Mở lớp xóa mù chữ cho các phạm nhân
Bên canh việc đươc hoc chư, học phep tinh cơ bản, cac pham nhân con đươc trang bi kiên thưc vê quy đinh cua phap luât. Đây la lơp hoc xoa mu chư thư 15 đươc tô chưc tai Trai giam sô 3 – Bô Công an.
Ngày 8/4, Ban giam thi Trai giam sô 3 – Bô Công an (đong tai xa Nghia Dung, Tân Ky, Nghê An) phôi hơp vơi Phong GD&ĐT huyên Tân Ky tô chưc khai giang lơp xoa mu chư cho cac pham nhân đang thi hanh an tai đây.
Lơp xoa mu chư năm 2018 cua Trai giam sô 3 đươc tô chưc cho 28 pham nhân chưa tưng biêt chư hoăc tai mu chữ.
Trung tá Đào Anh Sơn – Phó Giám thị Trại giam số 3 cho biêt, hiện có khoảng 5% phạm nhân thi hành án tại đây mù chữ hoặc tái mù chữ. Không biêt chư, thiêu nhân thưc phap luât cung la môt trong những nguyên nhân dân đên hanh vi vi pham phap luât cua cac pham nhân. Bên cạnh đó, việc phạm nhân không biết chữ cũng khiến công tác giáo dục, cảm hóa của cán bộ quản giáo gặp nhiều khó khăn.
Bởi vậy, công tác xóa mù chữ là một trong những hoạt động quan trọng trong công tác giáo dục, cảm hóa người lầm lỗi. Kết quả của khóa học là cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành cải tạo của các phạm nhân. Trong những năm qua đã có 14 lớp xóa mù chữ được tổ chức tại Trại giam số 3 với khoảng 500 phạm nhân được công nhận hoàn thành chương trình xóa mù chữ.
Lớp học xóa mù chữ năm 2018 của Trại giam số 3 có 28 phạm nhân không biết chữ hoặc tái mù chữ tham gia
Tham gia khóa học, các phạm nhân được học chữ, học các phép toán tương đương với trình độ từ lớp 1 đến lớp 3. Ngoài ra, các kiến thức về pháp luật, kiến thức văn hóa, xã hội cũng được khéo léo lồng ghép vào nội dung bài học để nâng cao hiểu biết của các phạm nhân, góp phần quan trọng trọng công tác giáo dục, cảm hóa họ.
Phat biêu tai buôi lê khai giang, ông Thái Huy Vinh – Pho GĐ Sở GD&ĐT Nghệ An đanh gia cao viêc triển khai các lơp xoa mu chư cũng như tinh thân trach nhiêm cua can bô giao viên trai giam trong qua trinh tô chưc cac lơp hoc. Lanh đao Sơ GD&ĐT Nghệ An cung mong muôn, tư lơp hoc nay, cac pham nhân hay nô lưc, cô găng hoc tâp đê hoàn thành chương trình, nâng cao trinh đô, phấn đấu lao động, cải tạo để sớm trở thành người công dân tốt, có ích cho xã hội.
Khoa hoc co thơi gian 9 thang, tô chưc day theo chương trinh xoa mu chư cua Bô GD&ĐT. Lớp học do cán bộ Đội giáo dục phạm nhân, Trại giam số 3 phụ trách với sự hỗ trợ về chuyên môn của Trường tiểu học Dũng Hợp (huyện Tân Kỳ). Sau khi hoàn thành khóa học, các phạm nhân được cấp chứng nhận theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Video đang HOT
Trong dip nay, Sơ GD&ĐT Nghệ An, Công ty Cô phân sach va thiêt bi trương hoc Nghê An đa tăng sach, vơ va môt sô đô dung, thiết bị day hoc cho cac pham nhân va Trai giam sô 3.
Hoàng Lam
Theo Dantri
Chuyện cảm động ghi tại Trại giam số 3 trước ngày đặc xá
Vượt qua quãng đường hàng trăm km từ Hà Nội đến huyện miền núi Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An, phóng viên Báo CAND đã có mặt tại Trại giam số 3 để ghi nhận những nỗ lực của Ban Giám thị và toàn thể cán bộ, chiến sỹ (CBCS), cũng như sự cố gắng của những người hoàn lương khi ngày tái hòa nhập cộng đồng đã cận kề, tất cả đã sẵn sàng cho ngày đặc xá.
Nghe phạm nhân trải lòng về cuộc đời lầm lỡ của họ và quá trình cải tạo tại Trại mới thấy được tấm lòng của những người thầy đặc biệt - lực lượng quản giáo đã "lấy nhân tâm thu phục lòng người", giúp cho những phạm nhân có thêm niềm tin, nghị lực để hoàn lương.
