Mở lại nhà máy ô tô khi chưa hết cách li xã hội – Con dao hai lưỡi?
Liệu trở lại ở thời điểm COVID-19 vẫn chưa được kiểm soát triệt để có phải là quá sớm?
Audi là một trong những hãng xe có tham vọng trở lại sớm nhất tại châu Âu ngay cả khi nhiều quốc gia trong khu vực vẫn đang ban bố lệnh cách ly xã hội.
Trong tuần này, khoảng 100 công nhân của nhà máy Audi Gyoer, Hungary đã trở lại làm việc tại một trong những cơ sở lắp ráp động cơ ô tô quy mô nhất toàn cầu. Sau khi tạm thời làm việc trên một dây chuyền duy nhất với chỉ nửa số ca so với trước kia, một dây chuyền thứ 2 cũng sẽ tái khởi động từ cuối tuần này.
Thiệt hại do COVID-19 gây ra với các hãng xe chỉ tính riêng tại châu Âu có thể lên tới 66 tỉ USD tương đương khoảng 3 triệu xe bán ra ít hơn dự kiến theo ước tính của Bloomberg Intelligence. Để hạn chế phần nào ảnh hưởng, các hãng xe đều đang cân nhắc kế hoạch của riêng mình để trở lại vận hành ngay khi có thể.
Về phần các thương hiệu Đức, họ đã bàn bạc với Thủ tướng Angela Merkel về các giải pháp cần thiết để xin giảm phần nào mức hạn chế được đưa ra bởi chính phủ, qua đó trở lại vận hành sớm hơn. Daimler, BMW và tập đoàn Volkswagen đều sẵn sàng khởi động lại hệ thống nhà máy tại Đức ngay khi có thể.
Video đang HOT
Trong khi đó, Renault đã tái khởi động một phần hoạt động nhà máy tại Bồ Đào Nha lẫn Nga và dự tính mở cửa tiếp nhà máy Romania vào 21/4 tới. Cơ sở lắp ráp của Hyundai tại Nosovice, Cộng hòa Séc cũng đã cho vận hành lại 2 ca so với mức tối đa là 3 trước dịch.
Tuy vậy, đây là hành động nói dễ hơn làm nhiều lần. Các chuỗi cung ứng tại châu Âu đan xen khá phức tạp giữa nhiều vùng khác nhau khiến lượng linh kiện cung ứng không thể đảm bảo đều trong cả chuỗi dẫn tới nghẽn cổ chai – đồng nghĩa với việc khởi động lại nhà máy sớm gần như là vô ích.
Ngoài ra, chỉ một sai lầm nhỏ cũng có thể dẫn tới một đợt dịch thứ 2 bùng phát bất chấp các quy trình an toàn chặt chẽ đến đâu. Nên nhớ rằng ngay cả tại Trung Quốc, không một hãng xe nào có khả năng duy trì vận hành nhà máy khi dịch vẫn còn đang (hoặc chưa) đạt đỉnh. Geely – thương hiệu khởi động lại nhà máy sớm nhất cũng chỉ có thể làm vậy sau khi tình hình đã bắt đầu dịu đi và với quy trình chặt chẽ tới mức ám ảnh.
Cuối cùng, mở cửa lại nhà máy để sản xuất xe cũng không có ý nghĩa nếu chúng không có kênh phân phối tới khách hàng bởi hệ thống đại lý vẫn đóng cửa.
Quang Phong
Hai hãng xe lên kế hoạch sa thải hàng vạn lao động
Honda và Nissan tại Mỹ lên kế hoạch cắt giảm lao động để tự bảo vệ sức khỏe tài chính doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh tiếp tục hoành hành.
Công nhân tại dây chuyền lắp ráp ô tô của Nissan ở bang Tennessee (Mỹ). Ảnh: Reuters
Theo tin từ Nikkei Asia ngày 7/4/2020, Nissan Motor dự định sa thải tạm thời khoảng 10.000 công nhân thuộc diện "nhàn rỗi" tại các nhà máy Mỹ, trong khi Honda Motor định cho hơn một nửa nhân viên tại Mỹ nghỉ việc, dưới hình thức nghỉ phép hàng loạt và không được nhận lương.
