Mổ lấy con thành công cho thai phụ bị viêm ruột thừa cấp
Bằng phương pháp gây tê tủy sống sau đó tiền hành mổ cắt ruột thừa, các bác sĩ tại Bệnh viện Quốc tế City (TPHCM) đã cứu sống thành công hai mẹ con thai phụ bị viêm ruột thừa cấp.
Ngày 23.8, Bệnh viện Quốc tế City cho biết, vừa thực hiện thành công ca đại phẫu mổ lấy thai và mổ ruột thừa cho sản phụ Đ.N.D.T (31 tuổi, ngụ Tiền Giang). Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nôn ói nhiều, đau hông phải, nghi ngờ do viêm ruột thừa cấp kèm theo dấu hiệu chuyển dạ.
Kết quả chụp MRI và siêu âm cho thấy, sản phụ bị viêm ruột thừa, đồng thời thai nhi có triệu chứng chèn ép rốn, rỉ ối non. Tuy nhiên, theo dõi thì thấy biểu đồ tim thai và cơn gò tử cung của thai phụ có biểu hiện chèn ép rốn, rỉ ối hơn 20 tiếng nhưng chưa có dấu hiệu chuyển dạ thật sự.
Thai phụ D.T bị bị viêm ruột thừa, đồng thời thai nhi có triệu chứng chèn ép rốn, rỉ ối non
Ths. Bs Trần Thị Kim Xuyến – Trưởng Khoa Phụ Sản Bệnh viện Quốc tế City cho biết: “Nếu quyết định mổ nội soi viêm ruột thừa trước bằng cách gây mê sau đó chờ chuyển dạ tự nhiên thì rất có thể sản phụ sẽ bị suy thai trong và sau khi mổ ruột thừa.
Ngược lại, nếu mổ lấy thai cùng với mổ ruột thừa thì khả năng nhiễm trùng tử cung gây biến chứng nặng sẽ nguy hiểm cho sản phụ, vì rất có thể sản phụ sẽ bị viêm tử cung, nhiễm trùng nặng, suy thai, thậm chí có thể phải cắt bỏ tử cung” – bác sĩ Xuyến cho biết.
Video đang HOT
Ths. Bs Trần Thị Kim Xuyến – Trưởng Khoa Phụ sản Bệnh viện Quốc tế City chia sẻ về tình trạng của thai phụ D.T
Sau khi hội chẩn, ekip bác sĩ quyết định sẽ tiến hành mổ lấy con trước bằng phương pháp gây tê tủy sống, thai nhi ra đời khỏe mạnh. Trong chiều cùng ngày, thai phụ được tiến hành mổ cắt ruột thừa. Sau gần 2 tiếng, ca phẫu thuật diễn ra thành công.
Hiện tại, sức khỏe của hai mẹ con thai phụ T. hồi phục tốt, dự kiến sẽ được xuất viện trong vài ngày tới.
ĐÌNH LÂM
Theo laodong.vn
Thú cưng gây bệnh nguy hiểm không ngờ
Nhiều người nuôi thú cưng như chó mèo, chim cảnh để tiêu khiển, vô tình mắc các bệnh nguy hiểm mà không hay biết.
NTYN (22 tuổi, sống ở quận 7, TP.HCM) là một cô gái rất yêu chó. Ở nhà, N. nuôi một bầy chó gồm chó mẹ, chó con. Mỗi lần về nhà, N. đều quấn quýt không rời bầy chó, kể cả ôm hôn những con chó. Ngoài ra, mỗi lần đi đâu gặp chó, N. đều không ngần ngại vuốt ve.
Khó thở nhưng không nghĩ do lông chim
Cách đây hai tháng, N. bị vàng lòng bàn tay, bàn chân, sụt 2 kg trong vòng một tuần, chán ăn uống, thường xuyên bị ngứa râm ran, đi đường thì mắt bị mờ. N. đi khám, làm xét nghiệm viêm gan B nhưng không bị và được tư vấn đến một phòng khám để xét nghiệm ký sinh trùng. Kết quả N. bị nhiễm giun đũa chó. N. đến BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM và được lên phác đồ điều trị uống thuốc.
Một trường hợp khác, hơn một tháng trước, bà TTH (53 tuổi, ngụ quận Tân Phú, TP.HCM) đi khám tại BV Trưng Vương vì thấy mệt, sốt nhẹ, động kinh cơn nhỏ. Bà H. được chụp MRI có thuốc tương phản phát hiện nhiễm rất nhiều ký sinh trùng toxoplasmosis, loại ký sinh trùng thường sống ký sinh chủ yếu ở các loài động vật máu nóng như chim, động vật có vú, trong đó mèo là ký chủ chính. Khai thác bệnh sử, bác sĩ được biết bà đang nuôi một bầy mèo cho đỡ buồn. Người bệnh được chẩn đoán do suy giảm hệ thống miễn dịch nên loại ký sinh trùng đã vượt qua hàng rào mạch máu não để lên não, nếu phát hiện muộn có thể gây tổn thương não khiến tử vong.
