Mô hình trung tâm liên ngành bảo vệ khẩn cấp phụ nữ bị bạo lực, trẻ em bị xâm hại
Ngày 17/7, tại Hà Nội, Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã tổ chức hội thảo tham vấn thành lập mô hình trung tâm liên ngành bảo vệ khẩn cấp phụ nữ bị bạo lực, trẻ em bị xâm hại.
Đại diện Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc, Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) đã tham dự hội thảo.
Giám đốc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Dương Thị Ngọc Linh phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: H.P)
Phát biểu khai mạc hội thảo, Giám đốc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Dương Thị Ngọc Linh cho biết, Đề án thành lập Trung tâm một cửa liên ngành hỗ trợ khẩn cấp phụ nữ và trẻ em bị bạo lực trên cơ sở giới là thực hiện Quyết định số 938/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ, Đề án “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017-2027″;
Quyết định số 1863/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em giai đoạn 2020-2025 có nội dung, thí điểm kết nối các biện pháp điều tra thân thiện với dịch vụ y tế, hỗ trợ tâm lý, phúc lợi xã hội, dịch vụ bảo vệ trẻ em cho trẻ em là người bị hại, người làm chứng của bạo lực, xâm hại tình dục; xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành và hình thành mạng lưới xã hội về bảo vệ trẻ em, phòng chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em giữa các cơ quan tổ chức liên quan.
Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận các vấn đề liên quan đến thực tế hoạt động điều tra, tố tụng các vụ việc phụ nữ bị bạo lực, trẻ em bị xâm hại; quy trình tố tụng thân thiện với người chưa thành niên; hoạt động trợ giúp pháp lý cho phụ nữ bị bạo lực, trẻ em bị xâm hại…; công tác hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực trong bệnh viện; hoạt động chăm sóc và bảo vệ trẻ em bị xâm hại tại Bệnh viện Nhi Trung ương…
Video đang HOT
Tổ chức chính trị xã hội 'không thể kinh doanh bảo hiểm'
Đa số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội không đồng tình với đề xuất của Chính phủ giao năm tổ chức chính trị xã hội cung cấp bảo hiểm vi mô.
Thảo luận dự thảo Nghị định về bảo hiểm vi mô của các tổ chức chính trị - xã hội chiều 13/7, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển không đồng ý với đề xuất của Chính phủ để Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Liên đoàn lao động, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh cung cấp bảo hiểm vi mô do "thua lỗ rất dễ xảy ra và không có khả năng bù đắp".
Ông Hiển cho biết, bảo hiểm vi mô không là vấn đề mới mà thực chất là bảo hiểm dành cho các hộ gia đình, cá nhân có thu nhập thấp, phù hợp với tài sản có giá trị thấp. Mô hình kinh doanh này giống các loại bảo hiểm khác, nhưng tính rủi ro lại rất lớn, đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao. Các tổ chức chính trị xã hội là tổ chức chính trị của Nhà nước, nếu cung cấp bảo hiểm thì gần như doanh nghiệp, công ty tài chính nhà nước. Khi rủi ro xảy ra, nhà nước sẽ phải gánh chịu.
"Nhà nước đang cổ phần hóa, nếu tổ chức chính trị xã hội kinh doanh bảo hiểm nữa là đi ngược với xu thế. Việc này cũng phải báo cáo Bộ Chính trị chứ không đơn giản", ông Hiển nói.
Phó chủ tịch Quốc hội cũng phân tích, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đang thí điểm cung cấp bảo hiểm vi mô ở 12 tỉnh thành từ năm 2014 bằng một văn bản của Văn phòng Chính phủ là "quá đơn giản". Chính phủ phải củng cố lại căn cứ pháp lý, "nếu không sau này có vấn đề sẽ rất phức tạp".
Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển. Ảnh: Hoàng Phong.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng khẳng định việc ban hành chính sách bảo hiểm vi mô rất cần thiết cho những người có hoàn cảnh khó khăn, nhưng giao cho năm tổ chức chính trị xã hội là thiếu cơ sở pháp lý. Theo luật Kinh doanh bảo hiểm, đây là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm chứ không phải tổ chức chính trị xã hội.
"Đây không phải chính sách mới cần ban hành nghị định để triển khai, đáp ứng yêu cầu thực tiễn khi chưa có quy định trong luật. Thực tế Luật kinh doanh bảo hiểm đã quy định và khoảng một năm nữa sẽ được sửa đổi bổ sung", bà Ngân nói.
