Mô hình tàu điện ngầm: Đầu tàu chưa gọn và đẹp!
Từng đi tàu điện ngầm tại nhiều quốc gia, bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh – Phó Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TPHCM nhận xét, “Đầu tàu chưa được gọn và đẹp nhất. Hình như vẫn còn giống xe buýt quá! Ghế có vẻ còn mỏng, độ chắc còn mong manh”.
Ủy viên Thường trực HĐND TP Huỳnh Công Hùng đóng góp ý kiến với Ban Quản lý đường sắt đô thị TP (bên phải)
Sáng 31/3, Đoàn Đại biểu HĐND TP do ông Huỳnh Công Hùng – Ủy viên Thường trực HĐND TP dẫn đầu đã đi tham quan thực tế và góp ý đối với mô hình đoàn tàu điện ngầm đầu tiên của TPHCM đang đặt tại Bãi đúc dầm quận 9.
Theo ông Huỳnh Công Hùng, màu sắc, kết cấu, hình dáng con tàu tương đối tốt, đảm bảo phù hợp với khí hậu, thời tiết ở TPHCM. Tuy nhiên, đối với trụ đứng nên thiết kế theo kiểu bắp 3 trụ để người đứng vịn cũng dễ hơn. Ngay cả trẻ nhỏ, ngoài việc ngồi ghế, trong trường hợp đứng dưới thấp vẫn có trụ để vịn đảm bảo an toàn.
Đặc biệt, thành ghế nên thiết kế thành khung inox để tạo cảm giác thông thoáng, dễ quan sát và tránh cảm giác bị phân chia thành từng khoang trên toa tàu. Trên tàu còn có nhiều kết cấu góc vuông, nếu có điều kiện bo tròn sẽ tốt hơn. Thứ nhất không chật chội, thứ hai, mang lại cảm giác an toàn. Những kết cấu góc vuông làm nhiều người lo ngại, nhất là khi va đập.
“Trong quá trình vận hành, nhận được sự góp ý của bà con, ngành đường sắt đô thị thành phố có thể tiếp thu để những đợt sau sẽ có những thay đổi thiết kế, điều chỉnh cho phù hợp”, ông Hùng ý kiến.
Đoàn Đại biểu HĐND TP tham quan mô hình đoàn tàu điện ngầm đầu tiên của TPHCM
Từng đi công tác ở nhiều nước trên thế giới như Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc, Pháp,… được trải nghiệm những chuyến tàu điện ngầm nơi đây, bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh – Phó Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TPHCM – Đại biểu HĐND TP – đánh giá, “hình dáng đoàn tàu tương đối, màu sắc hài hòa. Bố trí nội thất cũng tương đối đẹp mắt”.
Tuy nhiên, “riêng đầu tàu, có cảm nhận như chưa được gọn và đẹp nhất. Hình như vẫn còn giống xe buýt quá! Ghế có vẻ còn mỏng quá, độ chắc còn mong manh”, bà Hạnh chưa hài lòng về ghế ngồi cho hành khách.
Video đang HOT
Còn theo ông Trần Ngọc Hưng, đại biểu HĐND TP, ngoại thất đoàn tàu nên có thêm đường gờ chỉ nổi kết hợp hài hòa với màu sơn sẽ đẹp trông và chắc chắn hơn. Đầu tàu cũng nên được thiết kế “ngầu” hơn. Ông Hưng chê các ron cao su không đều, không sắc nét; các bục inox cửa lên xuống chưa thẩm mỹ…
Mô hình tàu điện ngầm chưa làm hài lòng các đại biểu
Ông Lâm Thiếu Quân, đại biểu HĐND TP góp ý, do điều kiện thời tiết khí hậu Việt Nam nắng nóng trong khi thân tàu được làm bằng hợp kim nhôm nên dễ bám bụi, xuống cấp nhanh, cần phải thay đổi chất liệu để phù hợp việc xử lý bề mặt. Màu xanh nhạt, không có hoa văn của đoàn tàu không gây ấn tượng; còn kính tàu nên thay thế bằng loại kính có phản quang…
Cũng theo ông Quân, việc nội thất của đoàn tàu có quá nhiều góc cạnh cũng gây mất an toàn và khó lau chùi, vệ sinh. Nên bo tròn các cạnh hiện hữu để mềm mại và an toàn hơn. Các vị trí cửa cần làm bằng inox. “Thường thì nhà mẫu đẹp hơn nhà mua. Tôi hy vọng tàu thật sẽ đẹp và tiện nghi hơn tàu mô hình này”, ông Quân nói.
