Mô hình kinh tế Đức ‘lung lay’ do hàng loạt cuộc khủng hoảng
Sự phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng giá rẻ từ Nga và nguyên liệu thô từ Trung Quốc đang khiến Chính phủ Đức “đau đầu”.
Xuất khẩu giảm một phần là do lượng hàng Đức bán ở Nga giảm. Ảnh: AFP
Theo trang tin EURACTIV.de (Đức) ngày 12/7, những năm gần đây là một chặng đường gập ghềnh đối với “nhà vô địch xuất khẩu” của thế giới. Nền kinh tế Đức đã phải hứng chịu đại dịch COVID-19, gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và tất nhiên, việc nhập khẩu khí đốt của Nga cũng sụt giảm.
Trong nhiều thập kỷ, xuất khẩu đã trở thành động lực kinh tế ở Đức với khoảng 1/4 việc làm hiện đang phụ thuộc vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, mô hình kinh doanh đó dường như đang bị đe dọa khi thế giới đang trải qua một giai đoạn được cho là “ khủng hoảng triền miên”.
Tín hiệu cảnh báo đầu tiên cho sự sụt giảm này đã xuất hiện: Vào tháng 5/2022, Đức ghi nhận thâm hụt thương mại lần đầu tiên sau 14 năm vì giá năng lượng tăng mạnh. Do Nga chuyển sang hạn chế lượng khí đốt tự nhiên cung cấp cho châu Âu, đã khiến giá các sản phẩm sản xuất tại Đức tăng cao.
Volker Treier, người đứng đầu bộ phận ngoại thương của Hiệp hội các Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức, cho biết: “Xuất khẩu đã bắt đầu suy thoái”, lưu ý rằng chi phí hàng hóa của Đức được vận chuyển ra nước ngoài đang tăng lên.
Sự sụt giảm hàng hóa của Đức bán tại Nga là một trong những nguyên nhân khiến xuất khẩu giảm. Trong nhiều năm, Nga là một thị trường lớn đối với các nhà sản xuất Đức, nhưng kể từ khi xung đột tại Ukraine nổ ra, xu hướng này đã đi xuống do các công ty ngừng kinh doanh tại nước này. So với một năm trước, doanh số bán hàng sang Nga đã giảm hơn 50%.
Trong khi mức thâm hụt một phần là do giá năng lượng tăng và tình trạng thiếu khí đốt hiện nay, nhưng đã có những dấu hiệu cho thấy mô hình kinh tế của Đức đã có vấn đề một thời gian. Đức từ lâu đã tự hào về thặng dư thương mại cao, nhưng khoảng cách giữa nhập khẩu và xuất khẩu đang thu hẹp. Trong 5 năm qua, thặng dư thương mại giảm dần từ năm này qua năm khác.
Tình hình địa chính trị hiện tại lại đang không tốt cho ngành công nghiệp Đức. Nền kinh tế lớn thứ 4 toàn cầu từ lâu đã phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng giá rẻ từ Nga và nguyên liệu thô từ Trung Quốc, nhưng việc duy trì mô hình này đang ngày càng trở nên khó khăn. Trong khi Nga bị cô lập vì cuộc xung đột ở Ukraine, Đức đang ngày càng quan ngại về các mối quan hệ kinh doanh của mình với Trung Quốc.
Video đang HOT
Nhiều nhà phân tích và chính trị gia, trong đó có Thủ tướng Đức Olaf Scholz, cảnh báo rằng thế giới có thể bị chia cắt thành hai khối địa kinh tế – khối liên kết với phương Tây và khối hợp tác chặt chẽ hơn với Trung Quốc và Nga.
“Có một sai lầm mà chúng ta không được phạm phải: Thúc đẩy sự hình thành các khối và sự tan rã của nền kinh tế toàn cầu bằng cách chia nó thành các phe nhóm ý thức hệ”, Siegfried Russwurm, Chủ tịch BDI, hiệp hội công nghiệp của Đức, cảnh báo vào tháng 6 vừa qua.
Nếu quan hệ thương mại với Trung Quốc bị ảnh hưởng, nền kinh tế Đức sẽ bị tác động nặng nề. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Đức và không chỉ thúc đẩy ngành xuất khẩu mạnh mẽ của nước này, mà còn là yếu tố cần thiết để duy trì hoạt động của ngành công nghiệp Đức bằng cách cung cấp các nguyên liệu thô quan trọng cùng các hàng hóa khác mà nước này rất cần.
