Mở rộng “cửa” xuất khẩu
Một số thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như: Mỹ, EU, Nhật Bản… đều sụt giảm kim ngạch do khó khăn của nền kinh tế thế giới, nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm sút nhưng điều đó không có nghĩa, cơ hội xuất khẩu cho doanh nghiệp Việt Nam đang dần khép lại.
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN chưa đúng tiềm năng
Ảnh: PHÚ KHÁNH
Tiềm năng xuất sang ASEAN
Ngay trong khu vực ASEAN, Myanmar và Indonesia là hai thị trường hứa hẹn tiềm năng xuất khẩu với doanh nghiệp Việt Nam. Myanmar được đánh giá là thị trường lớn trong khu vực với 60 triệu dân. Ông Lê Đức Duy- Giám đốc Marketing Công ty cổ phần Vinamit sau chuyến khảo sát thị trường mới đây tại Myanmar cho biết, sản xuất nội địa của đất nước này hiện chỉ đáp ứng được 15% nhu cầu, còn lại phải nhập khẩu. “Cơ hội và sự cạnh tranh ở Myanmar rất tốt cho doanh nghiệp Việt Nam, không đến nỗi quá khốc liệt như những thị trường khác. Người Myanmar rất thiện cảm với người Việt, do đó doanh nghiệp Việt có rất nhiều cơ hội”- ông Lê Đức Duy chia sẻ.
Trong khi đó, với thị trường Indonesia, nhu cầu tiêu dùng tăng nhanh do sự chuyển dịch dân số về thành thị. Nhiều mặt hàng Việt Nam phù hợp với yêu cầu của người dân nơi đây. Ông Robert Chua- chuyên gia tư vấn thị trường bày tỏ: “Tôi rất ngạc nhiên vì kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN thấp, trong khi vị trí địa lý gần như vậy. Một số doanh nghiệp Việt Nam nghĩ thị trường này còn nhỏ nên tiềm năng xuất khẩu chưa được khai phá hết”.
Đón cơ hội từ thị trường mới
Video đang HOT
Cơ hội xuất khẩu sang các thị trường mới đang mở ra với doanh nghiệp Việt Nam, nhưng để đón được cơ hội này, doanh nghiệp vẫn cần lưu ý đến các vấn đề về văn hoá, phương thức kinh doanh hay cách thức tiếp cận để có hệ thống phân phối tại mỗi thị trường. Mỗi quốc gia lại có nhu cầu riêng với sản phẩm và muốn thành công, doanh nghiệp Việt Nam phải tìm hiểu để nắm bắt cơ hội. Ví dụ, với thị trường Indonesia, theo ông Trương Cung Nghĩa – Giám đốc điều hành Công ty TNHH Trương Đoàn thì sản phẩm có tính độc đáo, có bản sắc riêng sẽ dễ vào thị trường này và không nên mang các sản phẩm cùng loại để cạnh tranh về giá.
Ông Robert Chua tư vấn, để đưa sản phẩm vào Australia, các doanh nghiệp Việt Nam nên lập hệ thống phân phối riêng rẽ ở khu vực phía Đông và phía Tây của đất nước. Với các sản phẩm xuất khẩu có yêu cầu cao về marketing nên có hệ thống phân phối chuyên biệt, độc quyền. Trong khi đó, các doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm nên đi theo hệ thống phân phối rau- củ- quả bởi thị trường này đang có 2 hệ thống thống lĩnh thị trường về thực phẩm, nếu vào trực tiếp, doanh nghiệp phải trả phí rất cao.
Bên cạnh đó, một yêu cầu bắt buộc đối với sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam là đảm bảo chất lượng công bố, hạn sử dụng rõ ràng. Ngoài ra, mỗi thị trường có những đòi hỏi riêng về chất lượng sản phẩm thì doanh nghiệp phải tuân theo.
Theo ông Đỗ Thắng Hải- Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), để nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm tại các thị trường mới thì doanh nghiệp phải vượt qua được các thách thức như: nhu cầu sản phẩm sản xuất theo quy trình bền vững, những yêu cầu về thâm nhập thị trường…
Ngoài thị trường là các nước trong khu vực Đông Nam Á, thị trường Australia với 23 triệu dân có những đòi hỏi không khắt khe về chất lượng sản phẩm như thị trường Mỹ, EU… cũng đang có cơ hội cho hàng hoá Việt Nam, đặc biệt là các sản phẩm: nông sản, thuỷ sản, da giày… “Australia và các nước ASEAN đã ký kết các hiệp định thương mại tự do, các hiệp định thuế quan khác. Doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sang Australia được hưởng ưu đãi thuế quan so với doanh nghiệp của các quốc gia khác” – Chuyên gia thị trường Robert Chua tư vấn.
