Mô hình trụ sở tập trung sẽ giảm đầu tư manh mún, lãng phí?
Điều này được cho là sẽ tăng cường hiệu quả trong đầu tư, bố trí sử dụng, khả năng điều hòa tài sản nhà nước và hạn chế việc đầu tư dàn trải, manh mún, gây lãng phí nguồn lực nhà nước như hiện nay. Tuy nhiên, đại biểu Quốc hội còn nhiều ý kiến khác nhau về đề xuất này.
Đầu tư xây dựng khu hành chính tập trung phải đủ 3 yêu cầu
Trong dự thảo Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi) vừa được Chính phủ trình Quốc hội sáng nay (31/10) có quy định, trụ sở làm việc được đầu tư xây dựng theo một trong hai mô hình: Trụ sở làm việc độc lập hoặc khu hành chính tập trung.
Theo đó, khu hành chính tập trung là tổ hợp trụ sở làm việc được quy hoạch và xây dựng tập trung tại một khu vưc để bố trí cho nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vi cung sư dung.
Ông Nguyễn Đức Hải, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách (Ảnh: Hoàng Long)
Việc quy hoạch, đầu tư xây dựng khu hành chính tập trung chỉ được thực hiện khi đáp ứng đầy đủ cả 3 yêu cầu: (1) Đam bao hiêu qua, tiêt kiêm, giam chi phi hanh chinh va thuân tiên trong giao dịch cho cac tô chưc va công dân.
(2) Đáp ứng mục tiêu, yêu cầu hiện đại hóa công sở; phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị; phù hợp với định hướng biên chế được phê duyệt và tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc.
(3) Nguồn kinh phí xây dựng khu hành chính tập trung được bố trí từ nguồn thu do sắp xếp lại, xử lý trụ sở làm việc tại vị trí cũ và các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị được bố trí trụ sở làm việc tại khu hành chính tập trung có trách nhiệm bàn giao lại trụ sở làm việc tại vị trí cũ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trình bày báo cáo thẩm tra của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ông Nguyễn Đức Hải, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách (TCNS) cho biết, đa số ý kiến trong Ủy ban TCNS đề nghị áp dụng mô hình quản lý trụ sở tập trung (giao một bộ làm đầu mối quản lý thống nhất trụ sở của các cơ quan nhà nước thuộc trung ương; mỗi tỉnh, thành phố giao một đầu mối để quản lý thống nhất trụ sở của các cơ quan nhà nước thuộc địa phương).
Điều này được cho là sẽ tăng cường hiệu quả trong đầu tư, bố trí sử dụng, khả năng điều hòa tài sản Nhà nước và hạn chế việc đầu tư dàn trải, manh mún, gây lãng phí nguồn lực nhà nước như hiện nay. Mô hình quản lý này đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng hiệu quả.
Phát biểu về nội dung này tại phiên thảo luận tại tổ sáng nay, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TP.HCM cho rằng, quản lý tập trung hay trụ sở tập trung là khác nhau. Hiện có một số mô hình khu hành chính tập trung, nên phải có đánh giá tác động như thế nào từ thực tế.
“Có ý kiến đề nghị giao một bộ làm đầu mối quản lý các trụ sở ở trung ương, tôi chưa hình dung quản lý thế nào, đẻ thêm bộ máy, cần làm rõ thêm”, bà Tâm băn khoăn. Đồng thời cho biết: “Trước đây, Chính phủ có ý tưởng xây khu tập trung cho các cơ quan trung ương có cơ quan đại diện ở phía nam nhưng không thực hiện được vì các bộ không ai muốn, ai cũng có một trụ sở riêng”.
Video đang HOT
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Quyết Tâm (Ảnh: Hoàng Long)
Trụ sở xây xong bỏ trống, thu hồi được không?
Ông Nguyễn Đức Hải cũng cho biết, một số ý kiến trong Ủy ban TCNS nhất trí với dự thảo luật tiếp tục duy trì thực hiện quản lý trụ sở làm việc theo mô hình phân tán như hiện nay, song đề nghị rà soát, bổ sung quy định về các biện pháp, chế tài đối với những cơ quan, đơn vị sử dụng trụ sở không đúng mục đích, đầu tư lãng phí, không phù hợp với công năng, nhu cầu sử dụng.
Trong trường hợp ngân sách nhà nước bố trí cho đầu tư trụ sở làm việc không đáp ứng được yêu cầu, cho phép áp dụng hình thức đầu tư đối tác công – tư để huy động các nguồn lực của xã hội cùng Nhà nước đầu tư, thỏa mãn nhu cầu về trụ sở làm việc phục vụ công tác quản lý nhà nước.
