Mô hình vũ khí ngụy trang của Ukraine: Rẻ, hiệu quả
Những vũ khí ngụy trang của Ukraine được tạo ra với mục tiêu duy nhất, bị phá hủy nhanh nhất có thể.
Xưởng sản xuất thép với nhiệm vụ sản xuất những vũ khí này liên tục khoe chiến tích đáng kinh ngạc rằng hàng trăm vũ khí ngụy trang đã bị Nga phá hủy ngay khi được đưa ra chiến trường.
Những lựu pháo D-20 của Ukraine, lựu pháo M777 mà Mỹ sản xuất, những cối pháo, radar phòng không… và danh sách còn dài nữa. Bất kỳ vũ khí nào được triển khai tại Ukraine, khả năng cao là Metinvest đã sao chép chúng hoặc hiện đang thực hiện sao chép trong một nhà kho của khu công nghiệp rộng lớn ở Ukraine. Tại đây, họ sản xuất hàng loạt các bản sao ngụy trang của các công nghệ quân sự tiên tiến nhất từ Mỹ và châu Âu.
Metinvest chế tạo hàng loạt bản sao các công nghệ quân sự tiên tiến nhất từ Mỹ và châu Âu, bao gồm lựu pháo D-20, M777, các cối pháo cũng như radar phòng không. (Ảnh: CNN)
Một đại diện của công ty yêu cầu giữ kín danh tính cho biết, trước khi cuộc chiến nổ ra, công ty này đã là tập đoàn luyện kim lớn nhất của Ukraine nhưng không liên quan tới các hoạt động sản xuất vũ khí. Và trên thực tế, tập đoàn này vẫn không liên quan tới ngành công nghiệp đó, những hoạt động duy nhất của họ trong giới sản xuất vũ khí là các loạt hệ thống vũ khí ngụy trang. Vũ khí ngụy trang này có độ chân thật đáng kinh ngạc nhưng không hề mang theo hỏa lực hay những nhãn giá cao ngất trời.
Đại diện này cho biết thêm, vũ khí ngụy trang có hai mục đích: bảo vệ sinh mạng người Ukraine và dụ quân đội Nga sử dụng phí phạm các máy bay không người lái cảm tử, đạn pháo, tên lửa đắt đỏ của họ.
Video đang HOT
Họ thiết kế những vũ khí ngụy trang này sao cho từ trên cao, chúng trông đủ chân thật để phe địch cảm thấy đáng tấn công mà vẫn giữ chi phí sản xuất các vũ khí này đủ thấp. Và từ đó, họ cần phải cân bằng giữa chất liệu, sử dụng gỗ ván rẻ mạt không có tín hiệu nhiệt để đánh lừa các radar và máy bay không người lái tầm nhiệt, đồng thời củng cố bằng kim loại đủ để chúng có thể đánh lừa địch.
Đại diện của Metinvest cho biết: “Chiến tranh rất đắt đỏ và chúng tôi muốn đánh lừa phe Nga phí phạm các máy bay không người lái và tên lửa để phá hủy các vũ khí ngụy trang. Suy cho cùng, những vũ khí của Nga rất đắt đỏ và các mô hình mà chúng tôi sản xuất rẻ hơn rất nhiều”.
Ví dụ như trường hợp lựu pháo M777 cỡ nòng 155mm. Một khẩu pháo này trên thực tế có giá hàng triệu USD nhưng mô hình của Metinvest chỉ có chi phí sản xuất 1.000 USD và được chế tạo từ ống dẫn nước cũ. Điều quan trọng là quân đội Nga khi muốn phá hủy một khẩu pháo thật giá hàng triệu USD cũng sẽ phải tiêu tốn một lượng tên lửa hoặc máy bay không người lái có chi phí tương đương.
“Sau mỗi cuộc không kích, quân đội mang về những mảnh vỡ làm phần thưởng. Chúng tôi sưu tầm chúng. Nếu như những vũ khí ngụy trang của chúng tôi bị phá hủy thì nỗ lực của chúng tôi đã không vô nghĩa”.
Ông cho biết, ban đầu những vũ khí ngụy trang khá thô sơ. Khi cuộc chiến nổ ra, công nhân của công ty này vội vã sản xuất những bản sao để được nhanh chóng đưa ra chiến trường, để quân đội Ukraine trông có vẻ được trang bị tốt hơn thực tế. Nhưng, khi cuộc chiến tiếp diễn và các vũ khí được đưa tới Ukraine trở nên ngày càng tinh vi, những mô hình của Metinvest cũng cần phải được cải thiện.
