Mở lối cho bạn trẻ nghèo
Mấy tháng nay, khóa dạy nghề miễn phí đầu tiên được triển khai tại Làng trẻ em SOS Đà Nẵng đã mở ra cánh cửa mới cho nhiều thanh niên nghèo ngoài cộng đồng không có điều kiện đến trường.
Giáo viên cơ khí Nguyễn Văn Cừ cẩn thận kiểm tra từng mối hàn của học viên Nguyễn Văn Tây – Ảnh: Lê Hải
Vừa bước chân vào khu lưu xá thanh niên của Làng trẻ em SOS Đà Nẵng, chúng tôi đã nghe rộn rã tiếng máy bào liên hợp, máy cưa xén gỗ, tiếng máy mài, cắt kim loại ken két, tiếng khoan, đục bêtông chát chúa… tạo thành thứ âm thanh hỗn tạp của xưởng nghề.
Học được 4 nghề
Được học nghề và bảo trợ Dự án dạy nghề cho thanh niên nghèo (ngoài làng SOS) bắt đầu triển khai tại Làng trẻ em SOS Đà Nẵng từ tháng 12-2010 do Tổ chức SOS quốc tế tài trợ kinh phí 300 triệu đồng/năm. Mỗi khóa học 12 tháng, với số lượng tuyển tối đa 20 học viên. Các em có thể học thành thạo từ một đến bốn nghề gồm: mộc, cơ khí, điện dân dụng, nước dân dụng tùy theo sở thích và khả năng của mình. Ngoài miễn phí đào tạo nghề, học viên tham gia chương trình còn được bố trí ăn ở miễn phí, trang bị trang phục bảo hộ lao động, hỗ trợ thêm 155.000 đồng/tháng. Khi tốt nghiệp, học viên được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề và giới thiệu việc làm tại các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp.
Tại khu thực hành nghề mộc, học viên Nguyễn Văn Bông (17 tuổi, quê ở xã Điện Dương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) lọt thỏm trong trang phục màu xanh công nhân, đội nón bảo hộ, khẩu trang che kín mặt, cẩn thận đưa chiếc máy bào lướt nhẹ trên bản gỗ dài chừng 2m.
Bên cạnh Bông, giáo viên dạy nghề mộc Lê Thanh Hòa chăm chú dõi theo từng đường bào của học trò, tỉ mỉ kiểm tra sản phẩm đã nhẵn mịn, thẳng tắp gật đầu hài lòng. “Ngoài việc truyền đạt hết khả năng, tay nghề cho các em, tôi tự đặt mình là một khách hàng khó tính, nghiêm khắc kiểm tra sản phẩm để rèn cho học viên đức tính cẩn thận, có trách nhiệm trong từng chi tiết nhỏ nhất, không được dễ dãi với nghề” – anh Hòa bày tỏ.
Kế bên xưởng mộc, các giáo viên Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Chính Ngọc, Trần Dũng Sĩ… cũng đang tỉ mỉ chỉ vẽ cho học viên thực hành các sản phẩm cơ khí, lắp đặt hệ thống điện, nước dân dụng. Học viên Nguyễn Văn Tây (17 tuổi, quê xã Bình Minh, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) cho biết: “Các thầy chỉ bảo rất tận tình, không chỉ dạy nghề mà còn dạy cách đối nhân xử thế khiến chúng em rất cảm phục”.
Video đang HOT
Tây còn có người em trai sinh đôi Nguyễn Văn Pháp cũng đang học nghề tại đây. Hai anh em phải nghỉ học từ năm lớp 9 vì gia cảnh quá khó khăn. Ba các em qua đời ngay trong cơn bão Chanchu năm 2006 khi đang đi biển, một mình mẹ cặm cụi làm thuê không thể nuôi nổi năm anh em ăn học. “Ra nghề, tụi em mong ước có được công việc ổn định để nuôi bản thân và phụ giúp mẹ lo cho ba đứa em nhỏ học hành” – hai anh em bày tỏ.
Như một mái nhà
Tại khu lưu xá thanh niên có một căn phòng rộng, sạch sẽ được trang bị giường tầng, quạt máy… Đây là nơi các giáo viên và học viên cùng ăn ở, sinh hoạt. Ở đây không có khoảng cách thầy – trò, mà thay vào đó là mối quan hệ gần gũi giữa những người anh cả và bầy em nhỏ. Anh Nguyễn Văn Cừ (giáo viên dạy nghề cơ khí) thổ lộ: “Tôi đến với xưởng nghề, gắn bó với các em vì sự đồng cảm với những số phận thiệt thòi”.
