Mở rộng ADIZ, Trung Quốc đã thu hẹp “không gian ảnh hưởng” của chính mình
Ngày 23-11, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã công bố việc thiết lập vùng nhận dạng phòng không mới chồng lấn cả vào khu vực các nước khác cũng tuyên bố chủ quyền. Việc này đã dẫn đến sự phản đối mạnh mẽ của rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.
Theo đó, máy bay các nước khi bay qua khu vực này phải thông báo trước về kế hoạch bay cho chính quyền Trung Quốc, đồng thời phải cung cấp tần số liên lạc vô tuyến cũng như phải mở máy điện đàm trong khi bay ngang khu vực này. Trung Quốc đe dọa là “quân đội sẽ có biện pháp khẩn cấp” nếu máy bay nước ngoài không tuân thủ yêu sách này, nhưng không nói rõ là sẽ có biện pháp cụ thể như thế nào.
“Vùng nhận diện phòng không” của Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối của rất nhiều nước như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, thậm chí là cả vùng lãnh thổ Đài Loan mà Trung Quốc tuyên bố là một bộ phận không thể tách rời, cũng lên tiếng chỉ trích. Không những thế, tối 25-11, Hoa Kỳ đã cử 2 máy bay ném bom chiến lược B-52 bay vào “Vùng nhận diện phòng không” này như một tuyên bố là nó chẳng có giá trị gì trong mắt người Mỹ.
Ngày 25/11, đài phát thanh Hàn Quốc KBS dẫn tuyên bố của lãnh đạo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc là họ sẽ thảo luận vấn đề này với phía Trung Quốc, trong khuôn khổ cuộc “Đối thoại chiến lược quốc phòng song phương” ngày 28/11 ở Seoul. Hàn Quốc khẳng định không để cho “vùng nhận dạng phòng không” của Trung Quốc ảnh hưởng đến vùng trời thuộc chủ quyền Hàn Quốc và làm tăng thêm mối căng thẳng tiềm tàng giữa hai nước.
Trung Quốc càng ngày càng bành trướng trên biển
Video đang HOT
Theo phía Hàn Quốc, “vùng nhận dạng phòng không” mà Trung Quốc đòi hỏi lấn vào không phận Hàn Quốc tại phía tây đảo Jeju, đảo Ieodo và một bãi đá ngầm ở phía tây nam bán đảo Triều Tiên. Theo đài KBS, chỉ tính riêng “vùng nhận dạng phòng không” mà Trung Quốc đòi hỏi tại đảo Jeju đã bao phủ một khu vực rộng 20km và dài 115km tức lấn sâu vào không phận Hàn Quốc đến 2.300 km2.
Về phái Đài Loan, Uy ban An ninh của hòn đảo này cung triêu tâp phiên hop khân câp ban cach đôi pho vơi tuyên bô thanh lâp “Vùng nhận diện phòng không” cua Đại lục, bơi Đai Loan cung tuyên bô chu quyên tai Senkaku/Điêu Ngư. Đài Loan cho rằng ADIZ chồng lấn vùng nhận dạng phòng không của minh va tuyên bố sẽ có biện pháp để đảm bảo an toàn cho không phận Đài Loan.
Cũng vào ngày 25/11/2013, Australia đã triệu đại sứ Trung Quốc để phản đối việc Bắc Kinh đột ngột tuyên bố lập một “Vùng nhận dạng phòng không” tại khu vực biển Hoa Đông. Bộ trưởng Ngoại giao nước này – Julie Bishop khẳng định: “Australia bày tỏ rõ ràng quan điểm không ủng hộ với mọi hành động vũ lực hoặc đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng tại biển Hoa Đông”.
Ngoại trưởng Australia nhấn mạnh: “Thời điểm và cách thức mà Trung Quốc đưa ra tuyên bố kể trên không thuận lợi, trong bối cảnh có nhiều căng thẳng hiện nay tại khu vực, và không đóng góp gì vào ổn định tình hình tại khu vực này”.
