Mở hộp nhanh bo mạch chủ Biostar Z690A Valkyrie: vừa đủ cho nhu cầu cao cấp
Với trang bị vừa đủ, Biostar Z690A Valkyrie chắc chắn sẽ là một lựa chọn sáng giá cho phân khúc trung cao.
Từ 10 triệu đã có laptop màn hình 2K sắc nét, xem phim hay làm việc văn phòng đều thích Chi tiết Glorious Model I: Chuột gaming công thái học siêu nhẹ, nhiều nút bấm, giá dưới 1.5 triệu đồng và không dành cho người… sợ lỗ Nvidia đè bẹp AMD trong danh sách 20 GPU bán chạy nhất
Cuối năm 2021, màn ra mắt của Intel Core i thế hệ thứ 12 với tên mã Alder Lake đã đánh dấu sự trở lại của “đội xanh” sau nhiều năm bị đối thủ vùi dập. Ở thế hệ này, CPU cao cấp nhất, i9-12900K của Intel đã dễ dàng đánh bại được đối thủ cùng phân khúc nhở kiến trúc hoàn toàn mới theo dạng big.LITTLE cũng như tiến trình Intel 7. Tuy nhiên, để “cân” được con quái vật về hiệu năng này, người dùng sẽ cần phải trang bị cho hệ thống của mình một chiếc bo mạch chủ Z690 cao cấp với dàn tụ và VRM công suất lớn.
Tất nhiên, các bo mạch chủ với chipset Z của Intel thì chưa bao giờ là rẻ. Chưa kể lại còn phải là dòng đắt tiền thì mới được trang bị VRM cao cấp và thậm chí người dùng phải gánh thêm nhiều các tính năng được cho là “cao cấp” nhưng đôi khi lại thừa thãi và gây tốn kém cho người dùng trong bối cảnh giá linh kiện vẫn ở mức khá cao. Đây cũng chính là cơ hội để cho những hãng sản xuất với nhận dạng thương hiệu tầm trung như Biostar tỏa sáng.
Không đứng ngoài cuộc chơi Intel Core thế hệ 12, thương hiệu đến từ Đài Loan đã cho ra mắt dòng sản phẩm bo mạch chủ trang bị chipset Intel Z690 với một trong những cái tên nổi bật nhất là Z690 Valkyrie. Phần hộp của chiếc bo mạch chủ này có thiết kế tương đồng với các sản phẩm ở phân khúc cao cấp của các đối thủ khi không có hình ảnh sản phẩm mà chủ yếu là đồ họa và logo thương hiệu, với tông màu đen và vàng là chủ đạo.
Mặt sau hộp là thông tin về các tính năng nổi bật, thông số kỹ thuật của sản phẩm và các cổng kết nổi I/O ở phía sau.
Bởi là một sản phẩm đánh vào phân khúc cao cấp nhất của tầm trung và bình dân nhất của dòng cao cấp, phụ kiện của Biostar Z690A Valkyrie là khá hạn chế với chỉ 4 dây SATA, Smart Connector (thiết bị hỗ trợ cắm các dây I/O mặt trước), sách hướng dẫn và CD chứa driver. Quả thực việc kèm đĩa driver của các nhà sản xuất bo mạch chủ vẫn khiến tôi thắc mắc suốt vài năm nay vì tính lãng phí.
Video đang HOT
Dù thuộc phân khúc lọt giữa, Biostar Z690A Valkyrie vẫn cho cảm giác khá cao cấp với các trang bị như bộ giáp cho mainboard, đèn báo lỗi POST, đèn LED ở một số vị trí để điểm xuyết cũng như quạt tản nhiệt cho dàn VRM. Mặt sau của Z690A Valkyrie cũng được trang bị backplate để hỗ trợ tản nhiệt các linh kiện được hàn trên bề mặt.
