Mổ nội soi trong điều trị phụ khoa
Khi sử dụng phương pháp mổ nội soi trong điều trị phụ khoa, bệnh nhân ít mất máu trong quá trình mổ, ít đau sau mổ, thời gian nằm viện ngắn và nhanh hồi phục.
Phẫu thuật nội soi đã được ứng dụng tại Việt Nam từ những năm 1970. Trong những năm gần đây, kỹ thuật này có nhiều tiến bộ về trang thiết bị, nhanh chóng phát triển và được sử dụng trong tất cả các chuyên ngành, đặc biệt trong phẫu thuật điều trị các bệnh phụ khoa.
Với phương pháp này, bác sĩ dùng ống soi được kết nối với máy quay và nguồn sáng để nhìn vào bên trong bụng bệnh nhân. Nhờ đó, bệnh nhân sẽ giảm chấn thương và tăng cường khả năng phục hồi sau phẫu thuật. Vì vậy phẫu thuật nội soi còn được biết đến với tên gọi khác: phẫu thuật ít xâm lấn.
Để tiến hành mổ nội soi, bác sĩ sẽ rạch một vết nhỏ trên vùng da quanh rốn để đưa ống soi và khí CO2 vào làm căng bụng. Tùy thuộc vào chỉ định, các vị trí rạch da để đưa các dụng cụ hỗ trợ vào thăm dò cơ quan trọng bụng có thể khác nhau. Cuộc phẫu thuật thường kéo dài từ 15 phút đến 30 phút. Sau khi phẫu thuật xong, khí CO2 sẽ được đẩy ra ngoài qua ống soi và các vết cắt sẽ được khâu lại.
Trong phẫu thuật phụ khoa, nếu trước đây tất cả được thực hiện bằng phương pháp mổ hở thì hiện nay đều có thể thực hiện bằng phương pháp nội soi. Các ứng dụng của phương pháp này được áp dụng rộng rãi trong việc chẩn đoán lẫn điều trị phụ khoa.
Phẫu thuật nội soi giúp chẩn đoán đau bụng liên quan đến lạc nội mạc tử cung; vô sinh do tắc ống dẫn trứng…; bóc u nang buồng trứng; cắt bỏ khối thai ngoài; sửa chữa ống dẫn trứng và thắt vòi trứng; bóc u xơ tử cung; cắt tử cung. Ngoài ra phương pháp này còn rất có ích trong điều trị ung thư giúp xác định các giai đoạn của ung thư và chẩn đoán sớm.
Với đặc thù riêng, phẫu thuật nội soi có những ưu điểm hơn so với phương pháp phẫu thuật mổ hở thông thường. Chất lượng phẫu thuật được thể hiện rõ, hình ảnh được phóng đại nên bác sĩ có thể nhìn rõ, thao tác chính xác hơn, hiệu quả phẫu thuật cao, do đó các biến chứng liên quan cũng được giảm hẳn. Bệnh nhân ít mất máu trong quá trình mổ, ít đau sau mổ, thời gian nằm viện ngắn và mau hồi phục. Vết mổ thường ngắn (5mm-10mm) nên ít để lại sẹo, mang tính thẩm mỹ cao hơn.
Tuy nhiên, cũng như các phương pháp phẫu thuật khác, phẫu thuật nội soi cũng có một số biến chứng nhất định nhưng ít hơn. Tai biến nghiêm trọng nhất là việc chuyển từ mổ nội soi sang mổ hở. Đôi khi do kích thước của khối u, sự kết dính hoặc có biến chứng, việc mổ nội soi phải chuyển sang mổ hở để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Biến chứng thứ hai là trong quá trình ban đầu khi đưa ống dẫn nội soi vào có thể gây tổn thương đến các cơ quan khác. Nếu bác sĩ phẫu thuật có tay nghề và kinh nghiệm cao thì biến chứng này có thể bị loại bỏ. Cuối cùng, hầu như các vết mổ không gây đau đớn cho bệnh nhân. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bệnh nhân bị đau vai nhưng cơn đau chỉ kéo dài trong vòng 48h và không gây nguy hiểm.
