Mở mộ cổ, sửng sốt phát hiện cốc rượu ma quái ‘uống mãi không cạn’
Trong cuộc khai quật một mộ cổ ở thành phố Nam Kinh, Trung Quốc, các chuyên gia tìm thấy một cốc rượu uống mãi không cạn trong truyền thuyết.
Năm 1965, các nhà khảo cổ Trung Quốc tìm thấy một ngôi mộ cổ ở thành phố Nam Kinh, Trung Quốc. Theo các chuyên gia, mộ cổ này thuộc về một người xuất thân trong gia tộc họ Vương thời Đông Tấn (317 – 420). Bên trong mộ cổ với nhiều hiện vật, các chuyên gia đặc biệt chú ý đến một cốc rượu uống mãi không cạn trong truyền thuyết.
Các chuyên gia cho hay chiếc cốc rượu huyền thoại đó thực chất là một chiếc vỏ ốc anh vũ có kích thước lớn. Nó còn được dân gian gọi là “cốc vẹt” hay “chén chim vẹt”.
Loại cốc đặc biệt này được nhà thơ Lý Bạch đề cập đến trong tác phẩm “Tương Dương”.
“Muôi chim tước, chén chim vẹt, một trăm năm ba vạn sáu nghìn ngày, một ngày nên nghiêng ba trăm chén”, trích trong bài thơ “Tương Dương” của Lý Bạch.
Video đang HOT
Khi đọc những câu thơ trên của Lý Bạch, nhiều người ấn tượng trước loại cốc rượu uống mãi không hết. Theo đó, trong suốt nhiều năm, giới khảo cổ Trung Quốc tìm kiếm bằng chứng về loại cốc “thần thánh” trên.
Khi tìm thấy chiếc cốc đặc biệt trong mộ cổ thời Đông Tấn, bí ẩn khiến giới khảo cổ tò mò suốt nhiều thập kỷ được giải mã. Theo đó, họ xác nhận “cốc vẹt” được Lý Bạch mô tả hoàn toàn có thật.
“Cốc vẹt” đó được làm từ ốc anh vũ. Khi tiến hành chụp X-quang, các chuyên gia giải mã được bí mật vì sao người xưa uống rượu bằng loại cốc này không bao giờ cạn.
Điều này xảy ra là do bên trong vỏ ốc anh vũ có nhiều lưới được hình thành một cách tự nhiên và có mật độ dày đặc bên trong tù và. Tất cả các lưới ẩn được nối với nhau bằng lỗ nhỏ.
Do vậy, khi rót rượu vào trong vỏ ốc anh vũ, rượu sẽ ngấm dần vào các lưới qua những lỗ nhỏ.
Khi uống rượu bằng “cốc vẹt”, rượu bên trong sẽ từ từ chảy ra từng chút một. Vì vậy, người uống rượu cứ ngỡ đã uống hết rượu trong cốc nhưng một lúc sau lại thấy rượu bên trong. Cứ như vậy, nó trở thành cốc rượu huyền thoại uống mãi không hết.
Chuyện khó tin: Bố mẹ chi bộn tiền tìm 'vợ' cho con trai đã khuất
Một số người cao tuổi Trung Quốc vẫn tin rằng nếu người chết chưa lập gia đình, họ sẽ không được yên nghỉ và quay trở lại làm phiền người khác.
Mới đây, vụ trộm tro cốt của một nữ "streamer" quá cố đã gây chấn động Trung Quốc. Sau khi tự kết liễu đời mình, nữ "streamer" được hỏa táng. Nhưng nhân viên nhà tang lễ đã lấy trộm tro cốt của cô để bán cho một gia đình địa phương. Gia đình này mua tro cốt của cô gái để về "làm đám cưới" và chôn cùng người con trai đã chết của họ.
Cảnh sát đã bắt giữ 3 nhân viên nhà tang lễ được cho là có liên quan và tuyên bố sẽ trấn áp các đám cưới ma kiểu này.
Mặc dù vụ việc đã được đóng lại nhưng qua đó phanh phui một hình thức mê tín dị đoan nổi tiếng ở Trung Quốc vẫn đang tồn tại, bất chấp những xử lí nghiêm của Chính phủ.
Làm đám cưới cho người chết là một tập tục mê tín dị đoan đã bị cấm từ lâu ở Trung Quốc. Ảnh: Sixth Tone
Chợ đen 'đám cưới ma'
Mục đích của "đám cưới ma" là tìm bạn đời cho những người đã khuất chưa từng kết hôn. Một số người cao tuổi Trung Quốc vẫn tin rằng nếu người chết chưa lập gia đình, họ sẽ không được yên nghỉ và quay trở lại làm phiền người khác.