Thanh Hoàn
Theo ANTD
Doanh nghiệp Việt Nam tại châu Âu: Lập nghiệp và khát vọng
"Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam tại châu Âu lần thứ 7" với chủ đề "Xây dựng và phát triển hệ thống bán lẻ, hệ thống nhà hàng và các loại hình dịch vụ - con đường kinh doanh tối ưu của cộng đồng doanh nghiệp người Việt tại Châu Âu" diễn ra từ ngày 13 đến 14/09/2013 tại thành phố Kharcov cổ kính của đất nước Ukraina.
Đoàn Chủ tịch điều hành diễn đàn
Đây được xem là diễn đàn quy mô và thiết thực với sự tham dự của khoảng 300 doanh nghiệp Việt đến từ nhiều quốc gia. Ngoài nội dung phong phú của diễn đàn còn có một chương trình đại nhạc hội qui mô lớn nhất tại Châu Âu, lần đầu tiên hội tụ những ca sỹ hàng đầu trong nước sang biểu diễn.
Diễn đàn nhằm tạo cơ hội để các doanh nghiệp Người Việt ở các nước trong khu vực và trên thế giới gặp gỡ, giao lưu, trao đổi thông tin thị trường, chia sẻ kinh nghiệm và tìm kiếm cơ hội liên doanh, nhằm phát triển doanh nghiệp cũng như xây dựng khối đoàn kết, cùng nhau hướng về Quê hương, góp phần xây dựng Tổ quốc Việt Nam giàu mạnh.
Đồng hành cùng chương trình là buổi giao lưu được tổ chức ngay trong đêm 13/09/2013 tại Sun City, Kharcov, Ukraina, giữa các doanh nhân, các nhà báo là Tổng Biên tập các báo Thanh Niên, Vietnamnet, VNexpress, Dân trí, và cộng đồng người Việt nhằm chia sẻ những câu chuyện về lập nghiệp và về những khát vọng.
Ông Trần Đăng Chung - Chủ tịch liên hiệp các Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Liên bang Nga đã chia sẻ rất nhiều về quá trình phát triển thăng trầm các doanh nhân tại Liên Bang Nga - và nhà máy may Milton. Ông Phạm Văn Bằng - Chủ tịch Hội Người Việt tại Kiev, Phó Chủ tịch Hội người Việt tại Ukraina, đồng thời là Giám đốc SveiPrin đã trải lòng với những kinh nghiệm trong lĩnh vực in ấn.
Khách mời đặc biệt, ông Trần Đức Tựa (Chủ tịch Hội người VN tại Kharcov) đã phát biểu những cảm nhận hết sức chân thành rằng: Cộng đồng tại Kharcov - Ukraina là một cộng đồng rất đặc biệt, có được điều đó, là do nỗ lực rất lớn của tất cả mọi người, đặc biệt là các doanh nhân tại Kharcov - Ukraina.
Tham dự Diễn đàn có các vị đại sứ Việt Nam tại Ukraina và Mondovia, Vương quốc Bỉ và Liên minh Châu Âu, Hy Lạp, và đại diện các đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Đức, Thụy Sỹ, Uzebekistan, Vương quốc Anh và Bắc Ailen...
Tham dự buổi giao lưu còn có ông Hoàng Mạnh Huê: Chủ tịch liên hiệp các Hội doanh nghiệp Việt Nam tại châu Âu, Chủ tịch hội doanh nghiệp người Việt tại Ba Lan. Chủ tịch Hội đồng quản trị của Trung tâm thương mại ASG tại Ba Lan. Ông Phạm Minh Nam - Chủ tịch Hội doanh nghiệp Việt Nam tại Vương quốc Anh, ông chủ của New World Fashion. Ông Phạm Ngọc Chu - chủ tịch Hội DN Việt Nam tại Hungari, ủy viên Ban chấp hành Olympic tại Hungari, đồng thời cũng là Tổng giám đốc hệ thống cửa hàng bán lẻ tại Hungari.
