Mỏ kim cương hồng lớn nhất thế giới đóng cửa vì cạn kiệt
Ngày 3/11, tập đoàn khai mỏ toàn cầu Rio Tinto thông báo đóng cửa mỏ kim cương hồng lớn nhất thế giới Argyle sau khi nguồn khoáng sản tại đây tại đã cạn kiệt.
Khu mỏ kim cương hồng lớn nhất thế giới Argyle tại vùng Kimberley, miền Tây Australia. Ảnh: Bloomberg/TTXVN
Mỏ Argyle nằm tại vùng Kimberley, miền Tây Australia, được phát hiện vào năm 1979. Tập đoàn Rio Tinto bắt đầu các hoạt động khai mỏ tại đây vào năm 1983. Tính đến nay, Argyle đã khai thác hơn 865 triệu carat kim cương thô, trong đó, số lượng kim cương hồng xuất xưởng chiếm tới 90% tổng số kim cương hồng toàn cầu. Dòng kim cương này luôn được săn lùng vì độ tinh khiết đáng kinh ngạc và quý hiếm.
Tập đoàn Rio Tinto ước tính cần mất 5 năm để triển khai và hoàn tất công tác dỡ bỏ các hạ tầng cơ sở của khu mỏ, tái tạo nguồn đất, phục hồi cảnh quan để trao trả lại cho chính quyền địa phương quản lý.
Trong hai thập kỷ qua, giá trị của kim cương hồng đã tăng 500%. Theo giới chuyên gia, khi Argyle đóng cửa, giá của kim cương hồng được dự báo sẽ tăng và sản phẩm xa xỉ này có thể lên tới 3 triệu USD/carat. Sản lượng kim cương của Rio Tinto sẽ sụt giảm khoảng 75%. Tuy nhiên, doanh thu của tập đoàn sẽ chỉ chịu tác động chưa đến 2% vì kim cương chỉ là một phần nhỏ trong hoạt động kinh doanh của “gã khổng lồ” này.
Kim cương có độ tinh khiết đặc biệt, nhưng những viên kim cương hồng được tìm thấy tại mỏ Argyle càng đặc biệt hơn nữa. Khi ở sâu trong lòng đất, nhiệt độ và áp lực lớn tạo ra sự biến đổi mạng tinh thể trong viên kim cương khiến nó có thể hấp thu ánh sáng xanh lục, từ đó chuyển sang màu hồng. Viên kim cương hồng màu sắc càng tươi sáng, càng trong suốt thì càng có giá trị.
Có mỏ "kim cương" tưởng giàu, anh nông dân phải đào cho cả làng vì thảm cảnh này
Những người dân trong làng lần đầu được thưởng thức thực phẩm thượng hạng mà họ chưa bao giờ được nếm.
Video đang HOT
Nấm cục đen còn được ví như "kim cương đen" là thực phẩm rất đắt đỏ, nhưng vì Covid-19 nên không thể bán được cho các nhà hàng khiến nông dân lâm vào "thảm cảnh".
Vì vậy, anh Mike Collison, Shropshire, anh đang đào nấm cục đen đắt đỏ cho những người sống gần nhà để tránh lãng phí.
Theo anh Mike, số nấm lên đến 100kg trị giá 30.000 bảng Anh đang bị thối trong lòng đất.
Khoảng 50 người trong làng đã được nếm thử món ăn mà có lẽ trước đây họ chưa từng ăn.
Nấm cục đen và nấm cục trắng là 2 loại nấm cục nổi tiếng. Giá bán có thể lên đến hơn 100 USD/80g (2,3 triệu đồng/80g).
Năm 2014 từng có một nấm cục trắng lớn nhất thế giới đã được đưa tới New York, Mỹ và có nhân viên bảo vệ. Sau đó, khối nấm nặng gần 2kg được bán đấu giá với giá 61.000 USD.
Trước đây, để tìm nấm cục dưới đất, người ta dùng một loại lợn nhưng ngày nay con người dùng một loại cún để đánh hơi. Từ thời cổ đại, nấm cục đã xuất hiện trên bàn ăn của giới thượng lưu, hoàng tộc, làm các món salad khai vị...
Chuyên gia âm thưc Brillat-Savarin ơ Phap hôi thê ky 18 tưng mô ta nâm nay la "kim cương cua nha bêp".
Nơi mọc của nấm cục là dươi long đât, gân rê cua môt sô cây như gô sôi ơ khu vưc Trung Âu.
Vittorio Giordano, Pho chu tich công ty cung câp va phân phôi nâm cuc Urbani Truffle USA Inc cho biết, công ty có 18.000 chuyên tìm nấm khắp thế giới. Nhưng có người chỉ kiếm được được chưa đên 1 lang.
Mùa nấm cục cũng rất ngắn, chỉ vài tháng trong năm. Sau 5 ngày thu hoạch, mùi cay nồng của nấm giảm bớt một nửa nên người ta phải dùng sớm.
Chúng phải được chế biến càng nhanh càng tốt vì sau khi thu hoạch được sẽ bị ngót dần, có thể mất tới 5% trọng lượng/ngày.
Sáng chế băng y tế làm từ kim cương giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng Các nhà khoa học Australia đã phát triển loại băng y tế có thể phát hiện nhiễm trùng và cải thiện việc chữa lành vết thương do bỏng, ghép da và vết thương mãn tính. Hình: Đại học RMIT Australia Nghiên cứu do các nhà khoa học của Đại học RMIT thực hiện, đã sáng chế ra băng dán y tế thông minh...