Video đang HOT
Để có được một ca phẫu thuật nội soi phụ khoa thành công và ít để lại biến chứng cần có sự kết hợp giữa bác sĩ giỏi, trang thiết bị phẫu thuật đầy đủ và đội ngũ hỗ trợ. Bệnh nhân nên chọn phẫu thuật nội soi tại những bệnh viện hiện đại, có đầy đủ tiện nghi về kỹ thuật nội soi như: màn hình 3D, dao điện cắt nhỏ khối u trong phẫu thuật cắt u xơ, cần nâng tử cung trong phẫu thuật cắt tử cung, dụng cụ đốt điện cầm máu… Cuối cùng bác sĩ nội soi trước tiên phải là bác sĩ mổ hở giỏi, có kinh nghiệm sâu rộng trong phẫu thuật nội soi và thường xuyên được thực hành đối với tất cả các loại phẫu thuật phụ khoa bằng phương pháp nội soi.
Phương Thảo
Bệnh viện Quốc tế (BVQT) Hạnh phúc theo tiêu chuẩn Singapore đang cung cấp dịch vụ mổ nội soi cho tất cả các loại phẫu thuật phụ khoa. Nơi đây được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại nhất dành cho phẫu thuật nội soi phụ khoa như dao đốt điện cầm máu tân tiến nhất, màn hình LED có thước lớn, máy bào mô cắt nhỏ u xơ, máy bơm nước rửa tự động điều chỉnh áp lực, máy đốt điện bằng sóng siêu âm… Ngoài ra, đội ngũ bác sĩ phẫu thuật tay nghề cao được dẫn dắt bởi Tiến sĩ, bác sĩ Robert Riché – chuyên gia phẫu thuật nội soi phụ khoa được đào tạo tại Pháp với hơn 10 năm kinh nghiệm trong mổ nội soi phụ khoa.
Theo VNE
4 bệnh ở vùng chậu mà chị em phải đối mặt nhiều nhất
Dưới đây là 4 bệnh ở vùng chậu mà chị em thường gặp. Chúng có thể gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe chị em.
Hiện tại, có nhiều phụ nữ mắc phải các rối loạn khó nói như hội chứng són tiểu khi cười (tiểu tiện không tự chủ) hoặc đau khi giao hợp (có thể là một triệu chứng của đau âm đạo)... Những rối loạn này khá phổ biến. Có đến 1/3 số phụ nữ sẽ phải điều trị những rối loạn liên quan đến sức khỏe vùng chậu này khi họ được 60 tuổi.
Dưới đây là 4 bệnh ở vùng chậu mà chị em thường gặp. Chúng có thể gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe chị em.
1. Viêm âm đạo do vi khuẩn
Nguyên nhân: Viêm âm đạo do vi khuẩn, một loại nhiễm trùng do nhiều vi khuẩn xảy ra ở nhiều phụ nữ, nhất là phụ nữ mang thai. Nó có thể được chia thành bệnh lây nhiễm qua đường tình dục hoặc là không. Có thể có điều gì đó đã xảy ra với hệ sinh thái âm đạo như bạn tình mới làm thay đổi quần thể vi khuẩn của âm đạo và cũng có thể là do vòng tránh thai.
Triệu chứng: Các triệu chứng của bệnh có thể bao gồm dịch màu xám có mùi. Dịch có thể cũng có màu trắng và có độ đặc mỏng hoặc dầy
Điều trị: Lấy mẫu dịch để xác định loại nhiễm trùng, sau khi được chẩn đoán, các bác sĩ có thể kê các loại kháng sinh như Metronidazole. Để dự phòng viêm âm đạo do vi khuẩn, hãy hạn chế số lượng bạn tình (và cũng thực hành quan hệ tình dục an toàn), tránh thụt rửa sâu trong âm đạo.
Ảnh minh họa
2. Tiểu tiện không tự chủ
Nguyên nhân: Đây là bệnh do không kiểm soát được bàng quang. Ở Canada ước tính có khoảng 3,3 triệu phụ nữ bị chứng tiểu tiện không tự chủ và khoảng 33% phụ nữ ở độ tuổi trên 40 mắc chứng bệnh này. Trong khi tuổi tác có thể là một yếu tố phát triển bệnh (do cơ bàng quang có thể yếu đi theo tuổi), có nhiều nguyên nhân của tiểu tiện không tự chủ gồm sinh con, táo bón, ăn loại thực phẩm nào đó và nhiều nguyên nhân khác nữa.
