Mổ lấy búi tóc nặng 600g trong bụng bé gái 5 tuổi ở Bình Thuận
Các bác sĩ đã mổ lấy búi tóc nặng 600g trong dạ dày bé gái 5 tuổi ở tỉnh Bình Thuận.
Dị vật bên trong bụng cháu H được lấy ra sau khi mổ. Ảnh bệnh viện cung cấp.
Ngày 5/5, Bệnh viện đa khoa An Phước (TP Phan Thiết) đã mổ thành công cho bé gái L.H.B.H., 5 tuổi (ngụ xã Hàm Cường, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) lấy búi tóc từ dạ dày của bé nặng khoảng 600g.
Video đang HOT
Ca mổ được thực hiện do bác sĩ Võ Quang Trung làm kíp trưởng đã lấy được dị vật là búi tóc kết chặt nhiều năm qua, nặng khoảng 600g trong bụng bệnh nhi ra ngoài thành công. “Ca mổ kéo dài gần 1 tiếng đồng hồ rất thuận lợi, sau khi mổ xong sức khỏe bé H. hồi phục tốt”, bác sĩ Trung cho hay.
Người nhà cho biết, trước đây bé H. thường tự bứt tóc và ăn tóc của mình hoặc ăn ván ép từ các vật dụng bàn, ghế trong nhà những lúc người thân không có mặt. Gần 1 năm nay do gia đình bé đã phát hiện và giám sát nên bé đã ngừng ăn tóc và ván ép.
Gần đây, bé H. đói bụng nhưng không ăn được, chỉ uống sữa, có triệu chứng đau bụng nhiều nên nhập viện. Các bác sĩ đã dùng phương pháp mổ mở dạ dày, lấy nguyên khối búi tóc nặng 600 gram ra ngoài.
PGS.TS Phan Trọng Lân: Những ca "siêu lây nhiễm" Covid-19 như bệnh nhân số 34 chỉ là cá biệt
PGS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh cho rằng, những trường hợp 1 người nhiễm Covid-19 lây cho 5 người như ở Vĩnh Phúc, hay 1 người lây cho 9 người ở Bình Thuận, chỉ là cá biệt, rất ít.
Bệnh nhân nhiễm Covid-19 số 34 (ở Bình Thuận) là trường hợp lây nhiễm mạnh nhất tại Việt Nam đến thời điểm này
Trong tọa đàm 100 ngày chống dịch Covid-19 trên VTV, PGS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP HCM đã trả lời câu hỏi về việc "Trước đây có nhận định rằng một người nhiễm Covid1-9 có thể lây truyền cho 5 người, thậm chí nhiều hơn nữa, nhận định này liệu còn đúng trong thời gian tới hay không?".
Ông Lân cho biết, trường hợp một người mắc Covid-19 có thể lây cho nhiều người, cụ thể như bệnh nhân N.T.D. lây cho 5 người ở xã Sơn Lôi (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc), bệnh nhân số 17 ở Hà Nội lây cho 3 người, hay mới đây là trường hợp bệnh nhân số 34 ở Bình Thuận lây cho 9 người tiếp xúc, đó là những vấn đề cá thể. Muốn đánh giá chính xác thì cần nhìn vấn đề tổng thể trong cộng đồng.
PGS.TS Phan Trọng Lân phân tích: "Đối với cộng đồng, chúng ta phải nhìn vào chỉ số trung bình. Ví dụ, trong hơn 50 trường hợp mắc Covid-19 được phát hiện đến lúc này thì có 6 trường hợp lây sang người khác. Có tới hơn 40 trường hợp là được cách ly, kiểm soát, khoanh vùng xử lý ổ dịch kịp thời không có lây lan".
Vị chuyên gia dịch tễ này cho biết thêm, hiện nay, trên thế giới, chỉ số lây nhiễm cơ bản khoảng từ 2 - 3 (tức 1 người nhiễm Covid-19 lây cho 2-3 người). Còn ở Việt Nam, theo tính toán của chúng tôi là 0,7. Điều đó có nghĩa là trong giai đoạn này với số ca mắc hiện nay, và với những trường hợp mắc mà chúng ta kiểm soát được các yếu tố dịch tễ chưa có sự lây lan không rõ nguồn gốc, chỉ số lây nhiễm là 0,7.
Ông Lân nhấn mạnh, nếu chỉ số lây nhiễm ở mức dưới 1, cũng như những người tiếp xúc trong khoảng 70 - 90% mà chúng ta xác định được để tiến hành cách ly, thì có thể gọi là chúng ta đang kiểm soát được tình hình bệnh dịch.
"Tôi cho rằng các trường hợp siêu lây nhiễm hoặc là cá biệt, hoặc là không có, hoặc là ít hơn" - PGS.TS Phan Trọng Lân nói.
Theo anninhthudo.vn
Tại sao TP HCM, Bình Thuận nắng nóng vẫn nhiều người nhiễm nCoV? Chuyên gia truyền nhiễm nhận định dù ngoài trời nóng, việc người ở trong phòng kín và dùng máy lạnh vẫn tạo điều kiện thuận lợi cho nCoV lây lan. Đặc tính chung của dòng virus corona là phát triển ở nơi có nhiệt độ thấp và ẩm, thường dưới 25 độ C. Nhiệt độ cao là yếu tố hạn chế hoạt động...