Mô hình nhà chống lũ phát huy tác dụng, có gì mà cứu được cả nghìn dân miền Trung?
Đúng như tên gọi, nhà chống lũ hay nhà chống ngập là những mô hình được thiết kế và xây dựng để thích ứng với mưa lũ, làm giảm bớt những tác động tiêu cực từ thiên tai đến đời sống người dân.
Từ đêm 17/10 đến sáng 18/10, mưa lũ dâng cao đã khiến 34.000 nhà dân tại tỉnh Quảng Bình bị ngập nặng. Gần 200 thôn, bản bị cô lập, chia cắt và hàng ngàn người dân phải di dời khẩn cấp trong đêm.
Tại xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình trong sáng 18/10 dù nước ngập sâu nhưng những ngôi nhà phao – một trong 9 mô hình nhà an toàn của dự án Nhà Chống Lũ một lần nữa phát huy tác dụng, bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản cho bà con. Dự báo, mưa đặc biệt lớn đang tiếp tục đổ xuống phía Tây Quảng Trị, tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh, đến hết ngày mai 19/10 và có thể kéo dài đến ngày 20/10.
Nhiều gia đình ở miền Trung đã học theo cách làm nhà chống lũ, tự chế cho mình 1 căn nhà nổi.
Hầu hết các hộ dân được dự án Nhà Chống Lũ hỗ trợ trong vòng 7 năm qua đều an toàn và có thể chủ động chuẩn bị trước tình hình. Khi nghe tin bão, người dân thường sẽ mua lương thực dự trữ, chuyển đồ đạc quan trọng và gia súc, gia cầm đến gác tránh lũ (nếu là nhà kê nền, nhà gác); sửa chữa gia cố nhà phao. Vì vậy, thiệt hại về người và của được hạn chế tối đa.
Những mô hình nhà chống lũ phổ biến tại Việt Nam và trên thế giới
Đúng như tên gọi, nhà chống lũ hay nhà chống ngập là những mô hình được thiết kế và xây dựng để thích ứng với mưa lũ, làm giảm bớt những tác động tiêu cực từ thiên tai đến đời sống người dân.
Tại Việt Nam, nhà chống ngập không chỉ là một trong những giải pháp thích nghi hoàn cảnh cho bà con vùng rốn lũ miền Trung, mà còn có thể xây dựng tại vùng ngập lũ miền Tây trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nước biển dâng ngày càng nghiêm trọng.
Vốn đươc xây dưng ơ ven biên lam nơi nghi ngơi va câu ca cho ngư dân, nhà nổi hiện còn được xây dựng tại đất liền, giúp người dân khắc phục phần nào tình trạng ngập lụt mùa mưa lũ. Đầu năm 2019, mô hình nhà nổi của sinh viên Nguyễn Minh Hoàng (ĐH Xây dựng miền Tây) đã gây tiếng vang lớn nhờ thiết kế độc đáo, tuy xây trên cạn nhưng gặp khi nước lũ nhà sẽ nương theo mực nước mà nổi lên.
Với chi phí chỉ 250-300 triệu đồng, căn nhà nổi này được xây dựng bằng khung thép lắp ráp, vách bao che bằng panel với độ bền và tuổi thọ cao. Mô hình này được xem là một giải pháp thiết thực, giá cả phải chăng cho người dân vùng lũ miền Tây trước tình trạng mưa lũ, nước biển dâng ngày càng nghiêm trọng.
Mô hình nhà nổi của sinh viên Minh Hoàng đã được tài trợ để thử nghiệm trong thực tế và cho thấy hiệu quả. Ảnh minh họa: Internet
Ngoài ra, còn có một số mô hình nhà chống lũ khác của dự án Nhà Chống Lũ với giá thành rẻ hơn, chỉ khoảng 30-40 triệu đồng nhằm mang tới 1 “sân sau” cho các hộ gia đình, lúc bình thường có thể dùng làm nhà ở, nhà kho, lúc lụt tới thì có chức năng như 1 căn nhà chống lũ. Mô hình này có tới 9 mô hình nhà chống lũ an toàn. Trong đó, hiện nay đang triển khai có 3 loại chính, nhà kê nền, nhà phao và nhà có gác.
Mô hình căn nhà đang được áp dụng ở nhiều tỉnh ở Việt Nam.
9 mô hình nhà chống lũ an toàn
Nhà kê nền
Nhà kê nền gồm nhà kê nền thấp, mô hình sàn nhà được kê lên hệ cột cách mặt đất với khoảng cách tối thiểu là 500mm. Độ cao này được tính toán dựa theo thực tế để đảm bảo bùn hoặc nước lũ và các vật cuốn theo có thể chảy qua khoảng trống dưới sàn nhà dễ dàng mà không gây tác hại đáng kể đến hệ kết cấu khung nhà.
