Mô hình quan hệ quốc tế mới qua các chuyến công du của ông Tập
Những chuyến công du tới Việt Nam, Singapore, Anh của ông Tập được đánh giá là nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác kiểu mới do Trung Quốc đề xướng.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm nay. Ảnh: Quý Đoàn.
Trong một bài phát biểu trước Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc hồi tháng 9, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nêu lên khái niệm về hình thức quan hệ quốc tế mới dựa trên sự hợp tác thực tế, đôi bên cùng có lợi.
Theo chuyên gia phân tích Alvin Cheng-Hin Lim thuộc Viện Phát triển và Chiến lược Longus, mô hình hợp tác thực tế “đôi bên cùng có lợi” từ lâu đã là hình mẫu cho hình thức quan hệ song phương của Trung Quốc đối với các nước phát triển trong khu vực, trái ngược với kiểu quan hệ cạnh tranh sống còn giữa một số nước trên thế giới.
Ngoài hình thức vốn viện trợ phát triển nước ngoài (ODA), hợp tác đôi bên cùng có lợi còn được thể hiện dưới các dạng đầu tư kinh tế, khi Trung Quốc đang trở thành nước có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn thứ ba thế giới, với tổng số vốn FDI lên tới 116 tỷ USD trong năm 2014, theo Eurasia Review.
Ông Lim cho rằng các hình thức hợp tác này còn được thể hiện rất rõ trong những dự án kinh tế mà Trung Quốc ký kết trong khuôn khổ chuyến công du tới các nước Anh, Việt Nam và Singaprore mới đây.
Theo Reuters, ông Tập đã có chuyến thăm Việt Nam “rất kịp thời”, nhằm mục đích “xây dựng lại mối quan hệ” sau thời gian hai nước có những bất đồng liên quan đến vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.
Trong cuộc gặp với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, ông Tập đã đề xuất giải quyết các tranh chấp giữa hai nước bằng biện pháp hòa bình thông qua các cuộc đàm phán song phương, với quan điểm không để những bất đồng làm chệch hướng quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi giữa hai nước.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong 10 năm qua, và Việt Nam cũng là đối tác thương mại lớn thứ hai ở khu vực Đông Nam Á của Trung Quốc, với tổng kim ngạch thương mại dự kiến sẽ sớm đạt 100 tỷ USD.
Để hiện thực hóa quan hệ “đôi bên cùng có lợi”, ông Tập hối thúc hai nước hợp tác chặt chẽ hơn nữa để sớm tìm thấy điểm chung trong chiến lược phát triển “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc và “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” của Việt Nam.
Video đang HOT
Trong khuôn khổ chuyến thăm này của ông Tập, Việt Nam và Trung Quốc cũng nhất trí thực hiện nhiều dự án hợp tác kinh tế, với tổng số vốn FDI của Trung Quốc khoảng 300 triệu USD cho một dự án đường cao tốc ở Quảng Ninh, 1 tỷ nhân dân tệ vốn ODA cho xây dựng trường học, bệnh viện…
Nỗ lực không ngừng nghỉ
Sau khi kết thúc chuyến công du cấp nhà nước tới Việt Nam, ông Tập tiếp tục bay sang Singapore để gặp gỡ nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu và Thủ tướng nước chủ nhà Lý Hiển Long trong một nỗ lực không ngừng nghỉ để tiếp tục thúc đẩy mô hình hợp tác quốc tế mới này.
Cuộc gặp lịch sử giữa ông Tập Cận Bình và nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu hôm 7/11 được coi là nỗ lực của Trung Quốc nhằm định hình lại quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan, chú trọng vào hợp tác đôi bên cùng có lợi.
Trong thực tế, cả ông Tập và ông Mã đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác nhằm “hồi sinh” và “trẻ hóa” dân tộc Trung Hoa trong cuộc gặp đầu tiên của lãnh đạo hai bờ từ trước tới nay.
Việc ông Tập và ông Mã lựa chọn gặp nhau ở Singaprore thể hiện tầm quan trọng về ngoại giao của quốc gia này, đồng thời khẳng định Singapore luôn là trung tâm về tài chính và dịch vụ trong mạng lưới hợp tác kinh tế quốc tế “Một vành đai, một con đường” do Bắc Kinh đề xướng.
Trong chuyến thăm tới Singapore, ông Tập và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nhất trí bắt đầu đàm phán nâng cấp thỏa thuận thương mại tự do (FTA) giữa hai nước. Trong 20 năm qua, kim ngạch thương mại Trung Quốc – Singapore đã tăng 28 lần, gần đạt mức 80 tỷ USD vào năm ngoái.
Ông Tập gặp gỡ Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long. Ảnh: CNA
Việc nâng cấp FTA hứa hẹn sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác kinh tế sâu rộng hơn giữa hai nước. Ông Tập thông báo rằng Trung Quốc và Singapore sẽ hợp tác trong một dự án liên chính phủ ở Trùng Khánh, mở lối cho các doanh nhân Singapore tiến vào khuôn khổ “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc.
Không chỉ dừng lại ở khu vực Đông Nam Á, chủ tịch Trung Quốc cũng đã có những động thái nhằm mở rộng ảnh hưởng và quan hệ hợp tác với các nước ở châu Âu, trong đó có Anh, đồng minh thân cận của Mỹ.
Chuyến thăm nước Anh hồi tháng 10 của ông Tập đã chứng kiến một thỏa thuận kinh tế lịch sử, khi Trung Quốc đồng ý đầu tư 9 tỷ USD, chiếm 33,5% vốn, vào dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân Hinkley Poit C lần đầu tiên mọc lên ở Anh trong hơn 20 năm qua.