Khi chúng tôi đến Trại giam số 3 thì lớp học tái hòa nhập cộng đồng đang được tổ chức tại trại. Đại úy Nguyễn Bá Đường, cán bộ Đội Giáo dục Hồ sơ đang giảng bài cho 34 phạm nhân trong diện được đề nghị đặc xá lần này.
Trung tá Phạm Mạnh Quê, Đội trưởng Đội Giáo dục Hồ sơ cũng đang có mặt ở lớp học để kiểm tra công tác giảng và dạy học. Trung tá Quê cho biết, đây là lớp học tái hòa nhập cộng đồng nên với các phạm nhân, nội dung học thực sự là bài học bổ ích, là hành trang để họ vững tin hơn khi trở về cộng đồng.
Chúng tôi lựa chọn những cán bộ đã từng có nhiều kinh nghiệm nên bài giảng của cán bộ Đường về sự gần gũi, cách ứng xử với mọi người khi tái hòa nhập cộng đồng, cách vượt lên mặc cảm, tự tin làm lại cuộc đời... là những câu chuyện rất đời thường, thực tế và phạm nhân lắng nghe rất say sưa.
Trong số hàng nghìn phạm nhân đang thụ án, cải tạo tại Trại giam số 3, có những phạm nhân vừa mới nhập trại, có người đã vào đây vài ba năm, cũng có người thời gian rời trại chỉ tính bằng ngày.
Trại giam chính là một trường đời lớn để nhiều phạm nhân nhận thức được lầm lỡ, tự vượt qua chính mình, nỗ lực cải tạo loại khá, tốt bởi họ biết con đường hoàn lương sẽ rộng mở nếu họ thuộc diện được nhận sự khoan hồng của Đảng, Nhà nước trong các đợt xét giảm án hay đặc xá.
Phạm nhân được đề nghị đặc xá năm 2016 tại Trại giam số 3 đang đọc quyết định của Chủ tịch nước được niêm yết tại Nhà văn hóa.
Nụ cười tươi, nét mặt hồ hởi khi ngày đặc xá đã đến gần, phạm nhân Y Nam Pang Ting, quê ở Đắk Lắk đang cải tạo tại trại đã trải lòng về ngã rẽ cuộc đời khiến Pang Ting phải vào vòng lao lý. Đang là sinh viên năm thứ 2 thì Y Nam Pang Ting mắc vào vòng lao lý với mức án 3 năm tù giam.
Gia đình hoàn cảnh khó khăn nên trong thời gian hơn 1 năm ở trại, chỉ có duy nhất người anh rể họ đến thăm. Những ngày đầu mới vào trại, Y Nam Pang Ting thấy buồn lắm, tương lai tiền đồ coi như mất tất cả, gia đình ở xa lại khó khăn, không có cả tiền nộp án phí.
Hiểu được hoàn cảnh của phạm nhân, Trung úy Văn Đức Hợp, cán bộ quản giáo phụ trách Đội 12 Phân trại số 2 đã chia sẻ động viên Y Nam Pang Ting cố gắng cải tạo tốt để có ngày trở về với gia đình, cộng đồng. Chính cán bộ Hợp đã bỏ tiền ra để nộp án phí cho Y Nam Pang Ting mà không cần gia đình phải trả món nợ này.
Cảm động trước tấm lòng của người quản giáo, Y Nam Pang Ting đã cải tạo tốt, được các phạm nhân trong đội bình bầu vào danh sách đề nghị đặc xá lần này với tỉ lệ cao. Đại úy Hoàng Khắc Thạch, quản giáo đội 11 phân trại số 1 cũng vui vì trong đội phạm nhân anh phụ trách có một phạm nhân được đề nghị đặc xá lần này, đó là phạm nhân Cao Văn Hùng.
Hùng cùng anh trai phạm tội giết người khi tuổi đời còn rất trẻ. Với sự bền bỉ, nỗ lực của người thầy giáo chuyên cảm hóa người lầm lỗi, anh Thạch và đồng đội đã thành công trong việc giáo dục phạm nhân Hùng và anh trai. Năm 2015, anh trai Hùng cải tạo tốt đã được đặc xá ra trại và đó là động lực để Hùng noi theo, phấn đấu cải tạo tốt để được đặc xá lần này.
Phạm nhân Nguyễn Văn Thanh cho biết, quê ở huyện Đô Lương, Nghệ An, đã cải tạo được 1 năm 3 tháng 8 ngày. Bố mất sớm, mẹ tần tảo nuôi 2 anh em, trong lúc nhất thời bồng bột, Thanh cùng bạn đã đi cướp giật túi xách của một phụ nữ và bị bắt.