Anh Cừ sớm chịu cảnh mồ côi ngay từ nhỏ nhưng may mắn được xã hội cưu mang, nuôi dưỡng. Trước khi đến với xưởng nghề tại Làng trẻ em SOS Đà Nẵng, anh đã có thâm niên 20 năm làm cơ khí đường sắt, thu nhập khá hơn nhiều so với công việc giáo viên dạy nghề hiện tại.
Ông Huỳnh Bá Trúc (giám đốc dự án Làng trẻ em SOS Đà Nẵng) cho biết: “14 học viên tham gia khóa đào tạo nghề đầu tiên tại Làng trẻ em SOS Đà Nẵng đều thuộc đối tượng con nhà nghèo, mồ côi, bỏ học giữa chừng vì hoàn cảnh khó khăn… Các giáo viên vào đây làm việc ngoài tay nghề vững cần phải có cái tâm, lấy cương vị là người anh cả để vừa dạy nghề vừa dạy cách sống, chỉ bảo điều hay lẽ phải cho các em. Mục tiêu của dự án là đào tạo các em thành những người thợ giỏi chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp. Đến nay, đã có một số cơ sở sản xuất đến tham quan xưởng nghề, đăng ký nhận các em vào làm việc ngay khi tốt nghiệp”.
Theo tuoitre.vn
Kinh hoàng phá thai đêm
Nhập vai gã đàn ông ga- lăng "dám làm dám chịu", tôi phăm phăm chở "bồ" đi "giải quyết hậu quả".
Cô bạn đồng nghiệp hoàn hảo trong vai nạn nhân bị "dính chưởng" với "giọt máu" 18 tuần tuổi, bụng to lùm lùm, mắt làm bộ thất thần, tay bấu chặt áo... Chúng tôi đi "phá thai" đêm.
Cận cảnh
Chớm vào mùa lạnh, phố đêm Hà thành trở nên hiu quạnh, "chợ phá thai" trên đường GP heo hắt hơn bởi hàng chục tấm biển hộp mica "nạo hút thai" lờ mờ phát sáng.
"Giải quyết... anh chị ơi...", gã choai choai khoảng 17- 18 tuổi đang ngồi xổm trên vỉa hè làm nhiệm vụ trông xe kiêm luôn cả mời gọi, chặn đầu xe, bẻ tay lái, đẩy xe lên hè đường. Người đàn bà gầy tóp, gói mình trong chiếc áo bờ lu trắng màu cháo lòng vồn vã chào hỏi. Sau màn tư vấn, chấn an những lo lắng cho "đối tượng" đang mang trong bụng "giọt máu" đã 18 tuần, gỡ cặp kính đeo trễ mũi, người mặc bờ- lu trắng giọng quả quyết: "Chưa là gì, ở đây còn làm cả thai phụ 30 tuần, nhẹ như không, an toàn tuyệt đối...".
Đoán vẻ mặt nghi ngại của "sản phụ" (cô bạn đồng nghiệp tôi), như để "chốt hạ", vị này "bồi" thêm cú đòn quyết định: "Ngày ít nhất, bác làm 15 ca, còn ngày nhiều có đến 25, 27 ca".
"Chi phí cho một ca là bao nhiêu?".
"Để bác làm đến nơi đến chốn cho tuổi thai 18 tuần rơi vào tầm 2 triệu".
Nói xong bà ra giọng vỗ về cô bạn sớm quyết định, ở trung tâm của bà "cứ hơn 1 tuần tuổi là tăng một giá tiền".
Trong lúc cô bạn đang "làm giá", đảo qua các phòng, tôi rùng mình khi thấy cơ sở vật chất của phòng khám này khá tạm bợ. Chiếc máy siêu âm đen trắng hoen rỉ, phòng khám nhỏ hẹp, nhà vệ sinh không có cửa... và đủ những loại mùi lẫn lộn.