Tiêu chuẩn của những mô hình mà họ sản xuất hiện tại là khoảng thời gian mà chúng tồn tại trên chiến trường. Nếu như có một mô hình ở trên chiến trường quá lâu mà không bị phá hủy, những nhà thiết kế của công ty trở lại bàn làm việc. Và từ đó, mục lục các mô hình ngụy trang của công ty này đã trở nên dài và đa dạng tới đáng kinh ngạc.
Ảnh: CNN.
Đại diện này cho biết thêm: “Chúng tôi không tính số lượng mô hình ngụy trang đã sản xuất, chúng tôi chỉ theo dõi số lượng mô hình bị phá hủy. Những mô hình của chúng tôi bị phá hủy càng sớm thì chúng tôi càng được lợi”.
Ông cho biết, cho tới nay, hàng trăm mô hình đã bị phá hủy và công ty này đang gặp khó khăn khi cố gắng bắt kịp nhu cầu của quân đội.
Trung Quốc tập trận đối đầu khi tàu sân bay Mỹ ở Biển Đông
Nhóm tác chiến tàu sân bay Sơn Đông của Trung Quốc tập trận bắn đạn thật và đối đầu ở Biển Đông khi nhóm tác chiến tàu sân bay Nimitz của Mỹ cũng hoạt động tại đây.
Nhóm tác chiến tàu sân bay Sơn Đông ở Biển Đông . ẢNH CHỤP MÀN HÌNH SCMP
Tờ South China Morning Post ngày 16.1 đưa tin Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc thông báo trên WeChat rằng nhóm tác chiến tàu sân bay Sơn Đông của nước này bắt đầu tập trận bắn đạn thật và đối đầu ở Biển Đông từ tuần trước.
Nhóm này còn có một tàu khu trục tàng hình Type 055 và 3 tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường khác.
Chở theo hàng chục tiêm kích J-15, tàu sân bay Sơn Đông tham gia tập trận đối đầu bắn đạn thật, cất và hạ cánh các máy bay trong đêm, ứng phó khẩn cấp, hoạt động phối hợp giữa các tàu, kiểm soát thiệt hại và các hoạt động khác, theo Hải quân Trung Quốc.
Hoạt động trên diễn ra trong bối cảnh Hải quân Mỹ thông báo nhóm tác chiến tàu sân bay Nimitz bắt đầu hoạt động ở Biển Đông từ ngày 12.1. Đây là lần đầu tiên tàu Nimitz hoạt động tại vùng biển này trong đợt điều động năm 2022-2023.
Nhóm tàu trên có tàu sân bay Nimitz, tàu tuần dương USS Bunker Hill (lớp Ticonderoga), các tàu khu trục lớp Arleigh Burke gồm USS Decatur, USS Chung Hoon, USS Wayne E Meyer, phi đoàn CVW 17 và các nhân viên hải đội khu trục 9.
Hải quân Mỹ ra thông cáo cho biết hoạt động của nhóm tàu trên ở Biển Đông nằm trong những hoạt động định kỳ tại khu vực Indo-Pacific (Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương), thể hiện hợp tác cùng với các đồng minh và đối tác để duy trì các vùng biển tự do và rộng mở.
Theo chuyên gia Chu Thần Minh tại Viện Khoa học và Công nghệ quân sự Viễn Vọng ở Bắc Kinh, PLA đã cảnh giác khi Mỹ điều thêm máy bay và tàu chiến đến khu vực trong dịp tết Nguyên đán những năm gần đây.
Chuyên gia Collin Koh tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược (Singapore) cho rằng việc chạm trán gia tăng giữa 2 thế lực quân sự có thể được xem là nỗ lực tránh leo thang, phù hợp với sự thống nhất trong các cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Theo đó, những sự chạm trán có thể không giúp quân đội 2 nước hiểu nhau thêm, nhưng ít nhất cũng giúp họ hình thành "một mô hình hành vi ăn miếng trả miếng khá dễ đoán" về quân sự. Theo ông, khó có khả năng nước nào giảm hoạt động vì điều đó sẽ "báo hiệu sự yếu đuối với nhau".
Lầu Năm Góc lần đầu thừa nhận gửi tên lửa chống radar cho Ukraine Hôm 8/8, Lầu Năm Góc lần đầu tiên thừa nhận đã gửi tên lửa chống radar cho Ukraine để đối phó với chiến dịch quân sự của Nga. Tên lửa chống radar AGM-88 (HARM). Ảnh: Wikipedia Theo kênh CNN, ông Colin Kahl, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ về Chính sách cho biết Washington đã gửi một số tên lửa chống bức xạ...