Mó nước “Thạch Sanh” giữa lòng chảo Mường Thanh
Giữa lòng chảo Mường Thanh – Điện Biên có nguồn nước hầu như chưa khi nào cạn.
Chẳng ai biết nó có từ bao giờ, chỉ biết mỗi ngày, hàng chục, thậm chí hàng trăm người từ khắp nơi kéo về lấy nước để dùng như thể ‘mắc nghiện’ nguồn nước này.
Mỗi ngày có tới hàng trăm lượt người qua lại lấy nước. Ảnh: T.G
“Nghiện” nước…
Trời nhá nhem tối, chị Lường Thị Dung ở bản Lé, xã Thanh Luông, huyện Điện Biên vẫn chưa thể về nhà vì hôm nay đến ngày đi lấy “ nước thánh”. Gọi là “nước thánh” bởi chị cũng như nhiều người tâm niệm rằng, tự nhiên có một nguồn nước trong mát, ngọt lành cho người dân sử dụng như thể được thánh thần ban tặng.
Lưng đeo túi rau khoai đầy ụ, hai tay chị Dung khệ nệ ôm gần chục vỏ chai nước đã qua sử dụng cùng 2 vỏ can lớn loại 20 lít vội vã tắt qua cánh đồng để đến mó nước. Nghiêng người để túi rau không bị rơi xuống đất, chị Dung thoăn thoắt hứng nước từ vòi vào từng vỏ chai mang đi Vừa làm, chị Dung vừa kể: “Nhà em dùng nước ở đây quen rồi. Nước ngọt lắm! Nếu anh muốn, em tặng anh một, hai chai. Em dám chắc, sau khi uống, anh sẽ “nghiện” đấy!”
Nhà đông người, lại dùng nguồn nước ở mó để nấu ăn và uống nên hầu như ngày nào nhà chị Dung cũng phải “cắt cử” một thành viên đi lấy. Còn nước giếng khoan ở nhà chỉ để giặt giũ và phục vụ một số công việc khác.
Ông Trần Quyết Chiến (76 tuổi) sống ở thôn Thanh Bình, xã Thanh Luông gần 30 năm nay chia sẻ: Mó nước “thần kỳ” bà con dân bản quen sử dụng có từ rất lâu. Vì thấy nguồn nước trong mát và ngọt lành nên cứ thế lấy về dùng.
“Nguồn nước xuất hiện từ nhiều đời nay rồi. Nước từ trong lòng đất cứ thế đùn lên và chưa khi nào cạn cả. Người dân lao động khi khát mới lấy để uống, rồi họ cảm nhận nước ngon và sạch nên lấy về dùng”, ông Chiến kể và cho biết: Nhà tôi thường xuyên sử dụng nước ở mó. Nước đặc biệt ở chỗ, pha chè, vối để uống lúc nào nước cũng xanh và trong veo. Thế nên mấy năm nay, người dân từ địa phương khác trong tỉnh đều kéo đến lấy nước về uống. Mọi người tập trung đông nhất vào thời điểm: 9 – 11 giờ và 17 – 20 giờ trong ngày.
Video đang HOT
Theo lời kể của người dân địa phương, ban đầu thấy bùn đùn từ dưới lên sau đó là cột nước trong vắt phun suốt ngày đêm. Nước uống có vị ngọt, bà con dân bản liền đan phên nứa quây xung quanh và lấy ống tre, nứa dẫn nước về. Mùa hè nước mát lạnh, mùa đông lại ấm. Nơi có dòng nước phun lên được bà con khơi thành giếng. Kỳ lạ hơn, mó nước chưa bao giờ cạn. Có năm trời khô hanh kéo dài, nước từ mương dẫn vào ruộng không đủ, vậy mà mó nước vẫn chảy đều.
Chị Lường Thị Dung hứng nước vào từng vỏ chai, can nhựa mang sẵn. Ảnh: T.G
Sống, chết “mặc bay”?
Vài ba ngày một lần, chị Sòi Thị Phương, trú tại bản Ten, xã Thanh Xương, huyện Điện Biên lại đi chừng 10km lấy nước. Vì đường xa, đi lại bất tiện, mỗi lần chỉ lấy được chừng 60 lít nên gia đình chị Phương dùng số nước lấy được để uống (không qua đun nấu).
