhiều quy hoạch "treo". Ông nói: "Quy hoạch "treo" là một trong những nguyên nhân cản trở sự phát triển, phản ánh việc sử dụng đất đai không hợp lý, không hiệu quả...".
Cũng liên quan tới vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng không đồng tình với quy định "việc thu hồi đất được tiến hành khi có quy hoạch". Ông cho rằng, quy định như vậy là rất "lơ mơ". Nhiều địa phương hiện đang loay hoay giải quyết bài toán hậu thu hồi đất, làm bùng phát dự án "treo". Chủ tịch Quốc hội cảnh báo: "Nếu quy định cứ có quy hoạch là được thu hồi đất thì chưa ổn. Khiếu kiện sẽ không giảm, thậm chí còn tăng lên. Thu hồi đất ngay sau khi có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhưng chưa làm đường, chưa xây dựng các công trình không khéo vừa lãng phí tiền bạc, vừa bỏ đất hoang! Bài học từ các khu công nghiệp bỏ đất trống vẫn còn đó...".
Theo ANTD
Không thể tùy tiện thu hồi đất của dân Trao đổi với báo chí về Luật đất đai sửa đổi, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên& Môi trường (TNMT) Nguyễn Minh Quang (ảnh) cho biết: "Hướng tới đây là Nhà nước trực tiếp thu hồi đất và nhà đầu tư sẽ chỉ là đầu tư thứ cấp, anh ta không có nhiều quyền như vừa qua nữa". Cũng theo Bộ trưởng, phải sớm...