Hai doanh nhân đến từ nước Đức: Bà Phạm Minh Tâm - nữ luật gia, Tổng giám đốc của Chinafane và Asia Snack và phu quân, luật gia Thế Dũng đã trải lòng về câu chuyện của họ cách đây 23 năm. Luật gia Trần Thị Minh Tâm đã bắt đầu sự nghiệp kinh doanh tại Đông Berlin trên một chiếc xe bốn bánh mang biển hiệu Chinafane và Asia Snack và giờ đây, cùng chồng mình, ông Thế Dũng, cả hai đã sẻ chia những băn khoăn, trăn trở của riêng mình và của các doanh nhân lập nghiệp tại xứ người.
Người bạn vô cùng thân thiết, luôn kề vai sát cánh với các doanh nhân, chính là lực lượng báo chí hùng hậu. Nhiều tấm gương doanh nhân vì đất nước được tôn vinh, tạo hiệu ứng rất tốt đẹp cho xã hội. Đây cũng là một dịp hiếm hoi khi chương trình đón tiếp cùng lúc cả 4 vị Tổng biên tập tại chuỗi các sự kiện. Ông Phạm Huy Hoàn - TBT báo Dân trí, ông Thang Đức Thắng TBT báo VNexpress, ông Bùi Sĩ Hoa - TBT báo Vietnamnet, và ông Lê Quang Thông - TBT báo Thanh Niên - đơn vị đã dày công tổ chức một chuỗi các sự kiện với mục đích "Hướng về cộng đồng" - đó cũng là điều mong mỏi dành cho các doanh nhân. Ông Lê Quang Thông cũng đã chia sẻ rất nhiều về ý nghĩa cao đẹp mà báo Thanh Niên mang tới cho các doanh nghiệp và cộng đồng tại châu Âu lần này.
TBT Dân trí (ngoài cùng, bên phải) cùng các vị Đại sứ Việt Nam tại Hy Lạp ,Ukraina, Bỉ và Liên minh Châu Âu đến thăm chùa Trúc Lâm tại Thành phố Kharkov
Phát biểu tại Diễn đàn, TBT báo Dân trí Phạm Huy Hoàn đánh giá cao đóng góp cho hoạt động xã hội tại Việt Nam của các doanh nghiệp châu Âu và bày tỏ lời cảm ơn chân thành đối với tấm lòng hảo tâm của các doanh nhân và Việt kiều tại châu Âu đã và đang giúp đỡ rất nhiều hoàn cảnh khó khăn được đăng tên Mục Nhân Ái của báo Dân trí.
Bên cạnh những câu chuyện của người trong cuộc thì chương trình giao lưu còn có dịp được lắng nghe tiếng nói của những con người trẻ tuổi đang miệt mài học tập tại Ukraina như câu chuyện của bạn Đoàn Mạnh Cường. Cường hiện đã tốt nghiệp Đại Học Y Quốc gia Ukraina nhưng Cường vẫn thường xuyên tìm hiểu môi trường làm việc và cơ hội phát triển ngành Y tại Việt Nam. Hiện nay em muốn học tiếp chuyên ngành phẫu thuật tạo hình với ước mơ được phẫu thuật những ca hở hàm ếch cho trẻ em ngay tại quê nhà.
Ngay trong đêm giao lưu, ban tổ chức đã huy động kêu gọi ủng hộ nhằm vận động đóng góp cho "Quỹ học bổng Nguyễn Thăng Bình", chương trình "Nhà bán trú cho em" của Báo Thanh Niên và quyên góp "Vì biển đảo quê hương". Số tiền ủng hộ từ các nguồn ngoại tệ quy đổi ra tiền Việt là gần 600 triệu đồng. Những mong ước, nghĩa cử cao đẹp với tấm lòng đóng góp cho cộng đồng - đó là nét đẹp, cũng là trách nhiệm và nghĩa vụ của các doanh nhân và cả thế hệ người Việt trẻ tại Ukraina. Và hy vọng rằng, chương sẽ là cầu nối, là điểm tựa vững chắc cho những doanh nhân người Việt tại châu Âu để họ có thể tiếp tục "Yêu nước - Vì nước và làm rạng danh Đất nước".
Theo Dantri
Đề nghị loại bỏ nhiều dự án thủy điện ở Tây Nguyên Nhiều thuỷ điện ở Tây Nguyên được cho là gây tác hại xấu đến môi trường trong khi công tác quản lý còn quá buông lỏng. Ngày 22/7, tại hội nghị sơ kết 6 tháng, Ban chỉ đạo Tây Nguyên đã đề nghị Bộ Công thương chỉ đạo rà soát lại qui hoạch, loại bỏ thêm các dự án thủy điện và các...