Mở khóa yêu thương
Khi yêu thương bị pha tạp bởi ham muốn, kỳ vọng, kiểm soát, sở hữu, so đo tính toán… sức mạnh của yêu thương không còn, mà chỉ có đau khổ thống trị.
Vừa vào đến nhà tôi đã nghe một đoạn hội thoại trong ti vi: “Cha buồn lắm! Cha yêu mẹ con thật nhiều, nhưng mẹ con nào có chút yêu thương cha”.
Yêu thương có mang lại nỗi buồn không? Không. Yêu thương chỉ mang lại hạnh phúc. Vậy thì vì sao nhân vật trong đoạn phim trên lại buồn khi trao đi yêu thương? Đó có phải yêu thương hay một điều gì khác?
Khi mới yêu, tình cảm vô cùng trong sáng, lúc đó yêu thương chỉ mang lại hạnh phúc. Ta có thể vượt nắng mưa, lặn lội ngày đêm để gặp được người yêu trong vài phút. Ta có thể làm mọi thứ cho người mình yêu mà không chút nghĩ ngợi.
Sau một thời gian, một chút gợn sóng xuất hiện: “Em chẳng yêu anh chút nào!”, “Sao anh phải hy sinh vì em mà em không vì anh?”, “Anh đi đâu? Làm gì? Sao không trả lời tin nhắn của em?”… Tình yêu bắt đầu có dấu vết của đau khổ.
Khi con trẻ chào đời, một tình yêu dạt dào vô bờ bến dành cho con, làm tất cả mọi điều vì con, mỉm cười bao dung khi con làm bậy hay quấy khóc. Khi con lớn một chút “con phải ngoan, phải học giỏi mẹ cha mới vui”, “con không thi vào ngành này thì đừng về cái nhà này nữa”, “lập gia đình đi cho cha mẹ yên lòng”, “con nhà người ta làm lương cao, mua xe hơi, con nhà mình thì…”.
Video đang HOT
Cái từ “yêu thương” trở thành sợi dây trói buộc cho người được yêu và cả người tưởng rằng mình đang trao đi yêu thương. Dấu vết của đau khổ xuất hiện khi yêu thương chuyển thành kỳ vọng, đòi hỏi, kiểm soát, sở hữu, so sánh, tính toán…
Ta thường nhớ lại kỷ niệm lúc mới yêu, khi lần đầu làm cha mẹ, vì khi đó tình yêu thương thuần khiết, tình yêu thương vô điều kiện trong ta được kích hoạt. Ta cũng không ngờ những điều phi thường mà ta có thể làm lúc đó. Vì yêu thương thuần khiết mang lại sức mạnh lớn lao. Nhưng khi yêu thương bị pha tạp bởi ham muốn, kỳ vọng, kiểm soát, sở hữu, so đo tính toán… sức mạnh của yêu thương không còn, mà chỉ có đau khổ thống trị.
Khi ta trao đi yêu thương, chính ta là người đầu tiên cảm nhận vị ngọt của yêu thương. Thay vì buông lời cay đắng cho người khác khi họ làm những điều không như ý ta, khi họ rời bỏ ta… ta cảm ơn họ vì họ đã mở khóa yêu thương trong trái tim ta. Họ đến trong đời ta để chỉ cho ta thấy yêu thương luôn hiện diện trong chính ta.
Tình yêu của ta không mất đi, nó luôn ở trong ta. Chỉ có buồn, giận, tổn thương che mờ tình yêu thương đó. Buồn, giận, tổn thương xuất hiện khi yêu thương không được trao đi một cách vô vị lợi.
Gieo hạt mầm tử tế
Chúng ta thường có xu hướng tự thu vén mình trong thế giới riêng.
Tử tế đôi khi rất khó thực hiện vì nó được cho là ngu ngốc, gàn dở và thậm chí bị chèn ép. Do đó, đòi hỏi phải có sự cam đảm. Làm sao để chúng ta học cách tha thứ và yêu thương bản thân, cùng người khác, làm sao chúng ta đủ dũng cảm để cởi mở và nghĩ tốt với người đối diện trong một cuộc tranh luận?
Tử tế đáng giá bao nhiêu? (Bernadette Russell) là cuốn sách giúp bạn kết nối với chính mình, với cộng đồng và môi trường xung quanh một cách sâu sắc nhất. Bằng những xúc cảm, cởi mở, chân thành và yêu thương đến từ sự tử tế, mỗi hành động của bạn dù bé nhỏ đến đâu, sẽ là nét vẽ xanh cho "hệ sinh thái" hạnh phúc, tin cậy và tạo ra một cộng đồng làm việc tử tế.
Gieo hạt mầm cho hành trình hạnh phúc
Trước khi bắt đầu một năm đầy cảm hứng và đong đầy sức sống với Dự án "366 ngày sống tử tế", Bernadette Russell từng hoang mang về các giá trị bản thân và những việc cô làm hằng mong rằng mang lại sự khác biệt cho thế giới. Khi sự hỗn loạn đang diễn ra từng ngày, từ vấn đề môi trường đến chiến tranh, xung đột, nạn đói, những loài động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng,... Cô tự hỏi mình có thể làm gì khi đối diện với những việc này.