Nhà kê nền cao
Video đang HOT
Nhà kê nền cao với nền nhà được nâng lên trên mặt đất khoảng 3m. Khi không có lũ, người dân có thể dựng vách, liếp che tầng 1 để sinh hoạt hoặc sử dụng cho gia súc. Khi có lũ, tầng 2 được sử dụng là nơi sinh hoạt và tránh lũ của người dân.
Nhà kê nền linh hoạt
Nhà kê nền linh hoạt là mô hình có thể tách rời liên kết giữa khối nhà và móng để nâng nhà khi cần mà không phải phá huỷ kết cấu. Mô hình nhà linh hoạt là một lõi an toàn, giảm nhẹ tổn thất do thiên tai (bão, lụt).
Nhà phao
Nhà phao gồm nhà phao biệt lập được hình thành với mẫu thiết kế là khung nhà bằng thép để giảm trọng lượng khung nhà, có mặt bằng hình vuông, sàn lát ván gỗ, vách thưng ván gỗ hoặc tôn kẽm, mái 4 dốc lợp tôn kẽm, có hành lang ngoài để nâng cao tính cân bằng chống dao động và sử dụng cửa ray trượt để dễ sử dụng khi gió lùa mạnh. Dưới gầm sàn nhà được bố trí các thùng phuy sắt làm hệ phao nổi giúp nâng toàn bộ nhà, người và tài sản bên trong nổi lên, hạ xuống theo mức nước lũ và được neo giữ bằng hệ cọc trượt hoặc dây neo.
Mô hình nhà phao gắn liền nhà
Mô hình nhà phao gắn liền nhà xây là một gian nhà phao trên gác ngôi nhà xây. Gian nhà này có cơ cấu nổi vượt trên mức nước ngập với mức nổi tối đa trên 10m so với sàn tầng trệt. Mô hình có khung nhà phao trượt đều trên 4 cọc thép ở 4 góc, đồng thời còn là điểm neo chân cho khung nhà.
Nhà có gác
Nhà có gác gồm mô hình nhà hai gác chỉ người ở được xây dựng trên cơ sở thiết kế với cấu trúc móng, trụ, khung dầm, sàn bê tông và tường xây gạch nung hoặc gạch không nung. Độ cao của gác hoặc sàn tầng một thường được thiết kế cao hơn mức ngập tối thiểu cao 2,85m, có cầu thang trong nhà để người dân lưu trú trong thời gian có lũ, bão.
Mô hình Nhà hai gác có chỗ cho gia súc
Mô hình Nhà hai gác có chỗ cho gia súc có cầu thang phía ngoài cho người và gia súc di chuyển lên tầng trên khi có lũ. Độ cao tầng hai được tính toán vượt trên mức đỉnh lũ lịch sử của khu vực để đảm bảo cho người dân và gia súc có thể lưu trú trong thời gian ngâm lũ.
Sử dụng phần chiếu nghỉ trước khi lên sàn làm nơi cho gia súc, gia cầm tránh lũ. Thiết kế bản thang rộng 1,2m – 1,5m, bậc cầu thang có độ cao 10cm – 12cm đảm bảo cho trâu, bò, dê dễ dàng di chuyển lên trên. Phần chiếu nghỉ này có thể căng bạt hoặc lợp mái che mưa và đảm bảo diện tích đủ cho trâu, bò, dê trú ngụ.
Mô hình nhà có cầu thang ngoài còn có tác dụng khi nhà bị lũ ngập, việc di chuyển, sinh hoạt, cứu trợ của người dân và lực lượng cứu hộ bằng thuyền sẽ cập mạn cầu thang ngoài để vào nhà thuận lợi. Toàn bộ gian phía sau để chứa cỏ, rơm, và nông sản; gian trước dành cho người.
Nhà 3 gian có gác xép
Nhà 3 gian có gác xép, trong đó 1 gian lồi bằng với phần hiên nhà, ba gian được bố trí công năng sử dụng như ba gian truyền thống, bếp và công trình phụ xây dựng thêm tùy nhu cầu và điều kiện của chủ nhà. Gian dưới sàn gác bê tông cốt thép là nơi tránh bão an toàn cho người và tài sản. Gác là nơi người dân trú và bão quản tài sản khi có bão, lũ dâng cao.
Nhà ống có gác xép
Nhà ống có gác xép, người dân lưu trú ở gác xếp trong thời gian có bão hoặc lũ ngâm, độ cao gác xếp được tính toán phù hợp luôn cao hơn đỉnh lũ lịch sử của khu vực. Khi thiết kế nhà ống có gác xép có thể đổ sàn bê tông truyền thống hoặc các vật liệu xây dựng mới có tính kháng nước. Độ cao của gác xép tối thiểu 2,1m. Tùy theo địa bàn để chú trọng các yếu tố kĩ thuật ưu tiên cho vùng bão, lũ thấp hoặc vùng lũ chịu tác động bởi bão suy yếu. Cửa thoát hiểm của gác xép tránh lũ vô cùng quan trọng, trong trường hợp lũ vượt mức lịch sử, vượt qua cả sàn gác thì cửa thoát hiểm là nơi tiếp cận của các phương tiện cứu trợ.