Ủy ban TCNS cho rằng, “việc quản lý đầu tư theo mô hình khu hành chính tập trung, phân tán hay đối tác công tư cần có mô hình cụ thể, có cơ chế kiểm soát chặt chẽ, tăng cường tối đa tính công khai, minh bạch để mang lại hiệu quả cao nhất, tránh xây dựng phô trương, hình thức, lãng phí, không công bằng trong khi có những công trình khác cần thiết, cấp bách hơn cần được xây dựng để phục vụ nhân dân”.
Theo đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm, vấn đề thu hồi tài sản không sử dụng để lãng phí là câu chuyện muôn thuở. TPHCM có nhiều trụ sở bỏ trống không phải 2 năm mà mấy chục năm không làm gì cả, nhưng không thu hồi được.
“Hội đồng nhân dân đi giám sát thấy thực tế này và đề nghị thu hồi để làm bệnh viện, trường học nhưng không được. Kể cả Thành phố đưa đất, ứng vốn để xây dựng nhưng sau đó đề nghị giao lại trụ sở cũng không được”, bà Tâm chia sẻ và đề nghị luật phải chế tài đủ mạnh để xử lý.
Tại dự thảo luật nêu, việc đầu tư xây dựng trụ sở làm việc có thể được đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP), tuy nhiên, theo đại biểu Hồ Đức Phớc, Tổng Kiểm toán Nhà nước (đại biểu đoàn Nghệ An) cần bỏ quy định này khỏi dự thảo.
“Tôi sợ rằng sau này quy định này dễ bị lợi dụng và không an toàn. Hãy hình dung cơ quan Nhà nước giống một gia đình. Nhà chúng ta tự xây, chứ mời người khác đến xây rồi chia cho người ta một phần, cùng chung sống với nhau thì với trụ sở cơ quan Nhà nước tôi e rằng không bảo đảm tính uy nghi và bí mật, sau này sẽ lợi dụng. Một số khu đất vàng lại bắt đầu kêu gọi doanh nghiệp vào đầu tư, để các cơ quan Nhà nước có khi 2, 3 tầng, còn 6, 7 tầng bán ra ngoài, không loại trừ việc lợi dụng để cán bộ có thẩm quyền giải quyết có lợi ích trong này”, ông Phớc bày tỏ.
Vị đại biểu cho rằng, đã là trụ sở Nhà nước thì không áp dụng hình thức công-tư, “có tiền thì xây to, không có tiền thì xây nhỏ” để bảo đảm cơ quan nhà nước hoạt động ổn định.
Tổng kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc cũng đề nghị bỏ các điều mục quy định cho phép các cơ quan Nhà nước được sử dụng các văn phòng, trụ sở, hội trường, xe cộ… để cho thuê.
“Tôi cho rằng không nên, vì nếu nếu làm như vậy thì sẽ chạy theo lợi ích. Đã chạy theo lợi ích thì khi lập dự toán, đáng ra công trình chỉ làm 2 tầng thì người ta sẽ lập ra 5 tầng, đáng ra 2.000m2 nhưng lập dự toán 5.000 m2 để cho thuê. Cho thuê thì sau này sử dụng tiền này như thế nào? Nó sẽ không an toàn trong quá trình sử dụng”, ông Phớc nêu quan điểm.
Đại biểu tỉnh Nghệ An Hồ Đức Phớc chia sẻ về quan niệm “thế nào là tài sản Nhà nước?”. Ông Phớc cho biết, đối với các dự án BOT, khi cơ quan Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán một số dự án, cả hai Bộ Kế hoạch Đầu tư và Bộ Giao thông vận tải đều phát văn bản phản đối kiểm toán, cho rằng đây là tài sản tư nhân chứ không phải tài sản công.
Theo đó, các trạm BOT là do tư nhân bỏ ra đầu tư, chỉ được xác lập tài sản công sau khi hết hạn, nghĩa là sau 20 năm hay sau 22 năm tùy theo hợp đồng.
“Chúng tôi không đồng tình, đây là tài sản phục vụ lợi ích công cộng, do Nhà nước chỉ định tư nhân làm và được hoàn trả bằng quyền thu phí, thì phải xác định đây là tài sản Nhà nước. Thứ hai, khoản phí thu được theo Thông tư 15 của Bộ Tài chính thì đây là do Nhà nước quản lý. Kiểm toán có quyền kiểm toán. Đây là khái niệm, tôi cho rằng cần bổ sung, cần dự tính đến trong tương lai”, Tổng Kiểm toán Nhà nước nêu quan điểm.