"Tử tế đáng giá bao nhiêu" tổng hợp những bài học giá trị từ Dự án "366 ngày sống tử tế".
Cho đến một ngày, trong lúc xếp hàng tại bưu điện địa phương và giúp đỡ một chàng trai trẻ quên mang theo ví khi mua giúp anh ta một con tem. Bằng cách này, cô khiến chàng trai ấy phấn chấn lên một chút và bản thân tác giả cũng cảm thấy vui vì tạo đã tạo ra một chút khác biệt nho nhỏ cho cuộc sống của người khác. Kể từ đây, cô quyết định mỗi ngày sẽ làm một việc tốt cho người lạ, duy trì nó trong 366 ngày, để xem sự tử tế có sức mạnh thay đổi thế giới hay không.
Tử tế đáng giá bao nhiêu? tổng hợp những bài học giá trị của Bernadette Russell trong suốt hành trình 366 ngày làm việc tử tế. Như một lời mời hấp dẫn khó từ chối, kể cả khi chúng ta đang còn mặc kẹt trong những lạc lõng và hoài nghi về thế giới, cuốn sách sẽ thôi thúc chúng ta bắt tay vào hành động những việc tử tế, một cuộc cách mạng thầm lặng nhưng tạo nên sự thay đổi sáng rỡ cho cuộc sống mỗi người.
Bạn có tin rằng, sự bất hạnh của chúng ta sẽ không làm được gì cho thế giới, nhưng nếu chúng ta đối đãi tử tế với chính mình, đó đã là một món quà bạn dành lan tỏa đến cộng đồng xung quanh. Nhận thức tốt hơn về các vấn đề môi trường là cách tốt nhất chúng ta đối xử tử tế với bản thân, với người khác, với thế hệ tương lai và những sinh vật khác trên hành tinh. Người khác nổi giận vì rất nhiều lý do. Nhưng chúng ta cũng có vô vàn cách cải thiện tình hình.
Tử tế cũng cần phải học
Sống tử tế có lợi cho trái tim của bạn, vì nó góp phần tạo ra hoóc-môn oxytocin trong não và khắp cơ thể. Oxytocin giải phóng oxit nitric trong mạch máu, từ đó mở rộng các mạch máu, giảm huyết áp và bảo vệ trái tim của bạn.
Tuy nhiên, tử tế không phải muốn có là ngay. Nó cũng phải được học hành, được dạy dỗ, được rèn luyện và sự có cần của lòng dũng cảm. Chúng ta thường có xu hướng tự thu vén mình trong thế giới riêng. Tử tế đôi khi rất khó thực hiện vì nó được cho là ngu ngốc, gàn dở và thậm chí bị chèn ép. Do đó, đòi hỏi phải có sự cam đảm. Làm sao để chúng ta học cách tha thứ và yêu thương bản thân, cùng người khác, làm sao chúng ta đủ dũng cảm để cởi mở và nghĩ tốt với người đối diện trong một cuộc tranh luận?
Sống tử tế có lợi cho trái tim của bạn.
Câu ngạn ngữ tác giả đã đưa ra: "Những thứ tốt đẹp nhất trên đời đều miễn phí". Cười sảng khoái, lắng nghe tiếng chim hót, cố tình giẫm vào những vũng nước khi đi dưới trời mưa... Chúng ta cũng không thể thuyết phục người khác trong đỉnh điểm căng thẳng bằng cách la lối và chửi bới họ. Nhưng một cái hít thở sâu, một sự lắng nghe và cả lời cảm ơn, xin lỗi thật lòng sẽ xoay chuyển được cục diện mâu thuẫn.
Một học sinh lớp 4 đã viết thư gửi Thủ tướng với mong muốn được góp toàn bộ số tiền mừng tuổi để mua khẩu trang phát miễn phí cho người dân tại bến xe. Trước đó, cậu bé 12 tuổi đã cùng mẹ dùng 10 triệu đồng được lì xì Tết mua hàng ngàn chiếc khẩu trang y tế để phát miễn phí tại TP. HCM... Đọc những dòng tin tức này, không chỉ những cô bé, cậu bé đồng trang lứa mà người lớn cũng cảm thấy đây là những hành động có sức mạnh lan tỏa và thăng hoa chúng thành lẽ sống.
Khi thực hiện theo những "thực đơn" bổ dưỡng cho tâm hồn mà tác giả mách bảo, chúng ta hiểu rằng, mình luôn có thể tử tế khi giàu có lẫn lúc khó khăn. Hành động tử tế nhất thường đòi hỏi thời gian, sự quan tâm và tình cảm, hơn là tiền bạc.
Chồng giận dỗi mỗi khi tôi về thăm cha mẹ Tôi cưới chồng gần 6 năm, có con trai hơn 3 tuổi. Từ khi chưa cưới chúng tôi đã không hợp tính, hay cãi nhau, tôi cũng biết tính mẹ anh khó nhưng cứ nghĩ chắc không sao. Cưới về, tôi sống chung với mẹ chồng nhưng vì mâu thuẫn nên mẹ chồng đuổi tôi ra ngoài sống, ở trọ vài tháng thì...