Mở rộng ảnh hưởng quân sự, Tokyo đang muốn gửi tín hiệu này tới Bắc Kinh
Liên tiếp thực hiện các cuộc tâp trận, duyệt binh phô diễn khí tài, vũ khí cho thấy Nhật Bản đang muốn gửi thông điệp sắc lạnh tới người láng giềng Trung Quốc, theo CNN.
Khoảng 4.000 binh sỹ, hàng chục xe thiết giáp, các loại máy bay chiến đấu, bao gồm những tiêm kích tàng hình F-35 tối tân nhất hôm 14/10 kéo về căn cứ quân sự Asaka, phía bắc Tokyo tham gia lễ duyệt binh quy mô lớn. Theo các chuyên gia, đây là động thái mới nhất nhằm phô diễn năng lực của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF).
Theo CNN, việc Tokyo tăng cường hiện diện quân sự ở nhiều khu vực kể từ đầu năm 2018 cho tới nay là một tín hiệu rõ ràng mà Nhật Bản đang muốn gửi tới Trung Quốc.
Tiêm kích F-35A lần đầu tiên tham gia vào lễ duyệt binh thường niên của JSDF. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Nhật Bản)
“Tham vọng chiếm thế thượng phong trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Trung Quốc sẽ mang lại những hậu quả to lớn cho Nhật Bản. Tokyo vì vậy muốn xây dựng một lực lượng chống lại các hành động hung hăng của Bắc Kinh cũng như giúp các quốc gia khác cân bằng quân đội và chính trị để chống lại quyền lực của Trung Quốc”, ông Timothy Heath, chuyên gia nghiên cứu cao cấp về quốc phòng quốc tế của Rand Corporation nhận định.
Chỉ trong vòng 2 tháng qua, liên tiếp các tàu chiến của Nhật Bản tham gia vào các cuộc tập trận hoặc thực hiện các chuyến thăm cảng tại nhiều nước trong khu vực.
Đáng chú ý là tàu ngầm Kuroshio thuộc lực lượng phòng vệ Nhật Bản lần đầu tiên tham gia tập trận trên Biển Đông vào giữa tháng 9. Một số chiến hạm Nhật Bản khác mới đây cũng tham gia tập trận với khu trục hạm của Anh ở Ấn Độ Dương.
Hồi đầu tháng 10, Nhật Bản lần đầu điều các xe thiết giáp tới hoạt động ở phạm vi ngoài lãnh thổ kể từ Thế chiến II khi tham gia tập trận chung với quân đội Mỹ và Philippines.
Video đang HOT
Các xe thiết giáp Nhật Bản tham gia tập trận chung với Mỹ và Philippines, đánh dấu lần đầu tiên điều loại phương tiện này tới lãnh thổ nước ngoài kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. (Ảnh: CNN)
Corey Wallace, nhà phân tích an ninh tại Đại học Freie ở Berlin, Đức tin rằng JSDF đang không chỉ hướng tới Đông Bắc Á mà còn muốn mở rộng ảnh hưởng ra nhiều khu vực khác.
“Nhật Bản đang gửi tín hiệu tới Trung Quốc rằng Bắc Kinh sẽ không thể hất cẳng Nhật ra khỏi bất cứ khu vực nào dù Mỹ có liên quan hay không”, ông Wallace nhận định.
Sách trắng Quốc phòng Nhật hồi tháng 8 đã nêu bật những lo ngại liên quan trực tiếp tới Trung Quốc trong môi trường an ninh đang thay đổi.
“Việc Trung Quốc đang hiện đại hóa nhanh chóng Quân đội Giải phóng Nhân dân, tăng cường năng lực quân đội và leo thang căng thẳng ở các khu vực gần Nhật Bản đang tạo ra mối quan ngại mạnh mẽ trong khu vực và cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Nhật Bản”, Sách trắng chỉ rõ.
Hôm 13/10, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết trong 6 tháng đầu năm 2018, số lần máy bay của Lực lượng Phòng vệ trên không nước này xuất kích chặn máy bay Trung Quốc tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm trước.
