Mổ khớp gối bằng robot, bệnh nhân đi lại được ngay
“ Phẫu thuật viên” robot tại Bệnh viện Bạch Mai đã đem lại điều thần kỳ này khi thay khớp gối và phẫu thuật thần kinh cho các bệnh nhân. Đây là lần đầu tiên những ứng dụng này được đưa vào sử dụng ở Việt Nam.
Giảm tổn thương, đau đớn
Bệnh nhân Lại Thị Mai (50 tuổi, Hà Nội) “lượn một vòng” biểu diễn một cách rất nhanh nhẹn chỉ sau 2 ngày phẫu thuật thay khớp gối bán phần bằng robot. Bà cho biết, không phải bây giờ bà mới đi được mà chỉ sau mổ 2 giờ bà đã xuống giường và tự đi được. Trước đây 2 năm, bà đã thay khớp gối bán phần 1 lần, hoàn toàn bằng bác sĩ “người”. Tuy nhiên bà đau đớn hơn và khi phục hồi thì việc đi lại cũng khó khăn, đầu gối luôn khó chịu. Còn giờ thì bà thấy thoải mái.
Hình ảnh ca phẫu thuật bằng robot tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Diệu Linh
Một cậu bé 5 tuổi (người Hà Nội) cũng hoàn toàn tỉnh táo sau khi được phẫu thuật thông não thất. Bé nhập viện trong tình trạng đau đầu, quấy khóc. Chẩn đoán cho thấy bệnh nhi bị giãn não thất. Sau gần 2 giờ phẫu thuật bằng robot, sức khoẻ của bệnh nhi đang phục hồi tốt. Hệ thống phẫu thuật robot Mako và Rosa lần đầu tiên được ứng dụng ở Việt Nam ứng dụng để phẫu thuật cho bệnh nhân thay khớp gối bán phần và bệnh nhân giãn não thất chính là hệ thống robot hiện đại nhất hiện nay. Hệ thống này sản xuất tại Mỹ, được Bộ Y tế cấp phép điều trị cho người lớn tại Bệnh viện Bạch Mai.
Theo PGS-TS Nguyễn Quốc Anh – Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, hệ thống robot này đang được ứng dụng ở các Trung tâm phẫu thuật lớn ở Bắc Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore để chữa các bệnh ngoại khoa phức tạp. Do đó, việc đưa được các robot này về Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt, giúp người dân có thể tiếp cận được các phương pháp điều trị công nghệ cao ngay trong nước với mức chi phí thấp hơn nhiều so với đi nước ngoài.
Chính xác gấp 3 lần phẫu thuật “tay”
Video đang HOT
PGS-TS Nguyễn Thế Hào – Trưởng khoa phẫu thuật thần kinh cho biết, những can thiệp về thần kinh sọ não đòi hỏi sự chính xác đến từng milimet. “Phẫu thuật viên” robot có khả năng định vị chính xác được tổn thương, đặc biệt ở các vị trí khó, nhỏ mà bác sĩ không nhìn thấy được. Đồng thời robot cũng thực hiện can thiệp một cách tinh tế nhất, giúp “hàn gắn” các vết thương mà không làm tổn hại đến các khu vực xung quanh, mất máu ít và giảm tối đa đau đớn cho bệnh nhân. Đường mổ cũng rất nhỏ. Robot có thể phẫu thuật chính xác gấp 3 lần so với thay khớp gối bằng tay và cho phép nội soi những ca bệnh thần kinh khó, đòi hỏi độ chính xác cao (từ 1-2mm). Nhờ đó, sử dụng robot có thể phẫu thuật não được cho các bệnh nhân nhỏ 2-3 tuổi, nhẹ cân. Điều mà các bác sĩ phẫu thuật ít dám mạo hiểm.
PGS Hào cũng cho biết, các bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật bằng robot bao gồm bệnh nhân gặp tổn thương bệnh lý não thất, đặt điện cực trong não để điều trị các rối loạn thần kinh chức năng (như Parkinson), mắc bệnh lý u nền sọ, can thiệp sinh thiết khối u sâu để chẩn đoán bệnh.
Theo TS Đào Xuân Thành – Phó Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình (Bệnh viện Bạch Mai), trước đây bệnh nhân nếu hỏng một nửa khớp thì vẫn phải thay cả khớp gối. Nhưng hiện nay với “phẫu thuật viên” robot, bệnh nhân chỉ phải thay từng phần. Những phần còn lành sẽ được bảo toàn. Nhờ đó mà các thương tổn ít hơn, đường mổ nhỏ, không cần đặt dẫn lưu nên ít mất máu, bệnh nhân ít đau và có thể hồi phục nhanh chóng. Các đối tượng được chỉ định áp dụng phẫu thuật thay khớp gối bán phần bằng robot gồm: Thoái hoá khớp gối tiên phát, khớp tổn thương phần sụn không thể hồi phuc, tổn thương một phần khớp gối.
Hiện mới có 3 bệnh nhân được phẫu thuật bằng robot. Hiện nay, Bệnh viện Bạch Mai đang xây dựng quy trình về phê duyệt giá để bệnh nhân được hưởng bảo hiểm y tế.