Theo ông Hoàng Như Cương – Phó Trưởng ban Đường sắt đô thị TP, nửa tháng qua có 11 phái đoàn đến tham quan mô hình đoàn tàu. Ngoài ra còn có rất nhiều người dân đến tham quan, góp ý mỗi ngày. Tính đến ngày 31/3, đã có 300 ý kiến đóng góp bằng giấy gửi lại cho Ban Quản lý ĐSĐT TP. Trong đó, hơn 90% ý kiến cho rằng thiết kế tốt, phù hợp. Đối với một số góp ý cụ thể, nhiều người có đề nghị tăng thêm vị trí tay nắm. Sau 1 tháng nhận ý kiến đóng góp, Ban Quản lý sẽ tổng hợp báo cáo UBND TP. Sau đó có góp ý chính thức với nhà thầu để đơn vị này thiết kế và chế tạo đoàn tàu chính thức.
Quốc Anh
Theo Dantri
Chiêm ngưỡng các toa tàu điện ngầm đầu tiên của Việt Nam
Mô hình tàu điện ngầm này được trưng bày tại depot metro (quận 9, TP HCM) để người dân có thể trực tiếp đến xem và đóng góp ý kiến trong 3 tháng. Sau đó, Ban quản lý đường sắt đô thị TP sẽ tổng hợp ý kiến, tiếp thu và đề xuất chế tạo theo yêu cầu.
Tuyến metro số 1 nối từ Bến Thành đến Suối Tiên dài khoảng 20 km, với số vốn đầu tư lên đến 2,4 tỉ USD.
Tuyến gồm hai đoạn đi ngầm và trên cao với tổng cộng 14 ga (trong đó có 3 ga ngầm và 11 ga trên cao) cùng một depot.
Dưới đây là một số hình ảnh bên trong tàu điện ngầm tuyến metro số 1 TP HCM được đặt tại depot metro (quận 9, TP.HCM):
Thiết kế bên trong đầu tàu metro tuyến số khá thoáng, mỗi toa có thể chứa được 300 khách
Tương tự như xe buýt, phía trên giữa 2 dãy ghế là tay vịn và móc nắm được lắp đặt trong toa xe để đảm bảo an toàn cho hành khách đứng
Mô hình đầu tàu metro tuyến số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) với phần đầu máy được bo tròn về phía dưới, có màu xanh da trời
Buồng lái được bố trí ở hai đầu đoàn tàu, rộng bằng chiều rộng toa xe và kín hoàn toàn, có cửa ngăn cách với khu vực của hành khách. Tài xế trên tàu có thể quan sát hành khách thông qua camera để xử lý các tình huống xấu.
Trên toa tàu có chỗ ngồi riêng cho người khuyết tật
Tàu được vận hành dưới dạng tự động theo công nghệ của Nhật, thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế. Trên tàu không có nhân viên phục vụ. Phí lên tàu được thu ngay từ cửa kiểm soát của nhà ga.
Trong các toa sẽ có ghế ngồi bằng nhựa (được gia cường bằng sợi thủy tinh) lắp dọc theo thành xe
Hai bên thân tàu được vẽ nhiều chi tiết
Theo Người Lao Động
Đánh nhau, móc túi trên metro được xử lý thế nào? Khi góp ý cho đoàn tàu metro số 1, người dân Sài Gòn lo lắng nếu xảy ra đánh nhau, móc túi, cháy nổ thì không biết xử lý thế nào vì trên toa không có an ninh, nhân viên phục vụ. Ban Quản lý dự án (BQLDA) metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên tiến hành trưng bày mô hình đoàn...