Mở “mặt trận không tiếng súng” chống khủng bố
Nhiều quốc gia trên thế giới đã hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng New Zealand nhằm mở một mặt trận đặc biệt “không tiếng súng” chống khủng bố – chống khủng bố cũng như tư tưởng cực đoan trên mạng Internet.
Lãnh đạo nhiều nước trên thế giới và đại diện các hãng công nghệ lớn cùng ký cam kết “Lời kêu gọi Christchurch” nhằm chống khủng bố và cực đoan trên không gian mạng
Các nhà lãnh đạo và các “ông lớn” công nghệ thế giới dự hội nghị quốc tế ngày 15-5 tại Paris (Pháp) đã ủng hộ chiến dịch quốc tế đấu tranh chống tư tưởng cực đoan trên không gian mạng mang tên “Lời kêu gọi Christchurch” được Tổng thống nước chủ nhà Emmanuel Macron và Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern phát động cùng ngày. Cùng với Tổng thống Pháp và Thủ tướng New Zealand, lãnh đạo nhiều quốc gia, Ủy ban châu Âu (EU), cùng đại diện 8 tập đoàn công nghệ Twitter, Microsoft, Google, Amazon, Facebook… đã ký cam kết “Lời kêu gọi từ Christchurch”.
“Lời kêu gọi Christchurch” được hai nhà lãnh đạo Pháp và New Zealand phát động đúng 2 tháng sau vụ tấn công khủng bố đẫm máu vào 2 thánh đường Hồi giáo ở thành phố Christchurch (New Zealand) vào ngày 15-3 khiến 51 người thiệt mạng. Tội ác tày trời như càng nhân thêm gấp bội khi hành vi xả súng được kẻ thủ ác livestream (phát trực tiếp) lên mạng xã hội Facebook có hàng tỷ người dùng trên toàn thế giới trong suốt 17 phút.
Cho dù Facebook, cũng như các trang mạng xã hội lớn nhất thế giới như YouTube, Twitter… đã gỡ bỏ hàng triệu video clip về vụ tấn công khủng bố trên trong 24 giờ, riêng Facebook gỡ tới 1,5 triệu video, song công việc “xử lý hậu quả” bị đánh giá là chậm chạp đã quá đủ thời gian để cho những hình ảnh tội ác lan truyền khắp thế giới. Việc các trang mạng xã hội có hàng tỷ người dùng hành động sau khi “sự đã rồi” đã khiến cho hành động “cùng hung cực ác” được phát tán trên khắp thế giới, kèm theo đó là những thông điệp sặc mùi kỳ thị tôn giáo, sắc tộc của kẻ cực đoan.
Video đang HOT
Việc kẻ thủ ác “truyền hình trực tiếp” cảnh thảm sát đẫm máu ở New Zealand một lần nữa minh chứng cho những cảnh báo về khả năng những kẻ khủng bố, cực đoan dùng mạng xã hội làm công cụ để tiếp tay cho chúng gieo rắc nỗi sợ hãi và ám ảnh đi khắp thế giới đồng thời, dùng không gian mạng để truyền bá, kích động sự hận thù, hành động khủng bố và cực đoan.
Là một trong những nguyên thủ đầu tiên điện đàm với nhà lãnh đạo New Zealand sau vụ thảm sát, Tổng thống Pháp và Thủ tướng New Zealand thời gian qua tích cực vận động cho “Lời kêu gọi Christchurch” nhằm kêu gọi thế giới ủng hộ việc đấu tranh chống tư tưởng cực đoan trên không gian mạng toàn cầu. Thủ tướng Jacinda Ardern nhấn mạnh, đây là một lộ trình hành động để đưa ra cam kết cho mọi quốc gia và các trang mạng xã hội toàn cầu góp phần xây dựng một mạng internet nhân đạo hơn và không cho phép những kẻ khủng bố lợi dụng mạng xã hội để truyền bá những ý đồ đen tối.
Ngay sau khi ký cam kết, các “ông lớn” Google, Microsoft, Facebook, Twitter và Amazon đã cùng công bố một bản kế hoạch gồm 9 điểm, trong đó nhấn mạnh việc giải quyết các mối đe dọa xuất phát từ công cụ livestream. Theo đó, cam kết tăng cường đầu tư vào công nghệ “dấu vân tay kỹ thuật số” để theo dõi và xóa các hình ảnh và video độc hại, cũng như cung cấp các phương tiện dễ sử dụng để người dùng báo cáo nội dung độc hại.