Hệ thống robot phẫu thuật Mako và Rosa được Bệnh viện Bạch Mai ứng dụng để phẫu thuật cho bệnh nhân thay khớp gối bán phần và bệnh nhân giãn não thất chính là hệ thống robot hiện đại nhất hiện nay. Hệ thống này sản xuất tại Mỹ, được Bộ Y tế cấp phép điều trị cho người lớn tại Bệnh viện Bạch Mai, đánh dấu bước phát triển vượt bậc trong việc áp dụng công nghệ cao vào việc điều trị chăm sóc người bệnh của bệnh viện.
Theo Danviet
Tá hỏa với hạt hồng xiêm nằm trong phế quản suốt 1 năm
Bệnh nhân được nội soi phế quản gây mê gắp ra dị vật là một hạt hồng xiêm và có nhiều dịch mủ ở phế quản.
BS Thủy đang thăm khám cho bệnh nhân Đ.V.T hóc hạt hồng xiêm
Ngày 2/3, các bác sỹ của Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai vừa xử lý thành công hai ca dị vật phế quản ở hai bệnh nhân.
Đây là hai trường hy hữu bị hóc dị vật ở Bệnh viện Bạch Mai. Một trường hợp dị vật là viên thuốc con nhộng còn nguyên vỏ nhôm sau 1 tháng nằm trong phế quản bệnh nhân và một dị vật là hạt hồng xiêm được tìm thấy sau đúng 1 năm.
Bệnh nhân Đ.V.T (47 tuổi, Nghĩa Hưng, Nam Định) đến khám tại phòng khám Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai ngày 20/2/2017 trong tình trạng ho kéo dài, đau ngực bên phải.
Qua thăm khám, các bác sỹ phát hiện bệnh nhân bị giãn phế quản, theo dõi dị vật đáy phế quản phải. Sau 1 tuần điều trị, đến ngày 27/2/2017, bệnh nhân được nội soi phế quản gây mê gắp ra dị vật là một hạt hồng xiêm và có nhiều dịch mủ đục phía dưới chỗ tắc.
Theo BS. Phan Thanh Thủy - Trung tâm Hô hấp, cách đây một năm bệnh nhân có ăn hồng xiêm bị sặc (nhưng không nghĩ có hạt hồng xiêm bị mắc trong phổi). Sau đó bệnh nhân bị ho kéo dài và đau tức ngực bên phải, đã đi khám nhiều nơi nhưng không phát hiện ra bệnh.
Trước đó, ngày 22/2/2017, Trung tâm Hô hấp cũng phát hiện và gắp thành công một viên thuốc con nhộng còn nguyên vỏ nhôm từ phế quản gốc bên phải của một bệnh nhân nam 67 tuổi đến từ xã Vũ Phúc, thành phố Thái Bình.
Theo hồ sơ bệnh án, bệnh nhân H.V.H (67 tuổi, TP. Thái Bình) được nhập viện trong tình trạng ho kéo dài, đã đi khám và điều trị một số nơi nhưng không đỡ. Bằng kinh nghiệm nghề nghiệp và dựa vào kết quả phim chụp, các bác sỹ của Trung tâm Hô hấp phát hiện có một dị vật ở phế quản gốc bên phải. Ngay lập tức, bệnh nhân được chỉ định nội soi gây mê lấy dị vật.
Sau khoảng 20 phút, các bác sỹ đã gắp được một viên thuốc còn nguyên vỏ nhôm, từ phế quản.
Theo PGS.TS.BS Vũ Văn Giáp - Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai, đây là một trường hợp khá hy hữu bởi dị vật mà các bác sỹ lấy ra được được là một viên thuốc con nhộng còn nguyên vỏ nhôm bên ngoài, rất sắc nhọn nên có nguy cơ gây tổn thương và viêm phế quản, viêm phổi rất cao.
Theo người nhà bệnh nhân, cách đây khoảng một tháng, bệnh nhân bị ho nên đã tự ra hiệu thuốc mua thuốc về uống.
Hình ảnh viên thuốc còn nguyên vỏ nhôm được lấy ra từ phế quản của bệnh nhân
Sau khi uống, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng của hội chứng xâm nhập: ho sặc sụa, khó thở.... sau đó vài ngày có sốt nhẹ. Bệnh nhân đã đi khám ở một vài phòng khám nhưng không phát hiện ra nguyên nhân.
GS.TS Ngô Quý Châu - Phó Giám đốc BV Bạch Mai, Giám đốc Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo, người dân không nên tự ý mua thuốc về uống và chỉ uống thuốc theo đơn có hướng dẫn của bác sỹ; Khi uống thuốc, bệnh nhân cần đọc kỹ hướng dẫn và kiểm tra đơn thuốc xem đã uống đúng liều lượng, đúng thời gian, đúng loại thuốc và cách sử dụng....
Với những bệnh nhân bị sặc hoặc hóc dị vật cần đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra và xử lý kịp thời, tránh các biến chứng có thể xảy ra như: rách, xước đường thở, đường tiêu hóa, gây nhiễm trùng, áp xe...
Theo Danviet
Bệnh viện Bạch Mai đón 7 bệnh nhân ngộ độc rượu Methanol Chiều 28.2, tin từ Bệnh viện Bạch Mai cho biết, tại Trung tâm chống độc hiện đang có 7 bệnh nhân ngộ độc rượu, đều đến từ Hà Nội. Trong số 7 bệnh nhân này thì có 5 bệnh nhân uống phải rượu methanol, 1 bệnh nhân súc miệng bằng cồn và 1 bệnh nhân chủ động uống cồn. Hiện vẫn còn có...