Triệu chứng: Bạn không thể kiểm soát được bàng quang khi hắt hơi, ho hoặc nhảy. Các triệu chứng khác gồm tè dầm vào ban đêm hoặc đột ngột muốn đi tiểu mà kìm lại được.
Điều trị: Bác sĩ có thể xác định được loại tiểu tiện không tự chủ mà bạn mắc phải, nó có thể là loại kết hợp stress hoặc loại khác. Bạn cũng có thể tập các bài tập củng cố khung chậu như bài tập Kegel - bài tập luyện vùng cơ kéo dài từ xương mu đến xương cụt.
Bài tập có tác dụng tăng cường sức khỏe của các cơ vùng khung xương chậu cũng như giúp bạn giảm cân. Điều này có lợi cho chị em vì thừa cân làm tăng áp lực khiến bàng quang dễ bị tổn thương. Các phương pháp điều trị bằng phẫu thuật hoặc thuốc cũng có thể được lựa chọn.
3. Nhiễm nấm men
Nguyên nhân: Nhiễm nấm men, còn được gọi là nấm Candida âm đạo, xảy ra khi có sự phát triển quá mức của nấm men trong âm đạo, làm mất sự cân bằng bình thường giữa nấm men và vi khuẩn. Nhiễm nấm men có thể xảy ra một lần nhưng cũng có thể là tình trạng tái phát thường xuyên.
Có một số trường hợp cơ thể không thể chống lại nấm men và nó trở nên có tính chất triệu chứng. Nếu một phụ nữ bị các rối loạn khác như tiểu đường, nấm men cũng có thể phát triển vì lúc đó trong âm đạo có lượng đường cao hơn. Hoặc nếu bạn đang uống kháng sinh, sự cân bằng giữa các vi khuẩn tự nhiên và nấm men cũng mất đi, tạo điều kiện cho nấm men phát triển.
Triệu chứng: Các triệu chứng kết hợp gồm: ngứa, mẩn đỏ ở âm đạo, rát khi tiểu tiện và dịch tiết âm đạo màu trắng.
Điều trị: Có nhiều loại thuốc đường uống không kê đơn và thuốc chống nấm bôi tại chỗ. Các thuốc bôi tại chỗ sẽ không được hấp thu toàn cơ thể nên các thuốc đường uống sẽ được sử dụng như liệu pháp thứ hai.
Ảnh minh họa
4. Đau âm đạo
Nguyên nhân: Theo Hội Sức khỏe phụ nữ Canada, đau âm đạo là hiện tương đau từ vừa tới nặng và khó chịu ở khu vực âm hộ. Trong khi vẫn chưa rõ nguyên nhân chính xác, Hội này lưu ý một số yếu tố có thể liên quan tới bệnh gồm di truyền, nhiễm nấm men mạn tính và co thắt cơ sàn chậu.
Triệu chứng: Sự kết hợp các triệu chứng khó chịu như đau mạn tính (đau âm ỉ và đau buốt), ngứa âm đạo, cảm giác nóng buốt, tình trạng nói chung là nghiêm trọng và gây khó khăn trong sinh hoạt như khi quan hệ tình dục (đau âm đạo thường gây ra đau khi giao hợp) và thậm chí là ngồi. Nhìn chung, các triệu chứng sẽ kéo dài trong một thời gian - khoảng hơn sáu tháng.
Điều trị: Đau âm đạo là một bệnh phức tạp với nhiều phương pháp điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Việc điều trị có thể bao gồm thuốc bôi tại chỗ hoặc thuốc uống hoặc vật lý trị liệu để tăng cường cơ sàn chậu.
Theo VNE
Bí quyết phòng ngừa viêm niệu đạo cho chị em trong mùa hè Khí hậu nóng nực của mùa hè, cơ thể đổ mồ hôi nhiều làm cho môi trường "vùng kín" dễ ẩm ướt, có lợi cho sự phát triển của vi khuẩn xâm nhập gây viêm niệu đạo. Em có một vài người bạn rất hay bị viêm niệu đạo trong mùa hè nhưng vào mùa đông thì họ không bị. Em cũng đã...