Không chỉ chó, mèo mới gây ra bệnh. Anh NVT (ngụ quận 2, TP.HCM) có niềm đam mê với chim cảnh. Anh T. đầu tư hẳn một trang trại chim cảnh. Thời gian gần đây, anh thường xuyên bị khó thở, viêm phổi nhưng không hết. Anh T. đi khám và được nội soi phế quản, phát hiện rất nhiều sợi lông chim nhỏ ở trong phế quản. Đây là nguyên nhân gây ra biến chứng hít sặc, viêm phổi cho anh T. Anh T. đã được khuyên phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với chim và nên khám định kỳ.
Kết luận nhiễm giun đũa chó của chị N. Ảnh: HL
Chỉ chú ý bệnh dại
BS Trần Minh Thiệu, khoa Nội soi BV Trưng Vương, nhìn nhận người nuôi thú cưng thường chỉ chú ý đến những bệnh như dại nhưng còn thiếu kiến thức về các bệnh khác do thú cưng gây ra. BS Thiệu cho biết thường xuyên nội soi và rửa gắp lông chim, chó, mèo trong phế quản gây viêm phổi cho những người yêu chim, chó mèo.
Theo BS Thiệu, khi hít phải lông những loài thú cưng này sẽ có các triệu chứng như bệnh hen suyễn, gây khó thở. Nếu để càng lâu và hít lông càng nhiều sẽ gây nên biến chứng hít sặc gây viêm phổi, về lâu dài gây bệnh lý xơ phổi, tạo sẹo xơ thủng trên phổi, giãn phế quản. Nếu người bệnh có hút thuốc lá thì tình trạng bệnh sẽ càng nặng do lông với khói thuốc đóng cặn lại trong phổi. Những trường hợp này khi điều trị xong ít nhiều không thể trả lại lá phổi khỏe mạnh.
Tại BV Nhân dân Gia Định, BS Võ Hồng Minh Công, Trưởng khoa Nội tiêu hóa, cho hay thường tiếp nhận trường hợp nhiễm giun đũa chó. Theo BS Công, giun đũa chó sống ký sinh và phát triển trong ruột chó. Trứng theo phân ra ngoài, người nuốt phải hay hít phải trứng do vuốt ve hay ôm chó hoặc chó phóng uế bừa bãi làm phát tán trứng trong môi trường. Khi vào cơ thể người, ấu trùng giun theo đường máu chu du đến khắp nơi như não, mắt, gan, phổi... và gây ra các triệu chứng bệnh ở các cơ quan này.
Khi chui vào ruột, ấu trùng sẽ gây rối loạn tiêu hóa, chui vào phổi gây ho, thâm nhiễm phổi, nếu chẳng may chui vào não sẽ gây tổn thương não dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, người nhiễm giun đũa chó đa số không có triệu chứng, thông thường có biểu hiện dị ứng như ngứa, đau bụng tiêu chảy, dễ nhầm bệnh khác nên phải xét nghiệm phân tìm trứng giun, xét nghiệm máu tìm kháng thể. Đau đầu do giun đũa chó rất khó chẩn đoán, phải loại trừ các nguyên nhân khác như cao huyết áp, viêm xoang, viêm mũi... và phải chụp MRI, CT não mới có kết luận được.
Bệnh nhân khi điều trị xong phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với thú cưng và khám định kỳ, thường xuyên vệ sinh, tắm rửa, chải lông cho thú cưng. Nhà có trẻ nhỏ càng không nên cho trẻ tiếp xúc vì phổi đang độ phát triển nên dễ bị biến chứng tổn thương phổi và sẹo xơ phổi. Ngoài ra, không chỉ lây ký sinh trùng, bọ sống trong chó mèo, sống trên chim còn gây sốt siêu vi. Do vậy, người nuôi chó mèo còn cần xịt thuốc, mua máy điện xung diệt bọ chét cho chó mèo.
HOÀNG LAN
Theo Pháp Luật TP.HCM
Khi nào trẻ được xem là biếng ăn Trẻ biếng ăn là khi ăn ít hơn 60% nhu cầu và kéo dài từ một tháng trở lên. Biếng ăn ở trẻ em rất thường gặp, chiếm đến 40% lý do trẻ được đưa đến bác sĩ. Tỷ lệ biếng ăn cũng khá cao ở các nước như Mỹ, Anh, Trung Quốc. Bác sĩ Lê Thị Kim Dung, Khoa Nhi, Bệnh viện...