Mô hình nhà du lịch cộng đồng độc đáo ở vùng cao Bắc Hà
Những năm gần đây, một số gia đình ở vùng cao huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã nỗ lực đưa ngôi nhà du lịch cộng đồng của mình trở thành điểm đến hấp dẫn du khách.
Ngôi nhà sàn lợp mái cọ của gia đình anh chị Lâm Hà – Vàng Thông, thôn Đội 3 xã Bản Liền (huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) nằm vị trí thuận lợi trên đoạn đường vào xã, trong lòng thung nhỏ; có rừng cọ, đồi chè, ruộng bậc thang, gần gũi thiên nhiên tươi đẹp, nên thơ… Khi được sự hỗ trợ từ dự án Great, gia đình anh chị Thông – Hà vừa học, vừa làm, đã tôn tạo nhà ở, quay lại làm nhà sàn truyền thống lợp mái cọ, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất… lại biết khai thác truyền thống văn hóa dân tộc Tày đậm đà bản sắc nguyên sơ, độc đáo… đưa ngôi nhà du lịch cộng đồng của mình trở thành điểm đến hấp dẫn du khách.
Điểm đến hấp dẫn, gần gũi của du khách
Sau bao lần hẹn, mới có dịp trở lại xã vùng cao Bản Liền, thăm ngôi nhà du lịch cộng đồng mang tên: Bản Liền Pinehomestaycủa gia đình anh chị Lâm Hà – Vàng Thông, ở thôn Đội 3, xã Bản Liền. Đây cũng là 1 trong 5 hộ dân của xã Bản Liền được sự hỗ trợ từ dự án Great – Thúc đẩy bình đẳng giới thông qua nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch, với việc hỗ trợ vay vốn để đầu tư phát triển du lịch cộng đồng triển khai từ tháng 7 năm 2019 đến nay.
Đến với Bản Liền, du khách sẽ được trải nghiệm tự tay hái, chế biến, thưởng thức hương vị chè, thưởng thức các món ăn đặc sản dân tộc
Mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, song khi tình hình ổn định, homestay của gia đình anh chị Thông – Hà lại thu hút khá đông khách đến nghỉ, trải nghiệm thiên nhiên, du lịch nông nghiệp, khám phá văn hóa dân tộc Tày bản địa. “Suốt hơn 2 năm qua, gia đình vừa giữ nhà, giữ nghề làm du lịch, vừa học hỏi kinh nghiệm và tiếp thu chia sẻ của du khách để hoàn thiện ngôi nhà homestay của mình”, anh Lâm Hà, thôn Đội 3, xã Bản Liền chia sẻ.
Đến nay, gia đình anh chị Thông – Hà đã tu sửa, trang trí lại ngôi nhà thêm khang trang, sạch đẹp, xây thêm nhà tắm và nhà vệ sinh, đào ao thả cá chép, trồng hoa quanh nhà và chiếc ao nhỏ, đặc biệt là đã dỡ bỏ mái lợp pro xi măng để trở lại truyền thống xưa, lợp nhà mái cọ đơn sơ, mộc mạc… gia đình còn đầu tư trồng mấy nương ruộng lúa nếp, đầu tư nuôi lợn, gà, vịt đặc sản với quy mô khá lớn, mua thêm chăn đệm, tự tay may gối, rèm, làm đệm ngồi truyền thống, trồng rau, đặc biệt bằng kinh nghiệm của đồng bào, cha ông và bản thân, gia đình anh Hà cũng đã làm Chè Lam Shan tuyết phục vụ du lịch.
Bản Liền thu nhỏ
Với không gian rộng, thoáng đãng, rừng cọ, đồi chè, ruộng bậc thang mùa nước đổ, lúa chín vàng; nhiều cây xanh, Bản Liền Pinehomestayhoàn toàn phù hợp với những người yêu thiên nhiên, thích những hoạt động ngoài trời. Du khách đến đây có thể trải nghiệm các hoạt động: Cắm trại trên đỉnh đồi chè Shan tuyết, câu cá… hay có thể đắm chìm trong không gian chầm chậm, ngồi nhâm nhi chén chè Shan tuyết thơm nồng mang đậm hương vị của vùng cao.
