Mô hình trồng sả trên cát hứa hẹn mang lại thu nhập cao
Mô hình trồng sả trên cát hứa hẹn mang lại nguồn thu nhập cho người dân đồng thời mở ra hướng mới trong sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu.
Từ sau sự cố ô nhiễm môi trường biển vào năm 2016 ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sản xuất của người dân các xã vùng biển trong tỉnh, việc chuyển đổi sinh kế cho người dân được các cấp, ngành đặc biệt quan tâm. Mới đây, Công ty Cổ phần Tổng Công ty thương mại Quảng Trị (Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị) đã triển khai dự án trồng sả xuất khẩu, trước mắt thí điểm tại một số xã vùng cát ven biển thuộc ba huyện Vĩnh Linh, Gio Linh và Triệu Phong. Mô hình trồng sả trên cát hứa hẹn mang lại nguồn thu nhập cho người dân đồng thời mở ra hướng mới trong sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu.
Cây sả thích nghi và phát triển tốt trên vùng đất cát ven biển
Cây sả vốn là một loại cây dược liệu quen thuộc được người dân trồng nhiều, thích hợp với mọi loại đất vì dễ sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, đối với người dân các xã như Vĩnh Thái ( Vĩnh Linh), Trung Giang, xã Gio Sơn (Gio Linh), Triệu An (Triệu Phong), đây là lần đầu tiên người dân được hướng dẫn triển khai trồng sả trên đất cát với diện tích tương đối lớn. Từ ý tưởng giúp người dân chuyển đổi sinh kế sau sự cố ô nhiễm môi trường biển, mới đây Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị đã triển khai 4 mô hình trồng sả trên cát ở các xã nói trên, mỗi mô hình 1 ha. Theo đó, mỗi héc ta sả được công ty hỗ trợ toàn bộ giống và 7 tấn phân bón, hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc để cây sả đạt hiệu quả tốt nhất.
Người dân chỉ đầu tư công trồng, chăm sóc theo đúng kỹ thuật được hướng dẫn và thu hoạch. Ông Dương Minh Quý, ở thôn Thủy Bạn, xã Trung Giang, huyện Gio Linh chia sẻ: “Người dân trong thôn chủ yếu làm nghề biển, gặp rất nhiều khó khăn sau sự cố ô nhiễm môi trường biển vừa qua. Với đặc thù đất cát ở địa phương thì việc trồng các loại cây hoa màu cho năng suất cao cũng rất hạn chế. Nay được hỗ trợ trồng cây sả, người dân rất phấn khởi, cố gắng tích cực chăm sóc thật tốt để cho hiệu quả như yêu cầu”. Cây sả hiện được người dân triển khai trồng trên các vùng đất cát trước đây trồng các loại hoa màu khác kém hiệu quả. Với nhiều ưu điểm như là giống cây ngắn ngày, năng suất cao, dễ trồng, chịu được hạn hán và điều kiện khí hậu khắc nghiệt, nên thời gian qua, dù gặp mưa rét kéo dài nhưng hầu hết diện tích sả trên cát vẫn phát triển tốt.
Video đang HOT
Qua quá trình trực tiếp theo dõi, chị Nguyễn Thị Hồng, cán bộ khuyến nông xã Vĩnh Thái, Vĩnh Linh cho biết thời điểm trước Tết Nguyên đán có mưa nhiều gây ngập úng nên cây sả có phát triển chậm, tuy nhiên từ sau tết đến nay, thời tiết tạnh ráo, người dân tích cực chăm sóc nên cây đã thích nghi và phát triển tốt, tỏ ra thích hợp với vùng đất cát ở địa phương. Đặc biệt, so với các loại cây hoa màu khác, cây sả sinh trưởng và phát triển tốt ngay cả trên vùng đất cát nhiễm mặn ven biển. Ưu điểm này của cây sả khiến người dân vùng cát tự tin phát triển loại cây trồng mới trên những diện tích đất bị nhiễm mặn tưởng chừng không thể canh tác được bất cứ loại cây trồng nào.
Ngoài ra, đầu ra của cây sả cũng thuận lợi bởi vừa là cây màu thực phẩm vừa là cây dược liệu. Các hộ dân tham gia trồng sả cho dự án của Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị được đơn vị cam kết bao tiêu thu mua sản phẩm sau khi thu hoạch. Ông Hồ Xuân Hiếu, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tổng Công ty thương mại Quảng Trị cho biết: “Theo ước tính của chúng tôi, mỗi héc ta đất cát người dân trồng được 2 vụ, mỗi vụ bình quân thu được 10 tấn thành phẩm, mỗi năm một héc ta cho 20 tấn thành phẩm. Công ty sẽ thu mua với giá khoảng 3 triệu một tấn, như vậy với 20 tấn sả trên một héc ta, người dân sẽ thu về được 60 triệu đồng, chưa kể các phụ phẩm như lá sả có thể bán cho những người có nhu cầu mua về sản xuất tinh dầu sả. Hiện chúng tôi đã ký hợp đồng với một đơn vị đối tác nước ngoài để xuất khẩu, như vậy người dân yên tâm về đầu ra sản phẩm. Về lâu dài, mô hình này thành công sẽ được chúng tôi nhân rộng ra 16 xã vùng biển bãi ngang của các huyện, hi vọng góp phần giải quyết việc làm ,nâng cao thu nhập cho người dân vùng biển”.