Khi được hỏi: Có sợ xảy ra ngộ độc hay nguy cơ bệnh tật từ việc sử dụng nước lã trong ăn uống (?), chị Phương có phần dè dặt: “Em cũng chẳng biết nữa. Chỉ thấy nguồn nước ngon, chưa ai trong nhà bị đau bụng nên cứ thế uống thôi!”
Ông Lê Văn Quang, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Điện Biên khẳng định: Chưa có cơ sở khoa học chứng minh nguồn nước bảo đảm. Sở từng đề xuất đề tài nghiên cứu khoa học nhằm đánh giá mẫu nước song chưa được Hội đồng Khoa học tỉnh Điện Biên chấp thuận.
Mang những thắc mắc trên đến Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (TTKSBT) tỉnh Điện Biên, ông Đoàn Ngọc Hùng – Giám đốc Trung tâm cũng không khẳng định mẫu nước đủ tiêu chuẩn để dùng trong ăn uống. “Năm 2013, 2016, 2018 cũng làm xét nghiệm, trong đó có 14 chỉ tiêu xét nghiệm cơ bản. Tất cả đều nằm trong giới hạn bình thường, chỉ đánh giá như thế. Nhưng đó là những chỉ tiêu đánh giá nước sinh hoạt. Thế còn nước ăn uống thì nó có tận 106 chỉ tiêu cơ”, ông Hùng cho hay.
Thay vì công khai kết quả kiểm nghiệm, đánh giá mẫu nước, đồng thời đưa ra khuyến cáo để người dân nâng cao ý thức trong bảo vệ sức khỏe, TTKSBT tỉnh Điện Biên lại giữ cho riêng mình. Ông Đoàn Ngọc Hùng thừa nhận: Kết quả kiểm nghiệm không thuộc diện tài liệu mật, song không thể công khai vì liên quan đến vấn đề “chuyên môn”. Nếu PV cần phải có ý kiến từ Sở Y tế. “Chúng tôi không được phép cung cấp”, ông Hùng khẳng định.
Mó nước mà người dân quen gọi là “mó nước Thạch Sanh” tồn tại giữa cánh đồng thuộc xã Thanh Luông từ rất lâu. Trong vụ sản xuất, người dân thường sử dụng hóa chất để chăm bón, bảo vệ hoa màu. Vậy nên, người cẩn thận chẳng dám sử dụng nguồn nước tự nhiên này bởi không biết độ an toàn.
Thanh long ở Bình Thuận chết héo vì khô hạn
Nắng hạn khiến cho hàng nghìn hecta thanh long teo tóp cành, nhiều vườn bị chết héo do không đủ nước tưới trong thời gian dài.
Mấy hôm nay, bà Phan Thị Ái ở thôn Tà Mon, xã Tân Lập, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, cứ đi ra đi vào nhìn vườn thanh long hơn 500 trụ đang chết héo với ánh mắt đầy tiếc nuối. Dây thanh long mất nước, teo tóp, từ màu xanh ngả sang vàng nhợt nhạt, héo dần nhưng bà không có cách gì cứu được.
Bà Phan Thị Ái, 53 tuổi, nông dân xã Tân Lập cho biết thanh long trong vườn đang bị tóp cành chết héo, không cách nào cứu được vì không có nước tưới. Ảnh: Việt Quốc.
Bà Ái cho biết, vườn nhà đã ngừng tưới từ hai tháng qua. Trời nắng hạn, nước thiếu, "cỏ trong vườn cũng héo huống gì thanh long". Kênh thủy lợi qua rẫy nhà bà đã khô rang từ cuối tháng 2. Bà bỏ hơn 20 triệu đồng thuê người khoan giếng để cứu thanh long, nhưng rồi cũng không có nước.
"Đầu tư hơn ba năm đằng đẵng, bao nhiêu tiền của công sức đổ vào đầu tư, giờ chết héo thế này, buồn quá sức", bà Ái nói.
Gần đó, vườn thanh long 1.000 trụ của gia đình ông Lê Văn Sang chưa héo hẳn, nhưng các đầu ngọn đã bắt đầu nhăn tóp lại. Hai tháng trước, lúc kênh thủy lợi vừa khô, ông đầu tư máy bơm cỡ lớn và nối đường ống dài 2 km tới tận lòng hồ thủy lợi Tà Mon, để vớt vát lượng nước còn lại. Chỉ nửa tháng cầm cự, hồ thủy lợi cũng cạn sạch, không còn gì để bòn vét.