Dự án này sẽ giúp Trung Quốc có được ảnh hưởng đáng kể trong lĩnh vực điện hạt nhân của Anh, trong khi nó cũng tạo ra 25.000 việc làm cho người lao động Anh. Ngoài điện hạt nhân, Trung Quốc sẽ “hợp tác thực chất” với Anh trong các dự án khác, với tổng giá trị của các thỏa thuận hợp tác kinh tế được ký trong chuyến thăm của ông Tập lên tới 62 tỷ USD, khiến báo chí Trung Quốc tung hô rằng quan hệ hai nước đang bước vào “kỷ nguyên vàng”.
Theo chuyên gia phân tích quốc tế Li Mingjiang thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore, các nước trong khu vực và trên thế giới sẽ hưởng lợi nhiều từ mô hình quan hệ hợp tác mới này của Trung Quốc, nhưng cũng sẽ phải tỉnh táo đối mặt với những sức ép lớn hơn từ Bắc Kinh.
“Khi bạn hợp tác gần gũi hơn với Trung Quốc, theo lẽ thường áp lực mà họ gây ra sẽ lớn hơn. Trung Quốc sẽ muốn bạn ít đưa ra ý kiến phản đối và có lẽ sẽ muốn bạn quan tâm hơn tới lợi ích của họ, đặc biệt là trong những lĩnh vực mà họ chịu nhiều rủi ro”, ông Li nhấn mạnh.
Trí Dũng
Theo VNE
Indonesia phủ nhận chi tiền cho cuộc gặp với Tổng thống Obama
Cuộc gặp giữa 2 tổng thống Indonesia và Mỹ diễn ra hồi cuối tháng 10 được cho là nhờ một công ty truyền thông Singapore thu xếp, và Jarkata phải trả tiền cho phi vụ này.
Indonesia phủ nhận việc trả tiền cho công ty tổ chức cuộc gặp giữa Tổng thống Indonesia với Tổng thống Mỹ - Ảnh: AFP
Tháng 10.2015, Tổng thống Indonesia, Joko "Jokowi" Widodo thực hiện chuyến công du đến nước Mỹ và ở đây ông gặp Tổng thống Barack Obama. Tuy nhiên, cuộc gặp được cho là nhờ tài "lobby" (xúc tiến quan hệ) của một công ty truyền thông Singapore, và Jakarta đã phải trả 80.000 USD cho công ty này.
Cáo buộc xuất hiện trong một bài báo hôm 6.11 trên một trang mạng phân tích tin tức thời sự có tên là New Mandala, của ông Michael Buehler, giáo sư trường đại học London, theo Straits Times.
Trong bài viết này, tác giả cho biết công ty tư vấn Pereira International có trụ sở ở Singapore và công ty quan hệ công chúng R&R Partners ở Las Vegas, Mỹ đã đứng ra sắp xếp cuộc gặp giữa chính phủ Indonesia và Nhà Trắng.
Bài báo kèm theo bản sao của hợp đồng thỏa thuận giữa 2 công ty nói trên và công ty Singapore đã thanh toán 80.000 USD cho phi vụ sắp xếp để Tổng thống Indonesia vào Nhà Trắng.
Bài báo không cho biết vì sao phải nhờ đến công ty truyền thông lo vụ này, thay vào đó tác giả bài báo đặt vấn đề vì sao phải tốn tiền thuế của dân cho việc mà lẽ ra Đại sứ quán Indonesia có thể làm được. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Indonesia đã lên tiếng phủ nhận cáo buộc này.
"Bộ Ngoại giao lấy làm tiếc về vấn đề (cáo buộc) này, không chính xác, vô căn cứ và gần như bịa đặt", Bộ Ngoại giao Indonesia cho hay trong một thông cáo phát đi hôm 7.11 được kompas.com dẫn lại, theo Jakarta Post.
Bộ Ngoại giao Indonesia nhấn mạnh rằng chuyến công du của Tổng thống Jokowi được thực hiện theo lời mời của Tổng thống Obama trong một cuộc họp song phương giữa 2 nhà lãnh đạo bên lề hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tổ chức ở Trung Quốc thượng tuần tháng 10.2014.
Thông cáo cho biết chuyến đi được sắp xếp bởi Ngoại trưởng Retno Marsudi cùng nhiều quan chức của các bộ ngành khác của Indonesia, trong đó có cả Đại sứ quán Indonesia ở Washington, theo Jakarta Post.
"Bộ Ngoại giao chưa bao giờ chi tiền cho dịch vụ lobby mặc dù chúng tôi biết rằng đó là một phần trong hoạt động ở chính trường Mỹ mà chính phủ các nước thường sử dụng trên đất Mỹ", thông cáo viết.
Tổng thống Joko "Jokowi" Widodo công du nước Mỹ trong 4 ngày nhằm xúc tiến hợp tác kinh tế với Washington, theo truyền thông phương Tây. Tuy nhiên, ông đã phải rút ngắn chuyến đi còn 3 ngày vì vấn đề khẩn cấp ở nước nhà, đó là nạn khói mù do cháy rừng trở nên nghiêm trọng buộc ông phải có mặt để chỉ đạo đối phó.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Việt Nam đề nghị Trung Quốc không quân sự hóa Biển Đông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu đề nghị với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng hai nước cần kiểm soát tốt bất đồng trên biển, duy trì hòa bình trong khu vực. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm nay. Ảnh: Quý Đoàn. Đón tiếp ông Tập đến thăm cấp nhà nước...