Với những điều kiện thuận lợi như hiện nay, chỉ trong một thời gian ngắn nữa, người dân có thể thu hoạch sản phẩm và có nguồn thu nhập tương đối khá từ trồng sả. Phía Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị cũng thường xuyên cử cán bộ cùng với cán bộ phụ trách nông nghiệp tại các địa phương triển khai dự án kiểm tra, theo dõi tiến độ sinh trưởng và phát triển của cây sả để kịp thời xử lý các vấn đề nảy sinh. Mô hình này thành công sẽ góp phần quan trọng thay đổi tập quán sản xuất, nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích đất canh tác cho người dân vùng ven biển.
Theo Thanh Trúc (Báo Quảng Trị)
Xử lý, kiểm điểm nghiêm đối với tổ chức, cá nhân huy động quá sức dân
Đó là khẳng định của ông Đinh Văn Thu - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam tại Hội nghị tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2016 và triển khai nhiệm vụ 2017 vào sáng ngày 7.2.
Ông Đinh Văn Thu (đứng) - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam phát biểu chỉ đạo Hội nghị tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2016 và triển khai nhiệm vụ 2017.
Ông Thu còn cho biết thêm, sẽ kiểm điểm, xử lý nghiêm trách nhiệm tổ chức, cá nhân người đứng đầu nếu tiếp tục để xảy ra tình trạng huy động quá sức dân, nợ đọng xây dựng cơ bản sai quy định trong việc xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh.
Thời gian qua, với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng; sự quản lý, điều hành của chính quyền và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội từ tỉnh đến cơ sở trong triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM; đến nay, bộ mặt nông thôn của Quảng Nam đã có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn ngày càng tăng lên. 62 xã đạt chuẩn NTM, chiếm 30,39%; bình quân số tiêu chí đạt chuẩn NTM là 12,5 tiêu chí/xã, không còn xã đạt dưới 5 tiêu chí; hình thành và duy trì được trên 200 mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả...
Hầu hết tại các địa phương ở Quảng Nam đã đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp đã giúp cho bà con nhân dân giảm chi phí và tăng thu nhập đáng kể.
Dù thế, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế do một số Sở, ngành chưa chủ động lồng ghép nguồn vốn do mình phụ trách để hỗ trợ cho các xã, nhất là các xã phấn đấu đạt chuẩn NTM giai đoạn 2016-2020; đến nay, còn 42 xã chưa phê duyệt kế hoạch thực hiện chương trình giai đoạn 2016-2020 theo chỉ đạo của tỉnh. Có 14 xã đạt chuẩn NTM giai đoạn 2011-2015, sang năm 2016 không tiếp tục duy trì, giữ vững kết quả, đã để "rớt" tiêu chí, như: huyện Hiệp Đức, Phú Ninh, Thăng Bình, Núi Thành, thị xã Điện Bàn và TP.Tam Kỳ...
Trong những năm qua tỉnh Quảng Nam đã chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng về giao thông nông thôn được đầu tư đồng bộ và không còn cảnh lầy lội như trước đây nữa.
"Hội nghị lần này, chúng ta tập trung vào đánh giá kinh nghiệm việc làm NTM 2016, đặc biệt thảo luận tìm ra giải pháp và có chính sách lớn triển khai cho năm nay. Phấn đấu năm 2017 có thêm 9 - 10 xã đạt chuẩn, nâng lên 35 - 36%; giải ngân 100% vốn được giao cho chương trình; đặc biệt phấn đấu có 114 thôn tham gia xây dựng Khu dân cư NTM kiểu mẫu...", ông Thu nói.
Để giải quyết nợ tồn đọng xây dựng cơ bản, tỉnh sẽ phân chia nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất cho cấp xã theo quy định để tạo nguồn cho ngân sách cấp xã chủ động xử lý nợ tồn đọng. Tuyệt đối không cho phép doanh nghiệp tự bỏ vốn đầu tư, thi công công trình, dự án trong NTM khi chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư, bố trí vốn. Kiểm điểm, xử lý nghiêm trách nhiệm tổ chức, cá nhân người đứng đầu nếu tiếp tục để xảy ra tình trạng huy động quá sức dân, nợ đọng xây dựng cơ bản sai quy định trong xây dựng NTM..." - ông Thu nhấn mạnh.
Đến nay, Quảng Nam đã có 100% số xã (204/204 xã) bố trí cán bộ theo dõi chương trình. Hiện có 204/204 xã (đạt 100%) hoàn thành công tác lập, phê duyệt đồ án quy hoạch xã NTM, phê duyệt đề án xây dựng xã NTM và phê duyệt đề án phát triển sản xuất. Tổng nguồn vốn được huy động trong năm 2016 cho xây dựng NTM trên toàn tỉnh là 2.355.492 triệu đồng, nâng tổng nguồn vốn được huy động lũy kế đến năm 2016 cho xây dựng NTM trên toàn tỉnh là 19.274.446 triệu đồng. Nhờ đó, đến cuối năm 2016, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt trên 24 triệu đồng/người/năm (tăng gần 3 triệu đồng so với năm 2015), tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,06%/năm...
Theo Dantri
Bà Lự hiến 120m2 đất ruộng để xã thi công tuyến đường Trong những năm qua trên địa bàn xã Liễn Sơn, huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) đã xuất hiện nhiều tấm gương tự nguyện hiến đất, hiến công xây dựng NTM... Đường giao thông nội đồng có sự đóng góp của bà Lự Hưởng ứng phong trào toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới (NTM), trong những năm qua trên địa bàn...