Bích Diệp
Theo Dantri
Ai chịu trách nhiệm nếu tình trạng đầu tư dàn trải... be bét hơn?
Xem xét kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 mà Chính phủ trình, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển không yên tâm với 2 triệu tỷ đồng được "lược tính". Ngược lại, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng lại cảnh báo, chia "cứng" 2 triệu tỷ đồng lúc này, 5 năm sau nhìn lại, tình trạng đầu tư dàn trải có thể còn... be bét hơn hiện tại.
2 triệu tỷ - "cơn lốc nợ" hay nguy cơ chi tiền dàn trải
Theo Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng, trong số tiền 2 triệu tỷ đồng trong kế hoạch, nguồn ngân sách chiếm 20,5-21,9%, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước chiếm khoảng 3,9-4%, vốn từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước chiếm khoảng 8,9%.
Vốn doanh nghiệp tư nhân chiếm khoảng 47,4-49,6%, vốn nước ngoài chiếm khoảng 16,8-17,5%, các nguồn vốn khác chiếm khoảng 0,3% tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội.
Với ngân sách Trung ương, Chính phủ dự kiến nguồn cho cả giai đoạn là 1,12 triệu tỷ đồng, trong đó vốn trong nước là 820 nghìn tỷ đồng (bao gồm vốn trái phiếu Chính phủ), vốn nước ngoài là 300 nghìn tỷ đồng. Chính phủ dự kiến để lại nguồn dự phòng (chưa phân bổ) với mức để lại bằng 10% tổng số vốn đầu tư.
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng ngay lúc này không thể ngồi "chia tiền" đầu tư cho từng dự án trong suốt 5 năm tới vì cỏ thể dẫn tới hiện tượng đầu tư dàn trải.
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển băn khoăn vì kế hoạch Chính phủ xây dựng chưa rõ về danh mục đầu tư các dự án, nhất là các dự án trọng điểm quốc gia - những công trình sẽ ngốn đa phần trong khoản 2 triệu tỷ đồng.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng giải thích, kế hoạch đầu tư trung hạn được xây dựng chỉ mang tính định hướng vì "không ai có thể dám chắc chắn về tính khả thi nếu chia "cứng" 2 triệu tỷ đồng cho từng danh mục dự án bởi sự bấp bênh của các dự báo là có thật".
"Ngay như chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, dự báo GDP cho cả nhiệm kỳ trước đã thấy không đúng. Năm nay, kế hoạch đề ra là GDP tăng 6,7% nhưng giờ đánh giá lại, Chính phủ khả năng chỉ đạt 6,3-6,5% mà UB Kinh tế vẫn còn hồi hộp. Vậy thì việc dự báo số thu cho cả 5 năm với rất nhiều yếu tố rủi ro sẽ... không dễ dàng gì. GDP tuyệt đối năm nay, ban đầu dự báo 5,1 triệu tỷ đồng, giờ xuống khoảng 4,6 triệu tỷ đồng cũng chưa chắc, thì làm sao mà nói mọi thứ chắc chắn cho 5 năm được" - Bộ trưởng Tài chính phân trần.
Tư lệnh ngành tài chính khái quát, với con số 2 triệu tỷ đồng, nếu không chặt chẽ thì sau 5 năm nữa, tình trạng đầu tư dàn trải có thể còn... be bét hơn hiện nay.
Ngược lại, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển vẫn không khỏi nghi ngại: "Nếu tung 2 triệu tỷ ra đầu tư mà không có đảm bảo về nguồn lực tài chính thì đáng ngại là tạo ra cơn lốc nữa về nợ, và không có khả năng thanh toán. Quốc hội phải dựa vào đề xuất của Chính phủ, mà Chính phủ lại chưa chắc chắn, thì Quốc hội làm sao quyết cho chắc chắn được?".
Bảo lưu quan điểm của mình, Bộ trưởng Tài chính tiếp tục giải thích, không ai, kể cả Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư, có thể thể khẳng định được 5 năm tới, mỗi năm GDP tăng 6,7%. Vậy, xây dựng kế hoạch thì vẫn chỉ là định hướng bố trí chi ngân sách.
"Tính toán là để 5 năm sau, hiệu quả đầu tư công phải tốt hơn, chứ lại be bét hơn thì chúng ta khó mà chịu được trách nhiệm" - Bộ trưởng Dũng cảnh báo.