Cùng ngày, Facebook đã công bố hạn chế việc sử dụng tính năng phát trực tiếp (live) từng được kẻ khủng bố tại Christchurch sử dụng. Kể từ nay, mạng xã hội này sẽ từ chối dịch vụ này trong một khoảng thời gian nhất định đối với những người đã từng chia sẻ nội dung cực đoan, đặc biệt là những đối tượng bị coi là “tổ chức và cá nhân nguy hiểm”.
Việc các quốc gia và các “ông lớn” công nghệ ký cam kết “Lời kêu gọi Christchurch” vì thế được xem như là sự khẳng định tham gia vào việc mở một “mặt trận không tiếng súng” đặc biệt chống khủng bố, cực đoan trên không gian mạng toàn cầu.
Theo ANTD
New Zealand phong tỏa một bệnh viện do đe dọa an ninh
Ngày 16/3, cảnh sát New Zealand thông báo đã phong tỏa một bệnh viện ở Hawke's Bay do nhận được thông tin về một mối đe dọa an ninh trong cơ sở này.
New Zealand phong tỏa một bệnh viện do đe dọa an ninh. Ảnh: newshub.co.nz
Hiện chưa có thông tin chi tiết về sự việc trên. Cảnh sát cũng không cho biết liệu quyết định phong tỏa này có liên quan đến vụ xả súng nhằm vào hai đền thờ Hồi giáo ở thành phố Christchurch một ngày trước đó hay không.
Ít nhất 49 người đã thiệt mạng và hàng chục người bị thương trong vụ xả súng ở thành phố Christchurch, New Zealand ngày 15/3 khi nhiều người đi cầu nguyện vào buổi chiều thứ Sáu hàng tuần.
Hiện các danh tính nạn nhân chưa được công bố nhưng có nhiều người nước ngoài quốc tịch Indonesia, Malaysia, Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ... được cho là có mặt tại các nhà thờ khi 2 vụ xả súng xảy ra.
Trong cuộc họp báo ngày 16/3, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern cho biết nghi phạm xả súng ở Christchurch là người đã đi khắp nơi trên thế giới và không phải là cư dân định cư lâu dài ở nước này.
Bà Ardern khẳng định rằng người đàn ông này là một công dân Australia, "người đã thỉnh thoảng tới New Zealand và ở lại trong nhiều quãng thời gian". Bà cũng cho biết đối tượng không nằm trong danh sách giám sát của cả New Zealand hay Australia.
Sau vụ xả súng đẫm máu chưa từng có, mức cảnh báo đe dọa ở New Zealand được nâng lên mức cao lần đầu tiên trong lịch sử. Các sự kiện công cộng trên toàn quốc dự kiến sẽ diễn ra trong 2 ngày cuối tuần đã bị hủy bỏ vì lý do an toàn, trong khi các nhân viên và máy bay trực thăng của cảnh sát tiếp tục duy trì tuần tra.
Một thông báo của cảnh sát New Zealand sáng 16/3 cho biết: "Không có gì đảm bảo rủi ro chỉ giới hạn ở khu vực Canterbury và chúng tôi muốn tất cả người dân New Zealand phải cảnh giác cao độ".
Liên quan đến vụ bạo lực này, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 15/3 cho rằng vụ thảm sát tại hai đền thờ Hồi giáo ở New Zealand không phải là biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc da trắng đang trỗi dậy trên toàn thế giới. Phát biểu trước các phóng viên tại Phòng Bầu dục, ông Trump cho rằng chỉ là một nhóm nhỏ thực hiện vụ này.
Thanh Hương (TTXVN)
Theo Tintuc
New Zealand cấp quy chế thường trú cho nạn nhân sống sót trong vụ xả súng Ngày 23/4, Chính phủ New Zealand sẽ cấp quy chế cư trú thường trú cho tất cả những người sống sót trong vụ xả súng nhằm vào hai đền thờ Hồi giáo ở thành phố Christchurch, khiến 50 người thiệt mạng. Cảnh sát gác bên ngoài một nhà thờ ở Christchurch, New Zealand ngày 16/3/2019. Ảnh: THX/TTXVN Theo Cơ quan nhập cư New...