Video đang HOT
Ông Giàng Seo Hồ, Chủ tịch hội nông dân xã Bản liền tự hào chia sẻ: Với nghị lực vượt khó trong bối cảnh dịch bệnh Covid- 19 ảnh hưởng tới ngành du lịch, vừa học, vừa làm, tiếp thu ý kiến đóng góp của du khách, đến nay ngôi nhà du lịch cộng đồng mang tên Bản liền Pinehomestay của gia đình anh chị Thông- Hà đã trở thành điểm đến hấp dẫn, gần gũi của du khách. Cùng với sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, các cấp, các ngành, chính quyền địa phương xác định phát triển du lịch nông nghiệp bền vững là mũi nhọn giảm nghèo của địa phương thì mô hình du lịch của gia đình anh chị Thông – Hà cùng 4 hộ khác là 5 hộ tiên phong đầu tiên làm du lịch cộng đồng ở Bản Liền đã và đang được Hội Nông dân xã biểu dương, tổ chức cho hội viên thăm quan, học tập, nhân rộng, góp phần phát triển du lịch nông nghiệp bền vững.
Ngôi nhà du lịch cộng đồng Bản Liền Pinehomestaycủa gia đình nông dân Thông- Hàtrong thực sự ấn tượng về sự độc đáo, mới lạ, hấp dẫn mà không thiếu đi sự thanh bình, mộc mạc, gần gũi, thân thiện. Nơi đây ví như một Bản Liền thu nhỏ, hứa hẹn là điểm đến hấp dẫn du khách tới thăm quan, sống, trải nghiệm nét đẹp văn hóa, vẻ đẹp nhiên nhiên tươi đẹp, sống động, nên thơ, đất và người vùng cao Bản Liền.
Các điểm đến vùng cao chuẩn bị gì để đón du khách săn tuyết?
Nhu cầu du lịch mùa đông ngày càng tăng cao, đặc biệt trong những ngày gió mùa về, nền nhiệt độ xuống thấp.
Để đón đầu xu thế này, nhiều tỉnh miền núi đã có những cách làm hiệu quả.
Nhiều tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Sơn La... đã và đang có nhiều cách làm hay nhằm đón đầu xu thế "du lịch đông". Băng trên đỉnh Mẫu Sơn những ngày tháng 2.2022. Ảnh: Đơn vị cung cấp.
Du lịch đông
Mấy năm gần đây, du lịch đông (còn gọi là du lịch gió mùa) dần lên ngôi khi lượng du khách, đặc biệt là người trẻ, chọn đến những vùng núi cao để trải nghiệm cảm giác co ro trong cơn mưa tuyết hay bên rừng cây phủ đầy băng giá.
Đón đầu xu thế này, nhiều tỉnh miền núi đã có những cách làm hay để quảng bá nhiều hơn những địa điểm du lịch mùa đông, những không gian văn hoá trải nghiệm.
Băng tuyết mùa đông tại Phja Oắc, Cao Bằng. Ảnh chụp vào 2.2022.
Loạt địa điểm được du khách ưu tiên cho những chuyến trải nghiệm mùa đông nhằm "săn mây" săn tuyết và băng giá như: Sa Pa (Lào Cai), đỉnh Tà Xùa (Sơn La), đỉnh Mẫu Sơn (Lạng Sơn) và đỉnh Phja Oắc (Cao Bằng).
Đỉnh Phja Oắc tại huyện Nguyên Bình nằm ở độ cao 1.931m so với mực nước biển - là điểm nhấn ấn tượng nhất trong tuyến phía Tây của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng. Vào mùa đông, khi nhiệt độ giảm sâu, băng giá phủ kín các cành cây, ngọn cỏ trên đỉnh Phja Oắc tạo cảm giác thích thú cho người trẻ đam mê trải nghiệm, khám phá.
Biển mây trên đỉnh Tà Xùa (Bắc Yên, Sơn La). Ảnh: Nhung Phạm.
Ông Hoàng Thanh Bình - Bí thư Đảng uỷ xã Thành Công (nơi có đỉnh Phja Oắc hùng vĩ) chia sẻ: "Đến Phja Oắc du lịch ngoài săn tuyết hay băng giá, du khách sẽ được đắm mình trong không gian văn hoá truyền thống của bà con nơi đây, những món ăn đậm chất núi rừng".
