Mô hình nuôi ngựa bạch mang lại hiệu quả kinh tế cao tại Bắc Giang
Tận dụng lợi thế bãi chăn thả rộng lớn, nguồn thức ăn dồi dào, đồng bào dân tộc thiểu số các xã vùng cao huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang đã phát triển chăn nuôi ngựa bạch mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu nhập tăng lên, góp phần xóa đói giảm nghèo ở địa phương.
Đối với ngựa bạch trưởng thành, giá bán từ 80 – 120 triệu đồng/con.
Trước đây, người dân ở các xã Biên Sơn, Phong Vân, Tân Sơn của huyện Lục Ngạn chủ yếu phát triển chăn nuôi trâu, bò… Khi đó nuôi ngựa chỉ để có sức kéo và làm phương tiện vận chuyển hàng hóa. Lúc đầu, chỉ có một vài hộ chuyển sang chăn nuôi ngựa bạch và nhận thấy nuôi ngựa bạch khá đơn giản, ít bị dịch bệnh hơn so với nuôi trâu bò, đầu ra lại ổn định.
Vài năm trở lại đây, người dân bắt đầu mở rộng, phát triển và hình thành mô hình chăn nuôi ngựa theo hướng hàng hóa, mở ra hướng mới phát triển kinh tế cho vùng miền núi này. Đến nay, đàn ngựa toàn huyện Lục Ngạn có khoảng 4.500 con các loại (trong đó ngựa bạch chiếm khoảng trên 65%), được chăn nuôi tập trung chủ yếu tại các xã Biên Sơn, Phong Vân, Tân Sơn…
Ông Vi Văn Lương, cán bộ thú y xã Phong Vân, huyện Lục Ngạn cho biết: Nhận thấy hiệu quả kinh tế cao từ chăn nuôi ngựa bạch, hầu hết các hộ trong xã đều nuôi. Nhà nuôi ít có một con, nhà nuôi nhiều có hơn chục con.
Ngựa bạch giống đủ trên 5 tháng sẽ có giá khoảng 50 đến 65 triệu đồng/con, gần gấp đôi so với giá ngựa thường. Đối với ngựa bạch trưởng thành, giá bán từ 80 đến 120 triệu đồng/con. Quá trình nuôi ngựa bạch hoàn toàn có thể tận dụng các loại thức ăn tự nhiên sẵn có như cỏ, lá ngô kết hợp với ngô hạt hoặc thóc xay. Mỗi con ngựa giống, sau 3 năm là có thể sinh sản (trung bình ngựa cái sẽ đẻ 1 con/năm).
Video đang HOT
Người dân chăn thả ngựa trên cánh đồng cỏ xã Phòng Vân, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang).
Anh Vi Văn Nhuần, người dân tộc Nùng, xã Phong Vân chia sẻ: Học tập cách làm kinh tế từ mô hình chăn nuôi ngựa của bà con, gia đình anh đã mạnh dạn vay vốn của Ngân hàng Chính sách mua ba con ngựa bạch giống về chăn nuôi. Năm vừa qua, gia đình anh đã xuất lứa ngựa giống đầu tiên với giá bán 45 – 50 triệu đồng/con. “Với đà này, chỉ một hoặc hai năm nữa, gia đình sẽ trả được tiền vốn cho ngân hàng và tăng đàn” – anh Vi Văn Nhuần hồ hởi chia sẻ.
Ông Nguyễn Thế Thi, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Lục Ngạn, cho biết: “Mô hình nuôi ngựa bạch hàng hóa của người dân các xã vùng cao của huyện đến thời điểm hiện tại đã cho thành công bước đầu”.
Để tiếp tục phát triển bền vững, nhân rộng mô hình, xây dựng và khẳng định vị trí thương hiệu…, địa phương đã xây dựng và thông qua “Đề án đẩy mạnh phát triển lợi thế chăn nuôi tại một số xã vùng Đông Bắc huyện Lục Ngạn giai đoạn 2018 – 2021″, trong đó chú trọng phát triển mô hình chăn nuôi ngựa. Từ đó, chủ trương này được đưa vào nghị quyết của Huyện ủy, hằng năm xây dựng kế hoạch để các cơ quan chuyên môn, hợp tác xã triển khai.
Những chú ngựa bạch giống trên 5 tháng tuổi có giá từ 50 – 65 triệu đồng/con.
Về công tác hỗ trợ phát triển mô hình nuôi ngựa bạch, hằng năm, huyện rà soát để lên kế hoạch chăn nuôi, tránh tình trạng nuôi thả tự do dễ phát sinh dịch bệnh, gây ô nhiễm.