Con số lao động nói trên gần như là tất cả công nhân của Nissan tại Mỹ, gồm lao động trong các nhà máy ô tô và động cơ ở bang Tennessee và một nhà máy ở bang Mississippi.
Động thái của Honda ảnh hưởng đến công nhân ở 5 nhà máy lắp ráp tại Ohio, Alabama và các tiểu bang khác. Honda sử dụng tổng cộng 20.000 công nhân tại Mỹ, trong đó hơn 10.000 người sẽ được nghỉ phép cho đến hết tháng Tư.
Các quyết định trên cho thấy một sự suy giảm lớn trong hoạt động sản xuất, do đóng cửa nhà máy để cố gắng hạn chế sự lây lan của Covid-19, đang "ngấm đòn" và đẩy số lượng công nhân bị sa thải hoặc nghỉ việc.
Nissan đã đầu tư rất nhiều vào Tennessee, nơi sản xuất xe thể thao đa dụng, xe mui kín và xe điện. Còn tại Mississippi, nơi hãng sản xuất xe SUV và xe thương mại, nhưng cả 3 nhà máy tại Mỹ đều đã đóng cửa kể từ ngày 20/3/2020, dự định sẽ mở lại vào ngày 6/4 nhưng giờ đây phải gian hạn lệnh đóng cửa đến hết tháng Tư.
Các nhân viên bị sa thải sẽ không được Nissan chi trả tiền bồi thường, mặc dù công ty cam kết sẽ gọi lại các lao động này khi các nhà máy khởi động lại sản xuất. Người lao động sẽ lĩnh tiền trợ cấp thất nghiệp theo quy định của bang.
Ngoài ra, Nissan cũng có kế hoạch sa thải 6.000 công nhân tại nhà máy ở Anh và khoảng 3.000 công nhân tại một nhà máy ở Barcelona, Tây Ban Nha.
Còn Honda, công ty đã sản xuất 1,2 triệu xe hơi tại Mỹ vào năm 2019, cho biết sẽ đảm bảo mức lương đầy đủ cho đến cuối tuần này, tức là khoảng ngày 11/4/2020. Công ty sẽ hướng dẫn người lao động nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp từ thứ hai tuần tới.
Các nhà sản xuất ô tô khác ở Mỹ cũng đã hành động để cố gắng bảo vệ công ty tránh khỏi sự phá sản.
General Motors quyết định giảm 20% tiền lương cho khoảng 69.000 nhân viên tại Mỹ và nước ngoài. Fiat Chrysler Automenses cũng có kế hoạch giảm 20% lương tất cả công nhân trong 3 tháng, và hoàn trả lại phần lương bị giảm trong một năm sau đó.
Số đơn yêu cầu bảo hiểm thất nghiệp tại Hoa Kỳ lên tổng cộng khoảng 6,64 triệu đơn tính đến ngày 28/3/2020, tăng gấp đôi so với mức kỷ lục 3,3 triệu đơn cách đây chỉ hơn 1 tuần.
Các đơn xin trợ cấp thất nghiệp chủ yếu đến từ những người làm việc trong lĩnh vực dịch vụ như nhà hàng, bán lẻ và khách sạn, tuy nhiên các đơn xin trợ cấp thất nghiệp của công nhân trong ngành sản xuất ô tô đã tăng chóng mặt.
Lam Anh
VinFast và một loạt nhà máy ô tô tại Việt Nam tạm dừng hoạt động Từ ngày mai, 6/4, nhà máy ô tô Vinfast tại Hải Phòng của Tập đoàn VinGroup sẽ tạm dừng hoạt động do Covid-19. Theo thông tin phát đi từ VinFast, trước tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, giống như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất ô tô - xe máy nói riêng và các doanh nghiệp...