Khu du lịch Mẫu Sơn cũng nằm trong top những địa điểm "săn băng tuyết" lý tưởng. Theo chia sẻ của ông Nguyễn Minh Chuyển - Đại diện Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Mẫu Sơn, thời điểm mùa đông mỗi năm đơn vị luôn đẩy mạnh truyền thông, tận dụng mạng xã hội để lan toả tốt hình ảnh của khu du lịch để tăng sức hút với các bạn trẻ.
Đỉnh Phja Oắc là nơi thường xuyên xuất hiện băng tuyết nhất tại Cao Bằng.
Không chỉ hấp dẫn bởi khung cảnh thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ, nơi đây còn khiến du khách tò mò bởi hệ sinh thái vô cùng đa dạng và phong phú. Hiện nay, Mẫu Sơn có khoảng 5.000ha rừng rậm, trong có có sự hiện diện của nhiều loại cây gỗ quý cùng nhiều loài động vật quý hiếm sinh sống.
Mỗi khi đông về, nhiệt độ ở Mẫu Sơn thường hạ thấp, có thời điểm xuống mức âm nên thường xuất hiện băng giá.
Đón đầu xu thế
Một địa điểm không thể bỏ qua trong hành trình "săn băng, tuyết" vùng cao là Sa Pa. Thị xã Sa Pa có đỉnh Fansipan với chiều cao 3143m so với mực nước biển quanh năm mát mẻ.
Vào mùa đông, đỉnh Fansipan luôn là địa điểm được nhiều người săn đón. Ông Trần Sơn Bình - Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao tỉnh Lào Cai chia sẻ: "Với mùa đông, trước đây chủ yếu khách du lịch phần đa là người nước ngoài, nhưng đến nay khách nội địa đã tăng cao hơn".
Băng tuyết trên đỉnh Fansipan (Sa Pa, Lào Cai) những ngày đầu năm 2022. Ảnh: Đơn vị cung cấp.
Một địa điểm săn mây những ngày cuối năm, luôn náo nhiệt đông nghẹt các bạn trẻ đổ về đó là đỉnh Tà Xùa (huyện Bắc Yên, Sơn La). Tà Xùa nổi tiếng với thiên đường mây, những homestay đậm chất núi rừng mang đặc trưng của đồng bào ít người.
Buổi sáng khi thức dậy mây trắng vờn quanh cửa sổ, cả một biển mây liên tục chuyển động, nhâm nhi tách cà phê nóng là một trong những trải nghiệm mà người trẻ luôn mong được một lần thử khi đến với Tà Xùa.
Những khối băng trên Khu du lịch Mẫu Sơn (Lạng Sơn) những ngày 2.2022. Ảnh đơn vị cung cấp.
Để đón đầu xu hướng khi "du lịch đông" lên ngôi, ngày càng nhiều người trẻ chọn những ngày mùa đông để đến các tỉnh thành núi cao nơi có khí hậu lạnh, băng tuyết để trải nghiệm thay vì nghỉ dưỡng đơn thuần, nhiều địa phương có những cách làm hay, sáng tạo để ngày càng thu hút thêm du khách.
Thông tin từ Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng, 10 tháng đầu năm 2022 tổng lượt khách du lịch đạt 934.915 lượt, tăng 145,7% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, khách du lịch nội địa đạt 925.477 lượt, tăng 144,1% so với cùng kỳ; khách du lịch quốc tế đạt 9.438 lượt, tăng 605,4% so với cùng kỳ. Doanh thu ngành du lịch thu về 500,2 tỉ đồng.
Theo ông Trần Sơn Bình (Phó Giám đốc Sở VH&TT Lào Cai) những ngày cuối năm Lào Cai vẫn đón trung trình 55.000 - 60.000 khách du lịch, đây là tín hiệu rất khả quan cho ngành du lịch mỗi dịp đông về.
Du lịch cộng đồng đơm hoa kết trái ở vùng cao Quảng Ninh Các mô hình phát triển du lịch cộng đồng vùng dân tộc thiểu số nhiều năm gần đây phát triển nở rộ, giúp người dân có thêm thu nhập ổn định, giảm nghèo và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Những ngày cuối tuần, bản Thượng, thôn Khe Phương, xã Kỳ Thượng - nơi cao nhất thành phố Hạ Long (Quảng...