Tập tục này đã bị cấm từ lâu nhưng nhiều người vẫn tiếp tục làm trong bóng tối. Khi một ai đó qua đời mà chưa kết hôn, cha mẹ họ sẽ thuê một người mai mối để giúp con mình "kết hôn" với những người chết khác phù hợp rồi chôn cất họ cùng một chỗ.
Tập tục này từng bị cấm từ năm 1949, nhưng vẫn tiếp tục tồn tại ở những ngôi làng xa xôi, hẻo lánh, đặc biệt là ở miền bắc Trung Quốc.
Các nghi lễ của "đám cưới ma" cũng giống như các nghi lễ trong hôn nhân của người sống. Cha mẹ tìm người phù hợp cho con mình thông qua người ma mối hoặc giới thiệu. Sau đó, họ hỏi thông tin về gia đình, nghề nghiệp, tuổi tác của người kia, thậm chí yêu cầu xem cả ảnh để chắc chắn rằng cặp đôi tương xứng.
Sau đó, họ tổ chức lễ cưới, đào 2 thi thể lên và chôn chung cả hai trong một ngôi mộ mới.
Giá mua thi thể một người phụ nữ thường được xác định bởi nhiều yếu tố, bao gồm tuổi tác, độ "tươi" của thi thể, mức độ hoàn chỉnh của hài cốt, ngoại hình và gia cảnh. Phụ nữ chết vì bệnh tật thường có giá đắt hơn người chết vì tai nạn giao thông.
Nhu cầu lớn đến mức dần dần các cơ sở kinh doanh chuyên mai mối mọc lên.
Một bà mối có 30 năm kinh nghiệm chia sẻ rằng, thị trường đang phát triển mạnh mẽ trong những năm qua. Trong những năm 1990, một vụ mai mối có giá khoảng 5.000 tệ (17,7 triệu đồng), còn vào những năm 2000, mức giá đã tăng lên gấp 10 lần. Đến năm 2010, 100.000 tệ (355 triệu đồng) có thể chỉ đảm bảo một vụ mai mối cơ bản, còn vào năm 2016, bạn "thậm chí không thể mua được một chiếc xương" với giá dưới 150.000 tệ (533 triệu đồng).
Chính vì thế, xuất hiện nạn trộm cắp, thậm chí là giết người để lấy thi thể phục vụ "đám cưới ma". Các gia đình có nhu cầu thường tìm đến các bệnh viện, nhà tang lễ, rồi móc ngoặc với nhân viên, giao tiền để đổi lấy "xác tươi".
Chính quyền hành động
Tuần báo China News Weekly cho biết, từ năm 2013 đến năm 2016, 27 thi thể phụ nữ đã bị đào lên và lấy trộm, chỉ tính riêng ở một thị trấn nhỏ thuộc tỉnh Sơn Tây.
Lóa mắt trước số tiền kiếm được, một số người còn tìm đến người sống để ra tay. Tài liệu của tòa án tỉnh Cam Túc cho biết, một người đàn ông từng sát hại 2 người phụ nữ mắc bệnh tâm thần để bán thi thể của họ cho những gia đình đang tìm "vợ" cho con trai đã chết. Người này đã bị tuyên án tử hình hồi đầu năm nay.
Chính quyền Trung Quốc đã và đang nỗ lực kiềm chế những vụ việc như vậy. Theo Luật Hình sự của quốc gia này, bất kỳ ai trộm cắp hoặc làm hư hỏng thi thể người đã chết có thể bị phạt tù lên đến 3 năm. Chính quyền nhiều địa phương cũng đưa ra cảnh báo và phát động chiến dịch hành động.
Tuy nhiên, các chuyên gia pháp lý của Trung Quốc lập luận rằng, chỉ siết chặt phía người bán là chưa đủ. Họ kêu gọi chính quyền có biện pháp mạnh hơn với những người mua và người mai mối.
Lĩnh lương "khủng" để sống trong những ngôi nhà bị ma ám Mức lương cho người được thuê tới ở những ngôi nhà "bị ma ám" là tương đương 1USD/phút. Họ có thể kiếm được 1.440 NDT (tương đương 220 USD) cho thời gian lưu trú 24 giờ. Ảnh minh họa. (Nguồn: scmp.com) Ở Trung Quốc, một "ngành công nghiệp" nhỏ mới nổi đang thu hút mọi người tham gia vào thị trường này. Đó...