Nói về quãng thời gian ở trại, Thanh đã nhắc tới cán bộ quản giáo Đội 13 K1, Đại úy Võ Mạnh Long với tất cả tấm lòng biết ơn sâu sắc nhất. Cũng chính Đại úy Long là người luôn ở bên Thanh khi Thanh có biểu hiện chán nản, khi Thanh chưa có ai lên thăm nuôi, khi chưa có tiền nộp án phí...
Những việc làm sâu đậm ân tình, không phân biệt là quản giáo với phạm nhân đã khiến Thanh quyết tâm hoàn lương. Thanh nói đợt này được phân loại cải tạo tốt, được anh em bình bầu trong danh sách đặc xá, Thanh đã mất ngủ mấy đêm liền.
Ngày ra trại đang thật gần nhưng Thanh lại lưu luyến trại giam, nơi Thanh đã may mắn có những cán bộ quản giáo mà Thanh và các phạm nhân khác không nghĩ họ là "người coi tù" mà gọi cán bộ với những từ thân thương, trân trọng nhất, người thầy, người anh và coi trại là gia đình thứ 2, nơi hồi sinh cuộc đời lầm lỡ của mình.
Đại tá Phan Đình Thành, Giám thị Trại giam số 3 cho biết: Từ nhiều tháng trước, căn cứ Kế hoạch của Bộ Công an về việc triển khai công tác đặc xá năm 2016; thực hiện điện chỉ đạo của Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp, Trại giam số 3 đã huy động toàn thể CBCS dốc sức cho công tác xếp loại chấp hành án phạt tù. Rà soát số lượng phạm nhân đủ điều kiện tiêu chuẩn theo dự kiến có thể được đề nghị đặc xá.
Ngay khi có quyết định về đặc xá của Chủ tịch nước, hướng dẫn của Hội đồng Tư vấn đặc xá, Ban Giám thị Trại giam số 3 đã tổ chức họp lãnh đạo, chỉ huy công bố Quyết định của đồng chí Tổng cục trưởng về việc thành lập Hội đồng xét đề nghị đặc xá của trại, xây dựng kế hoạch, quán triệt đến toàn bộ CBCS trong đơn vị, đồng thời phân công trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên hội đồng xét đề nghị đặc xá và tuyên truyền rộng rãi đến các phạm nhân.
Theo đó, tại các phân trại, khu sản xuất đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho cán bộ chiến sỹ và phạm nhân về Quyết định đặc xá của Chủ tịch nước, Hướng dẫn của Hội đồng tư vấn đặc xá. Quyết định đặc xá của Chủ tịch nước đã được các phân trại và khu sản xuất dán công khai trong các buồng giam, nhà thăm gặp, nhà văn hoá để các phạm nhân có thể dễ dàng tham khảo, đối chiếu với bản án của mình.
Trại giam số 3 đã tổ chức cho các tổ, đội phạm nhân họp, dưới sự chủ trì của cán bộ quản giáo, đã tiến hành cho các phạm nhân nghiên cứu, thảo luận và giới thiệu những phạm nhân có đủ điều kiện được đề nghị đặc xá theo Quyết định của Chủ tịch nước, sau đó tiến hành bỏ phiếu kín và lập danh sách những phạm nhân đủ điều kiện được đặc xá lần này.
Đến nay, đoàn thẩm định liên ngành đã xét 34 hồ sơ cho phạm nhân đủ điều kiện được đề nghị đặc xá năm 2016. Các phạm nhân trong diện được đề nghị đặc xá đã được điều chuyển về phân trại số 1 để học tập chương trình tái hoà nhập cộng đồng.
Các phạm nhân sẽ được học theo 3 chủ đề về đạo đức, pháp luật và kỹ năng sống, trong đó nội dung kỹ năng tìm kiếm việc làm và tái hòa nhập cộng đồng được quan tâm chú trọng, qua đó giúp cho phạm nhân khi trở về với cộng đồng sẽ bớt bỡ ngỡ vì được chuẩn bị hành trang cho một cuộc sống mới.
Đại tá Phan Đình Thành cho biết, Trại giam số 3 cũng đã liên hệ với Công an các địa phương có các phạm nhân được đề nghị đặc xá để phối hợp, hỗ trợ họ tái hoà nhập cộng đồng, tất cả đã sẵn sàng cho ngày đặc xá.
(Theo Công An Nhân Dân)
Nghệ An: Hai thanh niên đánh thầy giáo dập sống mũi làm việc với công an Sáng 16.3, trao đổi với PV, thầy Phan Văn Quảng - Hiệu phó Trường THCS Tân Thành (Yên Thành, Nghệ An) cho biết, hiện thầy Thủy, người bị phụ huynh đánh gãy sống mũi, vẫn còn đau, đang điều trị tại Bệnh viện; còn hai đối tượng tham gia đánh thầy Thủy đã làm việc với công an. Trường THCS Tân Thành, nơi...