Quốc lộ 1 sớm quá tải, cao tốc Bắc - Nam buộc phải làm
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển lại lo không có kế hoạch, chưa rõ nguồn đảm bảo về tài chính, tung ra 2 triệu tỷ đồng đầu tư có thể tạo "cơn lốc nợ" mới.
Một nội dung liên quan đến kế hoạch đầu tư công 5 năm tới nhận nhiều ý kiến, quan tâm của các uỷ viên UB Thường vụ Quốc hội là về đề xuất làm tuyến cao tốc Bắc - Nam với kinh phí dự kiến 230.000 tỷ đồng.
Giải trình thêm trước UB Thường vụ Quốc hội, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường phân tích, giai đoạn từ nay đến năm 2020, yêu cầu phát triển giao thông rất lớn, nhất là về đường bộ.
Đặc biệt, theo kế hoạch của Bộ GTVT, hệ thống đường cao tốc dự kiến xây dựng trên 2.000km, hiện nay đã có khoảng trên 700km, còn thiếu hơn 1.300km nữa để hoàn thành kế hoạch. Dù có rất nhiều tuyến đường nhưng sau khi xem xét lại, Bộ GTVT thấy cần tập trung vào tuyến đường cao tốc Bắc - Nam vì đây là tuyến huyết mạch của quốc gia. Nếu không đầu tư đường cao tốc Bắc - Nam từ bây giờ thì sẽ khó khăn cho 5 năm sau, bởi vì quốc lộ 1A với tốc độ khai thác như hiện nay sẽ hư hỏng bởi lưu lượng giao thông quá cao, lượng xe quá tải lớn.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ GTVT cũng bày tỏ lo lắng với việc huy động vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, vì việc này hiện đang rất khó khăn. Các nhà đầu tư nước ngoài đòi hỏi các điều kiện như bảo lãnh về tỷ giá và bảo lãnh về doanh thu thì mới tham gia.
Về nguồn vốn ODA, Thứ trưởng Trường cho biết, có rất nhiều nhà tài trợ nhưng phía Việt Nam lại thiếu vốn đối ứng nên phải dừng lại, khi nào vốn đối ứng được cấp thì dự án mới được tiếp tục.
"Vừa rồi đề nghị cấp 4.000 tỷ vốn đối ứng, sau đó Chính phủ rút xuống 3.000 tỷ, nhưng cho đến giờ phút này vẫn chưa được đồng nào cả nên nguồn vốn đối ứng là rất khó khăn" - Thứ trưởng Trường thông tin.
Trên cơ sở đó, Thứ trưởng Bộ GTVT cho rằng, với điều kiện nguồn ngân sách khó khăn, nếu lấy khoảng 70.000 tỷ từ nguồn vốn trung hạn ra để làm đường cao tốc, khiến các công trình khác phải hoãn lại thì sẽ rất khó khăn. Vì vậy, kiến nghị Quốc hội nghiên cứu có gói đầu tư riêng đối với đường cao tốc để có thể đầu tư trước một số đoạn, để đến 2022 có thể hoàn thành gần 1.400 km đường cao tốc Bắc - Nam.
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển chốt lại, UB Thường vụ Quốc hội ủng hộ chủ trương xây dựng đường cao tốc Bắc Nam vì đây là con đường rất quan trọng để có thể công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Nhưng vì dự án cần nguồn vốn lớn từ cả ngân sách và các nguồn vốn huy động, tác động giải phóng mặt bằng cũng lớn nên UB Thường vụ Quốc hội coi đây là chương trình trọng điểm quốc gia. Vì thế, UB Thường vụ Quốc hội yêu cầu Chính phủ hoàn thiện hồ sơ và trình Quốc hội theo đúng quy định của Luật Đầu tư công. Chính phủ cần báo cáo Quốc hội về mặt chủ trương, làm chặt chẽ như với dự án sân bay Long Thành.
P.Thảo
Theo Dantri
Nghệ An dừng xây khu hành chính tập trung hơn 2.000 tỷ đồng Bí thư Nghệ An Hồ Đức Phớc cho biết tỉnh sẽ dừng đề án xây dựng khu hành chính tập trung dự kiến hơn 2.000 tỷ đồng theo chỉ đạo của Thủ tướng. Sáng 23/11, ông Trung Thành Công, Phó chánh Văn phòng UBND Nghệ An cho biết, trả lời cử tri TP Vinh tại buổi tiếp xúc chuẩn bị kỳ họp thứ...