Peter Layton – một cựu sỹ quan quân đội và là nhà bình luận quân sự tin rằng Tokyo đang tìm cách mở rộng tầm ảnh hưởng quyền lực mềm toàn cầu khi điều quân tham gia tập trận chung cùng Anh, Australia, Ấn Độ.
Theo ông này, những mối quan hệ này không nhất thiết là phải mãi bền lâu hay đáng tin cậy mà mục đích của chúng là tạo ra những áp lực và lo lắng cần thiết với giới chức lãnh đạo Trung Quốc.
Một trong những mối lưu tâm mới nhất của Bắc Kinh có thể sẽ là cuộc tuần tra chung trên Biển Đông giữa Australia và Nhật Bản.
“Biển Đông rõ ràng là một khu vực tranh chấp. Chúng tôi sẽ xem xét những điều có thể làm cùng nhau”, Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono nói trong cuộc hội đàm với các nhà lãnh đạo Australia vào cuối tuần trước sau khi đề cập tới việc Tokyo và Canberra đang cân nhắc tham gia vào một cuộc tuần tra chung ở Biển Đông.
Các nhà phân tích cho rằng các hoạt động tuần tra, tập trận chung ở các vùng biển quốc tế cho phép sẽ giúp Nhật Bản phô diễn các vũ khí tiên tiến mà Tokyo đang sở hữu.
(Nguồn: CNN)
SONG HY
Theo VTC
Israel tăng cường lực lượng sau vụ nổ làm 3 người thương vong tại khu Bờ Tây
Ngày 7/10, Tham mưu trưởng quân đội Israel, Trung tướng Gadi Eisenkot đã ra lệnh tăng cường lực lượng tại khu Bờ Tây sau vụ một tay súng Palestine bắn chết 2 người Israel và làm một người khác bị thương.
Binh sĩ Israel gác tại hiện trường một vụ tấn công gần Nablus, Bờ Tây. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, vụ việc xảy ra tại Barkan, một khu phức hợp công nghiệp và định cư tại phía Bắc của Bờ Tây bị Israel chiếm đóng, nơi người Israel và Palestine cùng làm việc.
Trong một tuyên bố, người phát ngôn quân đội Israel cho biết đây là "một vụ tấn công nghiêm trọng trong bối cảnh Israel tăng cường các nỗ lực ngăn chặn hoạt động khủng bố tại Bờ Tây".
Theo đó, Tướng Eisenkot quyết định tăng cường lực lượng cũng như thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho công dân. Người phát ngôn này cũng cho biết thêm quân đội Israel đang tiếp tục truy tìm nghi phạm.
Trong khi đó, Chỉ huy quân đội Israel, trung tướng Nadav Padan cho biết quân đội cũng như cơ quan an ninh nội địa Shin Bet và cảnh sát Israel đang phối hợp tìm kiếm nghi phạm vụ tấn công nói trên.
Cơ quan an ninh nội địa Shin Bet của Israel đã nhận dạng nghi phạm là một nam thanh niên Palestine 23 tuổi sinh sống tại khu vực Tul Karem của Bờ Tây. Đối tượng này đã đi vào văn phòng của một nhà máy và nổ súng trước khi bỏ trốn khỏi hiện trường.
Vụ việc xảy ra trong bối cảnh căng thẳng tiếp diễn ở Dải Gaza, nơi người Palestine tiến hành biểu tình hàng ngày phản đối sự phong tỏa của Israel đối với vùng lãnh thổ này từ năm 2007. Ít nhất 190 người Palestine đã thiệt mạng do đạn, pháo bắn từ phía Israel kể từ khi các cuộc biểu tình bắt đầu từ cuối tháng 3 đến nay.
Việt Thắng
Theo TTXVN
Xe thiết giáp đâm vào cây, binh sĩ Đức tử vong Một binh sĩ Đức đã tử vong trong một sự cố xảy ra tại cuộc tập trận quân sự do lực lượng NATO đóng tại Litva tổ chức hôm 6-10. Các binh sĩ tham gia một cuộc tập trận của NATO tại thao trường Pabrade Bộ Quốc phòng Litva ngày 7-10 thông báo: "Vào ngày 6-10, trong cuộc tập trận của tiểu đoàn...