Bản đồ “Vùng nhận dạng phòng không” do Trung Quốc đơn phương công bố
Theo các chuyên gia quân sự, nếu Trung Quốc xác lập vùng này trong phạm vi vùng trời thuộc chủ quyền của họ phù hợp với luật pháp quốc tế thì có lẽ không có gì phải bàn cãi, một số quốc gia khác cũng đã làm như vậy. Bình thường, việc xác lập vùng này cũng phải tuân theo các nguyên tắc nhất định: trước hết nó không thể tách khỏi phạm vi vùng trời thuộc chủ quyền quốc gia, nghĩa là không tách rời phạm vi không gian nằm trên lãnh thổ đất liền, vùng đảo, nội thủy, lãnh hải thuộc chủ quyền của quốc gia đó; ngoài phạm vi đó thì phải tuân thủ quy chế pháp lý quốc tế.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã công bố xác lập vùng nhân dạng phòng không này bao trumg không phận khu vực biển thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và phụ cận mà cả 2 bên Trung-Nhật đều tuyên bố chủ quyền, có đoạn lại chồng lấn lên “Vùng nhận dạng phòng không của Hàn Quốc”, động chạm đến quyền “tự do bay” của các phương tiện hàng không của các nước liên quan khác theo quy định của Công ước Luật Biển của LHQ năm 1982.
Theo các chuyên gia, đây là lời cảnh tỉnh cho chính sách mở rộng vùng kiểm soát trên không, trên biển vô căn cứ của Trung Quốc đối với khu vực xung quanh, dẫn đến những rủi ro không lường trước được, như lời thủ tướng Nhật đã đề cập. Nếu Trung quốc vẫn ngoan cố theo đuổi chính sách “bành trướng về chủ quyền, mở rộng không gian kiểm soát”, thì thực chất họ đang làm hẹp đi “không gian ảnh hưởng của đất nước Trung Quốc” làm xấu đi hình tượng quốc gia của mình.
Theo ANTD
Mĩ xây dựng chiến thuật tác chiến cực nhanh cho "Chim ăn thịt" tàng hình F-22
Không quân Mĩ đã xây dựng chiến thuật tác chiến mới cho các biên đội máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5, F-22 "Raptor".
Trong chiến thuật mới, đơn vị chiến thuật là biên đội F-22 với số lượng ít, nên cơ cấu biên đội này được xây dựng theo định hướng tấn công mục tiêu từ hướng bất ngờ. Dự tính, chu kỳ tác chiến liên tục của biên đội máy bay này là 72 giờ, trong đó bao gồm thực hiện hành động tác chiến, tiếp dầu nhanh, bổ sung đạn dược và thay đổi trận địa.
Ưu điểm của biện pháp sử dụng chiến thuật tác chiến mới này là nâng cao tính bất ngờ, tính linh hoạt và tốc độ thực hiện hành động tác chiến. Theo các chuyên gia quân sự, biện pháp tác chiến mới này rất dễ cho công tác bảo đảm, vì nó không cần bố trí trước các chi đội máy bay chiến đấu và phân đội bảo vệ tại các căn cứ không quân.
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-22 Raptor
Theo một quan chức không quân Mĩ, chiến thuật này đã được áp dụng ở nhiều căn cứ không quân Hoa Kỳ. Khác với chiến thuật thông thường yêu cầu sử dụng biên đội máy bay chiến đấu số lượng lớn, chiến thuật tác chiến mới không cần số lượng lớn máy bay chiến đấu, hơn nữa biên đội này tác chiến từ các sân bay nhỏ, hạn chế về số lượng máy bay.
Quá trình xây dựng chiến thuật mới được tiến hành với cả quân nhân đang tại ngũ và quân nhân trong lực lượng dự bị của quân đội Mĩ. Đợt huấn luyện chiến thuật mới đã được triển khai vào ngày 9 tháng 10 vừa qua, với bài tập bay thử phá hủy mục tiêu giả định tại Tây Thái Bình Dương.
Phân đội chiến thuật mới được tạo thành bởi 4 chiếc máy bay chiến đấu F-22, 1 chiếc máy bay vận tải quân sự C-17 "Globemaster " và 1 nhân viên bảo dưỡng đã được huấn luyện chuyên môn chiến thuật mới này. Trong quá trình thử nghiệm, biên đội F-22 bay chiến thuật qua vùng trời Bắc Cực, sau đó từ hướng bất ngờ tấn công vào mục tiêu
Theo ANTD
Nga NATO hoàn tất tập trận chung chống khủng bố NATO và Nga vừa kết thúc thành công cuộc tập trận chung kéo dài ba ngày để kiểm tra năng lực chống lại các mối đe dọa khủng bố trên bầu trời lãnh thổ NATO và Nga. Các máy bay chiến đấu Nga và NATO tham gia cuộc tập trận chung Cuộc tập trận mang tên "Bầu trời canh giác - 2013" có...