Không chỉ ở Việt Nam, mô hình nhà nổi chống lũ cũng đã được triển khai ở nhiều nước trên thế giới. Ảnh minh họa: Internet
Khu nhà nổi nằm bên vịnh tại thủ đô Amsterdam, Hà Lan. Ảnh minh họa: Internet
Mô hình nhà chống lũ với các trụ chống bằng bê tông. Ảnh minh họa: Internet
Mô hình nhà container chống lũ. Ảnh minh họa: Internet
Ngôi nhà được coi là tàu cứu hộ trong trường hợp xảy ra mưa lũ. Ảnh minh họa: Internet
8 điều Bộ Y tế khuyến cáo người dân đang chịu ảnh hưởng của mưa bão cần chú ý để đảm bảo sức khỏe
Vào thời điểm miền Trung hay các tỉnh miền núi phía Bắc liên tục chịu ảnh hưởng của các cơn bão lớn thì sức khỏe của người dân cũng cần phải được chú ý, tránh mắc phải các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh trong mùa mưa bão trở nên lớn hơn khi các tỉnh miền núi phía Bắc hay duyên hải miền Trung liên tiếp phải gánh chịu các cơn bão lớn, bên cạnh việc gây ra nhiều thiệt hại về người và của trong những ngày qua. Đặc biệt là tại hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Trị, có nhiều khu vực đã xảy ra ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất và chia cắt giao thông.
Bộ Y tế cho biết, sau mưa bão thì lũ lụt, vi sinh vật hay nấm mốc có điều kiện phát triển nhanh chóng khi bụi, rác hay chất thải tràn ồ ạt vào nguồn nước sinh hoạt, gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới các hộ gia đình sinh sống trong vùng mưa bão.
Nói cách khác, những dịch bệnh liên quan tới ô nhiễm, vi khuẩn, nước bẩn cũng có thể bùng phát thành dịch nếu như không có các biện pháp đảm bảo sức khỏe cẩn thận. Những bệnh phổ biến trong mùa mưa bão có thể kể tới như:
- Bệnh về nhiễm trùng mắt như đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc
- Bệnh đường tiêu hóa như tiêu chảy, kiết lỵ
- Bệnh liên quan tới hệ miễn dịch bị vi sinh vật tấn công như cảm cúm, thương hàn, sốt xuất huyết, sốt rét
- Bệnh ngoài da như nấm tay, nấm chân, nước ăn tay, nước ăn chân
- Đau mắt đỏ
- Nấm da, nấm chân tay
- Tả lỵ, thương hàn, tiêu chảy
- Cảm cúm
Mới đây, Bộ Y tế đã ra 8 khuyến cáo tới người dân trong vùng mưa bão cần thực hiện đúng và đủ để ngăn chặn hình thành dịch bệnh.
Cụ thể như sau:
1. Đảm bảo lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn thức ăn nấu chín và nước đun sôi.
2. Thường xuyên rửa tay với xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
3. Vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn.
4. Tiêu diệt loăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô... hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng
5. Mắc màn khi ngủ kể cả ban ngày
6. Thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế
7. Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đấy, thu gom, xử lý và chôn xác xúc vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế
8. Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.
Khuyến cáo về An toàn thực phẩm cho người dân khu vực bão lũ
TS. Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cũng lưu ý thêm: "Người dân cũng cần thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đấy, thu gom, xử lý và chôn xác súc vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Đồng thời, khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất".
Vấn đề có nước sạch để sử dụng sau mưa bão cần được chú trọng và xử lý ngay. Kể cả hiện nay, đã có nhiều loại nước đóng chai và đóng bình đã được vận chuyển tới các vùng lũ nhưng số lượng này vẫn chưa thực sự đáng kể.
Cục Quản lý môi trường y tế thuộc Bộ Y tế cũng khuyến cáo thêm, đối với nguồn nước sử dụng cho việc ăn uống, nếu như giếng bị ngập thì cách đơn giản nhất mà người dân có thể khắc phục đó là sử dụng phèn chua để khử khuẩn hoặc sử dụng miếng lọc bằng vải sạch. Đặc biệt, người dân tuyệt đối không được ăn các loại rau sống trong khu vực ngập lụt.
Phái đoàn Mỹ gửi lời chia buồn tới Việt Nam trước mất mát do lũ lụt Phái đoàn Ngoại giao Mỹ tại Việt Nam gửi lời chia buồn trước những mất mát to lớn về người và bày tỏ thiện chí sẵn sàng hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai tại miền Trung. Theo thông cáo của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội, Phái đoàn Ngoại giao Mỹ tại Việt Nam gửi lời chia buồn sâu sắc...