Chủ tịch Quốc hội cho rằng tính khả thi và rủi ro của bảo hiểm vi mô rất cao. Loại hình này cần có vốn, khả năng giám sát, tổ chức điều hành, thanh toán đầu tư, nghiệp vụ công nghệ quản lý... mà tổ chức chính trị xã hội không đáp ứng được. Chính phủ xin phép Thường vụ Quốc hội cho tổ chức chính trị xã hội thực hiện bảo hiểm vi mô, nghĩa là không phải nhà nước giao nhiệm vụ, ngân sách sẽ không bố trí kinh phí.
Đồng tình với Phó chủ tịch Phùng Quốc Hiển, bà Ngân đánh giá việc Chính phủ cho phép Hội liên hiệp Phụ nữ thí điểm bảo hiểm vi mô bằng một công văn của Văn phòng Chính phủ là không phù hợp với Luật Kinh doanh bảo hiểm và hệ thống pháp luật hiện hành. Đây "là hành động liều lĩnh", nếu xảy ra rủi ro thì người tham gia và uy tín của tổ chức chính trị xã hội cũng bị ảnh hưởng.
"Hiện bảo hiểm vi mô thí điểm ở 12 tỉnh nhưng sản phẩm không thấy bóng dáng trong dự thảo nghị định. Tôi thống nhất chưa ban hành nghị định vì thiếu cơ sở pháp lý, chưa thực sự cần thiết", Chủ tịch Quốc hội nói và nhấn mạnh, "đừng bắt tổ chức chính trị xã hội làm nhiệm vụ không phù hợp với chức năng của họ", trong khi doanh nghiệp còn không làm nổi, phải rút.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Ảnh: Hoàng Phong.
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, thực tế doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm không thiết tha bảo hiểm vi mô vì không có lợi nhuận, rủi ro cao, phí thấp. Ông thừa nhận điều kiện để các tổ chức chính trị xã hội cung cấp bảo hiểm vi mô đang "đuối" về tổ chức bộ máy, chuyên môn nghiệp vụ, cơ sở vật chất và pháp lý. Sản phẩm mà Hội liên hiệp hội phụ nữ Việt Nam đang thí điểm cũng rất đơn giản.
"Đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho Chính phủ điểm tỳ pháp lý để thí điểm, đặc biệt trong điều kiện chúng ta đang tiến hành xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội và cơ bản phù hợp với thông lệ quốc tế", ông Dũng nói và cho biết sẽ báo cáo Thủ tướng đưa vào nghị quyết của Chính phủ sau khi có kết luận của Thường vụ Quốc hội. Quá trình thí điểm có thể mở rộng sản phẩm và theo dõi, đánh giá, khi sửa Luật Kinh doanh bảo hiểm thì đưa vào.
Điều hành phiên thảo luận, Phó chủ tịch Quốc Phùng Quốc Hiển kết luận Thường vụ Quốc hội quyết định chưa ban hành nghị định bảo hiểm vi mô cho các tổ chức chính trị, xã hội theo ý kiến của đa số thành viên. Chính phủ cần rà lại tính pháp lý và có quy định cụ thể, có công cụ kiểm tra, kiểm soát việc thí điểm bảo hiểm vi mô của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
"Đề nghị khống chế số tỉnh đã thí điểm, số sản phẩm đã triển khai, không mở rộng. Chính phủ cần xem lại, nếu hiệu quả thì tiếp tục, không thì thu gọn và đi đến chấm dứt. Chính phủ đã làm từ 2014 nên khó có thể nói chúng tôi đồng ý cho tiếp tục, và tiếp tục hay không là do Chính phủ", ông Hiển nói.
Bảo hiểm vi mô là các sản phẩm bảo hiểm được thiết kế và cung cấp cho người có thu nhập thấp và những người yếu thế trong xã hội, với đặc điểm phí thấp, số tiền nhỏ, sản phẩm bảo hiểm đơn giản, dễ hiểu.
Các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ triển khai bảo hiểm theo quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản pháp luật liên quan. Hiện nay, thị trường bảo hiểm nhân thọ có khoảng 500 sản phẩm, nhưng chủ yếu dành cho khách hàng có mức thu nhập từ trung bình trở lên, có khả năng tham gia bảo hiểm với thời gian dài, mức phí lớn. Chỉ có ba doanh nghiệp cung cấp sản phẩm dành riêng cho người có thu nhập thấp nhưng hai doanh nghiệp đã ngừng triển khai.
Giám sát đảm bảo khoa học, đúng đối tượng Ngày 15/6, Đoàn kiểm tra của UBTƯ MTTQ Việt Nam do bà Bùi Thị Hòa, Phó chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam làm trưởng đoàn kiểm tra việc giám sát thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội. Bà Nguyễn Lan Hương, Chủ tịch MTTQ...