Huyện rà soát để lên kế hoạch hỗ trợ các hộ gia đình, hợp tác xã như: tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi; vaccine phòng dịch; tổ chức các lớp tập huấn về kĩ năng chăn nuôi, nhân giống, mở rộng đàn; các mô hình chế biến; đào tạo kỹ năng quản lý điều hành cho người dân tộc để điều hành hợp tác xã…
Huyện Lục Ngạn tiến tới hoàn thành xây dựng quy chế chung về việc sử dụng (như các chỉ tiêu chung về chất lượng, nguồn gốc, phương pháp sản xuất,…) để đăng ký “Nhãn hiệu tập thể”; “Đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm “từ ngựa” của địa phương”; góp phần phát triển vùng sản xuất hàng hóa, chăn nuôi tập trung bền vững, tạo việc làm cho lao động, tăng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo cho người dân địa phương.
Ưu tiên đầu tư cho khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, quy định để phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi như phát triển cơ sở hạ tầng, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.
Mới đây Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025.
Ông Trần Quốc Nam, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận trả lời phỏng vấn phóng viên báo Tin tức.
Ông Trần Quốc Nam, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cho rằng, Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là cơ sở quan trọng để Ninh Thuận tiếp tục hỗ trợ đầu tư về cơ sở hạ tầng, đầu tư về nguồn nhân lực cho đồng bào DTTS và miền núi tiếp tục thoát khỏi khó khăn, vươn lên trong cuộc sống và phát triển bền vững. Mỗi vùng đồng bào DTTS đều có đặc thù riêng, mỗi vùng DTTS phát triển, thì cả đất nước sẽ phát triển vững bền trong tương lai.
Cũng theo Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, địa phương này đã có kế hoạch chi tiết sẵn sàng triển khai thực hiện Chương trình. "Không chỉ riêng Ninh Thuận, mà vùng DTTS của cả nước đều mong đợi việc này, sẵn sàng với tinh thần trách nhiệm nhất, quyết tâm nhất, mang lại hiệu quả cao nhất cho nhân dân. Chúng tôi đặt mục tiêu cụ thể về giảm tỷ lệ hộ nghèo cao hơn mục tiêu Chính phủ đề ra. Cụ thể, Ninh Thuận đặt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo 1,5 - 2%/năm", Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trần Quốc Nam khẳng định.
Ngoài ra, Ninh Thuận cũng sẽ bổ sung nguồn lực của địa phương ưu tiên cho vùng đồng bào DTTS&MN. Chú trọng việc lồng ghép các nguồn lực đầu tư tổng hợp, tránh chồng chéo, phát huy hiệu quả nhất nguồn lực đầu tư. Ưu tiên đầu tư cho khu vực miền núi, chăm lo nâng cao đời sống của người DTTS, không để ai bị bỏ lại phía sau là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội.
Ông Trần Quốc Nam cho biết, Ninh Thuận sẽ tiếp tục đẩy mạnh huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN một cách bền vững. Trọng tâm là phát triển đồng bộ hệ thống kết nối hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng nông thôn và liên kết vùng; hỗ trợ sản xuất gắn với giải quyết việc làm; hỗ trợ đa dạng các hình thức sinh kế phù hợp với từng địa bàn, từng nhóm dân tộc; tạo điều kiện cho các hộ đồng bào DTTS, người nghèo tiếp cận các chính sách, nguồn lực, thị trường để phát triển kinh tế...
Mặc dù vậy, theo đại biểu Quốc hội cho rằng dù các chính sách đã ban hành kịp thời nhưng đời sống vật chất, tinh thần, y tế, giáo dục của đồng bào vẫn còn rất nhiều khó khăn so với mặt bằng chung của cả nước.
Trong kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV vừa qua, một số đại biểu Quốc hội cho rằng, để đồng bào không bị bỏ lại phía sau, trong quá trình phát triển và cơ cấu lại nền kinh tế ở nước ta, cần xem xét, bổ sung nhóm chính sách, giải pháp riêng hoặc lồng ghép cụ thể hơn trong các chính sách chung những giải pháp đặc thù, liên quan trực tiếp đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 cũng như kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025.
Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn) cho rằng, cần xem xét, bổ sung chỉ tiêu riêng cho vùng đồng bào DTTS&MN trong một số chỉ tiêu chung của 16 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 như: Chỉ tiêu về giảm nghèo, chỉ tiêu về tỷ lệ lao động qua đào tạo, chỉ tiêu về tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế và về tỷ lệ bác sỹ, giường bệnh trên 1 vạn dân. Ví dụ dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đặt mục tiêu năm 2022 giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới là 1-1,5% thì sẽ bổ sung thêm chỉ tiêu đối với tỷ lệ hộ nghèo trong trong đồng bào DTTS mỗi năm giảm trên 3% để bảo đảm thực hiện Nghị quyết 88/2019/QH14 của Quốc hội.
Bảo hiểm tiền gửi góp phần đảm bảo phát triển an toàn quỹ tín dụng nhà Là tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) đã chủ động, tích cực triển khai các hoạt động nghiệp vụ, góp phần đảm bảo sự phát triển an toàn và bền vững của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet Tính đến nay, cả nước...