Cũng bởi tình trạng khan hiếm chip trên toàn cầu mà các nhà sản xuất bo mạch chủ có chipset Intel 600 series, trong đó có Biostar, đã đưa ra giải pháp khắc phục bằng việc ra mắt các sản phẩm mainboard hỗ trợ RAM DDR4 thay vì DDR5 tiêu chuẩn. Dù hiệu năng ảnh hưởng đôi chút nhưng quả thực, nhờ vậy mà tính tương thích của Z690A Valkyrie được tăng lên rất nhiều cũng như chi phí đầu tư ban đầu cho hệ thống cũng được tối ưu.
Như đã nói ở phần đầu, Biostar Z690A Valkyrie nhắm vào phân khúc các khách hàng dùng CPU i7 hoặc i9 cao cấp nhưng muốn tối ưu chi phí. Nhờ vậy, dàn VRM được trang bị của chiếc mainboard này cũng lên tới 105A, thậm chí còn chút khoảng trần để ép xung cả i9-12900K. Tất nhiên, song hành với đó là 2 chân cắm EPS 8-pin để cấp nguồn cho CPU. Người dùng chắc chắn cũng sẽ cần lưu tâm về công suất nguồn hệ thống của mình.
Cũng bởi là dòng main hướng tới đối tượng tương đối nhạy cảm về chi phí, Biostar Z690A Valkyrie không hề được trang bị module WiFi dù hỗ trợ tới WiFi 6E. Thậm chí, chiếc mainboard này còn đi sẵn antenna chờ cho phần kết nối không dây. Vì vậy, nếu người dùng cần sử dụng WiFi thì sẽ cần đầu tư thêm.
Đây cũng là một động thái tiết kiệm chi phí để giảm giá thành của Biostar bởi có thể nhiều game thủ sẽ ưu tiên dùng internet qua dây ethernet để đảm bảo độ ổn định và hạn chế độ trễ khi chơi game online.
Tựu trung lại, Biostar Z690A Valkyrie là một chiếc mainboard ờ tầm trung cao với đầy đủ các tính năng cao cấp cho một hệ thống chỉ phục vụ việc chơi game. Khi lựa chọn chiếc mainboard này cho cấu hình của mình, chắc chắn người dùng sẽ có dư thêm một khoảng ngân sách không nhỏ để đắp vào các linh kiện phục vụ hiệu năng khác như CPU hay GPU để đạt được mức FPS cũng như thiết lập đồ họa cao nhất.
Meze Audio ADVAR - Tai nghe in-ear giá 20 triệu có housing lạ mắt, trang bị driver lớn 10,2mm
Mẫu tai nghe in-ear ADVAR cao cấp của Meze Audio có thiết kế công thái học với phần housing khá lạ mắt, bên trong trang bị driver lớn 10,2mm cho chất âm giàu năng lượng, chính xác và ấm áp.
ADVAR được trang bị bộ driver dynamic có đường kính lớn lên đến 10,2mm, cho năng lượng âm đầu ra dồi dào, đầy chi tiết, cho trải nghiệm nghe nhạc trong thời gian dài mà không gây mệt mỏi. Dải tần đáp tuyến của tai nghe này được công bố từ có độ rộng từ 10Hz đến 30.000Hz.
Ở thời văn minh của người La Mã cổ đại, ADAVR được xem như là một loại bùa hộ mệnh, ban sức mạnh toàn diện, mang lại phước lành cho những người đeo nó. Chính vì vậy thiết kế của tai nghe này được lấy cảm hứng từ truyền thuyết đó với phần khung thép không gỉ cùng các chi tiết được mạ vàng nổi bật.
Meze Audio có giá tham khảo khoảng hơn 20 triệu đồng.
Sennheiser công bố tai nghe Momentum 4: thiết kế mới, thời lượng pin 60 giờ Sennheiser vừa công bố sự bổ sung mới nhất cho dòng tai nghe chống ồn cao cấp của hãng với cái tên Momentum 4. Sennheiser cho biết Momentum 4 đem tới "sự thoải mái đặc biệt" và khả năng khử tiếng ồn chủ động vượt trội so với Momentum 3 Wireless. Thiết kế trọng lượng nhẹ hoàn toàn mới được tối ưu hóa...