Cũng như nhiều nông dân trong vùng, ông Sang chuyển qua thuê xe múc đào ao. Tốn gần 40 triệu đồng, nhưng cũng không có nước như mong muốn. "Chỉ biết cầu trời cho mưa xuống mới cứu nổi hơn nghìn trụ thanh long, giờ tôi hết cách rồi", ông Sang nói.
Ông Nguyễn Lộc, Chủ tịch UBND xã Tân Lập cho biết, xã có 1.475 ha thanh long, thì có đến 700 ha đang thiếu nước tưới trầm trọng. Hàng năm, xã nhờ hồ thủy lợi Tà Mon và nước sông Phan tưới vào mùa khô. Nhưng nay cả hai nơi này đã cạn nước. "Người dân trong xã thu nhập chủ yếu nhờ thanh long, tình trạng này kéo dài, đời sống bà con sẽ gặp nhiều khó khăn", ông Lộc cho biết.
Xã Tân Lập, huyện Hàm Thuận Nam có đến 700 ha thanh long bị thiếu nước, teo cành. Ảnh: Việt Quốc.
Hiện, các xã khác ở vùng chuyên canh thanh long huyện Hàm Thuận Nam cũng đang đối diện với tình trạng tương tự. Hồ Ba Bàu cấp nước tưới cho khu vực hạ lưu ở các xã Hàm Thạnh, Hàm Kiệm, Mương Mán, Hàm Mỹ đang nằm ở mực nước chết. Hơn 3.400 ha thanh long trong vùng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
"Nằm ở cuối kênh, cả tháng nay nước thủy lợi không về tới, giếng khoan cũng hụt nguồn", ông Nguyễn Văn Mười, thôn Đằng Thành, xã Mương Mán nói và cho biết gia đình đứng trước nguy cơ thiệt hại hàng trăm triệu đồng đầu tư nếu vườn bị chết héo trong những ngày tới.
Không những Hàm Thuận Nam, mà tại các huyện Hàm Tân, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, hàng nghìn hecta thanh long và cây trồng lâu năm cũng đang bị thiếu nước, nhiều vườn đang ở kỳ cho thu hoạch bị mất trắng. Theo nhận định của ngành nông nghiệp địa phương, nếu trong tháng 5 tới, trên địa bàn vẫn không có mưa, mức độ thiệt hại sẽ nặng nề hơn.
Lòng hồ thủy lợi Tà Mon, huyện Hàm Thuận Nam cạn khô, nứt nẻ. Ảnh: Việt Quốc.
Từ đầu năm đến nay, dòng chảy trên các sông suối tự nhiên đều đã cạn kiệt. Nguồn nước ngầm cũng suy giảm khiến cho các giếng khoan và giếng đào trong dân đều cạn nước. Tổng lượng nước tích trữ trong các hệ thống thủy lợi trên toàn tỉnh hiện chỉ còn 27,45 triệu m3, gần 11% dung tích thiết kế. Trong đó, nhiều hồ đã xuống dưới mực nước chết.
"Hiện, lượng nước còn tích lại, chúng tôi ưu tiên cung cấp nguồn cho các nhà máy phục vụ nước sinh hoạt", ông Nguyễn Hữu Phước, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bình Thuận cho biết.
Ngành nông nghiệp Bình Thuận khuyến cáo nông dân trong tỉnh sử dụng hiệu quả nguồn nước ngầm hiện có bằng việc áp dụng phương pháp tiên tiến tưới tiết kiệm, ủ rơm trong gốc thanh long để duy trì độ ẩm cho cây. "Bà con nông dân dứt khoát không chong đèn cho thanh long ra trái vào lúc này, bởi sẽ thiệt hại lớn về chi chí đầu tư", ông Phước nói.
Cấp nước giếng khoan cho bà con vùng bị hạn hán, xâm nhập mặn Theo báo cáo của Trung tâm Quy hoạch - Điều tra Tài nguyên nước Quốc gia thuộc Bộ TM-MT, đơn vị này đang triển khai nhiều điểm giếng khoan cấp nước sinh hoạt cho bà con vùng hạn hán, xâm nhập mặn. Người dân huyện Châu Thành vui mừng lấy nước sinh hoạt từ điểm cấp nước nguồn từ giếng khoan về sử...