Đánh bạo, tôi dừng trước cửa phòng có hai cô gái rất trẻ, đang ngồi chờ đến lượt mình. Trong số đó, một cô bé đi cùng bạn trai khiến tôi chú ý vì sự tinh tường khi đi "giải quyết hậu quả". Thay xong chiếc váy, cô bé nhanh chóng xếp quần jean bỏ vào giỏ xách trao cho bạn trai, rồi đi thẳng vào phòng. Bất giác, tôi sởn da gà bởi nghe dụng cụ inox va vào nhau khô khốc. Tiếng khóc rên đau đớn của cô gái, tiếng trách móc của bác sĩ... Đó là những âm thanh mà bất cứ người nào từng đặt chân vào đây cũng sẽ bị ám ảnh.
Cửa phòng mở, tiếng la hét dữ dội khiến tôi giật bắn người. Vừa gào khóc vừa lắc đầu nguầy nguậy, cô gái trong tình trạng bán khỏa thân đang phải trải qua những cơn đau trên bàn nạo hút. Sau cú choáng váng vì nhìn thấy sự đau đớn của cô gái, tôi tình cờ phát hiện một cảnh tượng kinh dị nằm trong toa-lét, ở đó là một thau lớn, đầy nước bột giặt và nồng nặc mùi thuốc tẩy (Javel). Lúc đầu thoạt tưởng đó là chậu ngâm đồ, nhưng nhìn kỹ lại thì thấy trong đó có rất nhiều các loại y cụ dùng để thực hiện việc phá thai.
30 ca một ngày
Rời "chợ nạo hút thai" trên đường GP, với bao nỗi ám ảnh, chúng tôi tìm đến "ổ nạo hút PH". Ở đây cũng có những áp phích được bày biện ê hề trước cửa bắt mắt giống như quảng cáo cho chương trình đại nhạc hội nào đó. Phòng khám nào cũng "mổ trĩ, bó bột, đốt sùi mào gà, điều trị lậu". Được biết, ở đây "nghề chính" lại là nạo hút thai. Trong những căn phòng lụp xụp được thuê mướn tạm bợ, chiếc máy siêu âm nằm đó, hoen rỉ, ọp ẹp. Drap trải giường xỉn màu, nhàu nát. Đống đồ nghề được vứt lỏng chỏng cạnh thùng băng vệ sinh phụ nữ. Bác sỹ nam được quảng cáo là "ưu tú" tại một bệnh viện trung ương có đôi mắt lờ đờ: "Đã vào đến đây, các em khỏi phải nghĩ. Ngày nào ít cũng năm đến bảy ca. Những ngày đông khách có khi lên đến gần 30 ca".
Tôi giật mình nhẩm tính, với tần suất riêng tại khu phố này, trong gần 20 phòng nạo hút công khai, mỗi ngày, người ta đang tâm bỏ đi hàng trăm sinh linh bé nhỏ. Đó là chưa kể nhiều mạng sống, hạnh phúc của các cô gái dại dột phụ thuộc vào bàn tay phù phép của các bác sĩ "vì tiền hơn vì đạo đức nghề nghiệp".
Giá cho một lần nạo hút thai không hề rẻ, khoảng trên dưới 3 triệu đồng một ca. Cô bạn đồng nhiệp thắc mắc, một "nạo thai viên" bảo: "Ở đây làm là được giá lắm rồi, đã vậy còn nhanh, gọn lẹ, bí mật. Nếu em muốn rẻ thì đến bệnh viện. Thế nhưng, nói trước, nếu thai của em quá lớn, họ chẳng nhận đâu, lại đòi giấy tờ cam kết phiền phức lắm!".
Cô nói đúng, những cơ sở "dã chiến" này tồn tại là do nhu cầu của khách hàng, vì các bệnh viện không nhận nạo phá thai trên 22 tuần tuổi. Chính sự dễ dãi của những khách hàng đã tạo nên "tên tuổi" và "sức sống" của những cơ sở này.
Theo ĐS&PL
Nữ diễn viên Trung Quốc tố cáo bị ép cởi đồ đóng cảnh nóng Mới đây, trên nhiều diễn đàn và các trang tin Trung Quốc "dậy sóng" bởi thông tin một diễn viên trẻ tố cáo đạo diễn ép cô đóng cảnh nude trong MV ca nhạc của nam ca sĩ Lưu Gia Lượng. Rất nhiều hình ảnh nóng bỏng của cô diễn viên này đã được đăng tải kèm theo dòng tự sự đầy bức...