Mổ lấy u nang hiếm gặp trong sọ não bệnh nhân
Các bác sĩ Bệnh viện đại học Y dược Shing Mark vừa phẫu thuật lấy u nang thượng bì vùng góc cầu tiểu não cho bệnh nhân 19 tuổi.
Đây là thương tổn hiếm gặp, chiếm tỷ lệ từ 1-2% các loại u trong sọ não.
Bác sĩ Hùng tái khám cho bệnh nhân sau ca mổ. Ảnh: BVCC
Video đang HOT
Trước khi nhập viện, bệnh nhân N.T.T. (ngụ tại tỉnh Bình Phước) thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt và buồn nôn đã đi khám tại Bệnh viện đại học Y dược Shing Mark. Sau khi chụp MRI sọ não, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị u nang thượng bì vùng góc cầu tiểu não trái.
Sau khi tư vấn kỹ về phương án chữa trị cho bệnh nhân và gia đình, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Xuân Hùng, Chuyên khoa Ngoại thần kinh và ê-kip tiến hành phẫu thuật lấy u dưới kính vi phẫu.
Sau khoảng 2 giờ, ca phẫu thuật thành công, bệnh nhân tỉnh táo, bớt đau đầu, chóng mặt, không yếu liệt tay chân và các dây thần kinh sọ não. Bệnh nhân được theo dõi tại Khoa ICU và chuyển lên Khoa Ngoại tiếp tục điều trị hậu phẫu, xuất viện sau phẫu thuật 5 ngày. Mẫu bệnh phẩm được gởi làm giải phẫu bệnh lý.
Theo bác sĩ Hùng, u nang thượng bì là một loại u não lành tính bẩm sinh hiếm gặp, màu sắc giống như màu ngọc trai. Khoảng 50% ở vùng góc cầu tiểu não, còn lại các vị trí khác trong não tủy sống, thường gặp ở tuổi trưởng thành và không có triệu chứng trong nhiều năm. Nếu u tồn tại quá lâu sẽ lớn dần, đè ép, dính vào các cấu trúc não, dây thần kinh, khi phẫu thuật rất khó khăn, dễ tổn thương các dây thần kinh sọ não và não.
Do đó, người dân nên khám tổng quát để phát hiện sớm các bất thường của cơ thể, vì thời gian khởi phát triệu chứng có liên quan đến kết cục sau mổ.
Bé trai 7 tuổi bị đột quỵ
Bé trai ở Phú Thọ được đưa vào cấp cứu với biểu hiện yếu liệt chi, khó nói. Các bác sĩ phát hiện sọ não có tổn thương đột quỵ não.
Bệnh nhi H.Đ.H (7 tuổi, trú tại Tân Sơn, Phú Thọ) được đưa vào Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ trong tình trạng yếu liệt tứ chi kèm theo khó nói. Theo người nhà, 5 ngày trước khi vào viện, bé xuất hiện triệu chứng yếu liệt tứ chi theo cơn ngắn, có tình trạng khó nói nhưng không sốt, không đau đầu, đại tiểu tiện tự chủ. Gia đình đưa bé tới khám tại Trung tâm y tế huyện, trẻ được chỉ định chụp cắt lớp vi tính sọ não nhưng không phát hiện bất thường nên được yêu cầu tiếp tục theo dõi tại nhà.
Tuy nhiên, trẻ liên tiếp xuất hiện cơn yếu liệt chi. Đến 18/2, tình trạng của bệnh nhi nặng hơn, gia đình đưa vào Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ khám. Lúc này, trẻ khó thở nhiều phải thở oxy hỗ trợ, mệt mỏi, tứ chi yếu liệt, cơ lực còn 3/5, khó nói, đại tiểu tiện không tự chủ, có dấu hiệu liệt thần kinh khu trú.
Bác sĩ Nguyễn Võ Lộc thăm khám cho bệnh nhi. Ảnh: BVCC.
Trẻ nhanh chóng được chiếu chụp và phát hiện tổn thương phía trước cầu não. Kết hợp với các chuyên gia tại Hà Nội, các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị nhồi máu nhu mô não - một dạng đột quỵ, cầu não và thân não.
Sau 20 ngày điều trị, trẻ đã đi lại được bình thường, nói rõ, ăn uống tốt, đại tiểu tiện tự chủ, không sốt, không nôn, không đau đầu. Trẻ được xuất viện và hẹn tái khám sau 2 tuần.
Bác sĩ nội trú Nguyễn Võ Lộc - Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực - chống độc, Bệnh viện Sản Nhi Phú Thọ, cho biết nhồi máu não là căn bệnh nguy hiểm rất hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại những di chứng rất nặng nề như: rối loạn ngôn ngữ, liệt chân tay, nửa người, liệt cả người, không tự chủ được vận động thông thường, mất kiểm soát đại tiểu tiện do không thể tự chủ.
Lý do người đàn ông có chiếc kim trong não suốt 20 năm mà không hay biết Người đàn ông sống ở Tứ Xuyên (Trung Quốc) tưởng mình bị phình động mạch nhưng bác sĩ phát hiện ông có kim trong não suốt thời gian dài. Kết quả chiếu chụp cho thấy chiếc kim dài 1,3cm màu vàng và hơi nhọn nằm trong động mạch não phía sau mắt phải của người đàn ông 74 tuổi. Dị vật gây chảy...