Mỏ khoáng sản rộng lớn ở sa mạc Atacama nhìn từ không gian
Trong bức ảnh được chụp vào ngày 26/6/2019 ở một khu vực đặc biệt thuộc vùng Tarapaca ở miền Bắc Chi-lê, nơi có thể tìm thấy những mỏ caliche (hay còn gọi là diêm tiêu Chi-lê) lớn nhất.
Một khu vực cụ thể ở vùng Tarapaca thuộc miền bắc Chi-lê, nơi có thể tìm thấy những mỏ caliche (hay còn gọi là diêm tiêu Chi-lê) lớn nhất, được thể hiện rõ nét trong một bức ảnh chụp ngày 26/6/2019. Đây là nơi khai thác Ni-trat, Li-ti. Ka-li và I-ốt. Bức ảnh là dữ liệu do vệ tinh Copernicus Sentinel chụp, và đã được xử lý bởi Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA).
Nhiệm vụ Copernicus Sentinel-2 đưa chúng ta qua một phần sa mạc Atacama của Chi-lê, khu vực này nằm ở phía tây của Thái Bình Dương, phía đông của dãy núi Andes. Sa mạc Atacama được coi là một trong những nơi khô cằn nhất trên Trái Đất – một số nơi thuộc sa mạc chưa từng có cơ hội được ghi chép thông tin về lượng mưa.
Mỏ khoáng sản Atacama
Trong bức ảnh được chụp vào ngày 26 tháng 6 năm 2019 ở một khu vực đặc biệt thuộc vùng Tarapaca ở miền Bắc Chi-lê, nơi có thể tìm thấy những mỏ caliche (hay còn gọi là diêm tiêu Chi-lê) lớn nhất.
Đây là nơi khai thác Ni-trat, Li-ti. Ka-li và I-ốt. Lấy ví dụ, I-ốt được chiết xuất trong một quá trình lọc quặng – thường được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động khai thác mỏ quy mô lớn hiện đại. Các cọc lọc có thể nhìn thấy ở dạng các chấm hình chữ nhật nằm rải rác bao quanh bức ảnh., mặc dù chưa biết chắc lý do nào khiến chúng có màu sắc khác nhau. Một số cột lọc có màu sáng hơn hoặc tối hơn do hàm lượng nước hoặc loại đất khác nhau.
Mỏ khoáng sản rộng lớn ở sa mạc Atacama nhìn từ không gian
Các dạng hình khối ở bên phải là các ao bốc hơi lớn. Nước muối được bơm lên bề mặt vào các ao nông này thông qua một mạng lưới giếng. Khí hậu khô và nhiều gió làm tăng sự bốc hơi nước và để là muối cô đặc để chiết xuất ra li-ti – thường được dùng trong sản xuất pin.
Các ao bốc hơi nằm ở bên phải
Màu ngọc lam sáng của các ao bốc hơi trái ngược hoàn toàn với cảnh quan xung quanh – khiến chúng dễ dàng được nhận ra khi nhìn từ không gian. Các đường màu đen đặc biệt có thể nhìn thấy trong ảnh là những con đường kết nối với các khu vực xây dựng khác.
Copernicus Sentinel-2 là một nhiệm vụ gồm có hai vệ tinh để phủ sóng và cung cấp dữ liệu cần thiết cho chương trình Copernicus của châu Âu. Hình ảnh màu giả này đã được xử lý bằng cách chọn các dải quang phổ có thể dùng để phân loại các đặc điểm địa chất.
Phát hiện loại đá có khoáng chất như trên Mặt trăng ngay trên Trái đất
Các nhà nghiên cứu vừa tìm thấy một loại đá đặc biệt có chứa những khoáng chất giống trên Mặt trăng trong một mỏ ở Nam Montana, Mỹ.
Nhiều loại khoáng sản như vàng, sắt và kali đã được khai thác từ các mỏ trên khắp nước Mỹ. Tuy nhiên, một mỏ dưới lòng đất ở Nam Montana mới đây được tìm thấy thực sự chứa các khoáng chất có giá trị hơn nhiều, đặc biệt là đối với các nhà khoa học đang nghiên cứu về Mặt trăng.
Nhà nghiên cứu địa chất Doug Rickman đến từ Trung tâm bay không gian Marshall của NASA cho biết rằng địa điểm mới phát hiện này thực sự thu hút sự chú ý từ các nhà khoa học về một loại đá có tên anorthosite tương tự cũng được tìm thấy ở miệng hố và lòng chảo mới trên khắp các cao nguyên Mặt Trăng.
Từ Trái đất, Mặt trăng có thể nhìn thấy những phần có màu sáng, phản chiếu cao trên bề mặt được gọi là vùng cao nguyên Mặt trăng. Đó là những tảng đá lâu đời nhất với tuổi thọ hơn 4 tỷ năm tuổi. Những tảng đá anorthosite cũng đã từng được các phi hành gia Apollo mang về Trái đất giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu rõ hơn về lịch sử địa chất của Mặt trăng.
Việc cung cấp các loại đá này từ Mặt trăng thực sự rất hạn chế. Nhưng với phát hiện mới thì loại khoáng chất cũng có thể được tìm thấy trên Trái đất sẽ giúp ích rất nhiều cho các nghiên cứu.
Các nhà khoa học cũng thu thập các tảng đá từ các mỏ nằm trong Khu phức hợp Stillwater để sản xuất một số loại bụi Mặt trăng tổng hợp để nghiên cứu.
Sarah Deitrick, một nhà địa chất Mặt trăng tại Trung tâm Vũ trụ Johnson của NASA nói rằng khu phức hợp Stillwater có thể thông tin cho chúng ta về sự hình thành của chính nó, cũng như bề mặt của Mặt trăng giống như ở các vùng cao nguyên.
"Những chất này cực kỳ hữu ích khi sử dụng cho việc thử nghiệm thiết bị, quần áo vũ trụ hoặc bất cứ thứ gì khác sẽ tiếp xúc với bề mặt Mặt trăng khi con người quay trở lại. Khu phức hợp Stillwater đã được sử dụng để tạo ra một số mô phỏng chính xác nhất tái tạo vùng cao nguyên Mặt trăng", Sarah Deitrick nhấn mạnh.
Hệ Mặt Trời đã từng có nền văn minh khác ngoài Trái Đất? Một trong những câu hỏi mở về sinh học vũ trụ là liệu có sự sống ở đâu đó trong hệ mặt trời nữa không? Hai nhà vật lý thiên văn học người Mỹ, ông Avi Loeb ở Trường đại học Harvard và ông Jason Wright ở Trường đại học bang Pennsylvania đều tìm cách trả lời câu hỏi này. Ông Loeb cho...