Do đó, sự phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc đang khiến Chính phủ Đức “đau đầu”. “Tất cả chúng ta đều nhận thấy rõ ràng về sự song phương hóa rất mạnh mẽ mối quan hệ giữa Đức với tư cách là một quốc gia xuất khẩu và Trung Quốc – điều đó cũng không lành mạnh”, Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner cho biết vào giữa tháng 4.
Các công ty Đức cũng nhận thức rõ về mối đe dọa đang rình rập. Trong khi 46% tổng số doanh nghiệp Đức cho biết họ hiện đang phụ thuộc phần lớn vào hàng nhập khẩu Trung Quốc, hơn 2/3 thừa nhận họ đang tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng của mình, một nghiên cứu của viện IFO đã chỉ ra.
Mặc dù vẫn còn phải xem liệu mô hình kinh doanh định hướng xuất khẩu của Đức có tồn tại được trong hàng loạt cuộc khủng hoảng mà thế giới đang phải đối mặt hay không, nhưng các nhà kinh tế cảnh báo rằng tình hình kinh tế nói chung có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu Nga quyết định cắt hoàn toàn việc cung cấp khí đốt. Rủi ro đó đã tăng lên trong thời gian gần đây.
Tổng thống Sri Lanka và vợ chạy khỏi đất nước giữa khủng hoảng
Tổng thống Gotabaya Rajapaksa, phu nhân và hai vệ sĩ đã lên máy bay của Không quân Sri Lanka để đến thành phố Male, thủ đô Maldives.
Người dân lũ lượt tới Văn phòng của Tổng thống Gotabaya Rajapaksa ba ngày sau khi nơi này bị người biểu tình tấn công, ngày 12/7/2022. Ảnh: AP
Tổng thống Sri Lanka đã bỏ trốn khỏi đất nước vào sáng sớm ngày 13/7, vài ngày sau khi những người biểu tình xông vào nhà riêng, dinh tổng thống và văn phòng thủ tướng trong cơn giận dữ bởi cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài 3 tháng gây ra tình trạng thiếu lương thực và nhiên liệu trầm trọng
Hãng tin AP dẫn nguồn tin từ một quan chức phụ trách nhập cư giấu tên cho hay, Tổng thống Gotabaya Rajapaksa, phu nhân và hai vệ sĩ đã lên máy bay của Không quân Sri Lanka để đến thành phố Male, thủ đô Maldives.
Ông Rajapaksa đã đồng ý từ chức dưới áp lực từ người biểu tình. Trước đó, Thủ tướng Ranil Wickremesinghe cho biết ông sẽ rời đi khi có chính phủ mới.
Các nhà lập pháp đã đồng ý bầu một tổng thống mới vào tuần tới nhưng vẫn đang chật vật quyết định thành lập chính phủ mới để đưa đất nước phá sản thoát khỏi sự sụp đổ về kinh tế và chính trị.
Những lời hứa từ chức của Tổng thống Rajapaksa đã không mang lại dấu hiệu chấm dứt cuộc khủng hoảng, và những người biểu tình thề sẽ chiếm các tòa nhà chính quyền cho đến khi các nhà lãnh đạo cao nhất không còn nắm quyền lực. Trong nhiều ngày qua, người dân đã đổ xô đến dinh tổng thống như thể đây là một điểm thu hút khách du lịch - họ bơi lội trong hồ, ngắm tranh và nằm dài trên những chiếc giường đầy gối. Có thời điểm, họ còn đốt phá tại nhà riêng của Thủ tướng Wickremesinghe.
Người biểu tình thoải mái bơi lội trong bể bơi tại Dinh Tổng thống Sri Lanka.
Mặc dù các nhà lập pháp Sri Lanka cuối ngày 11/7 đã đồng ý bầu tổng thống mới là một thành viên quốc hội vào ngày 20/7, nhưng họ vẫn chưa quyết định ai sẽ đảm nhận vị trí thủ tướng và tham gia nội các.
Tổng thống mới sẽ phục vụ phần còn lại trong nhiệm kỳ của ông Rajapaksa, kết thúc vào năm 2024 - và có khả năng bổ nhiệm một thủ tướng mới, người sau đó sẽ phải được Quốc hội phê chuẩn.
Hiện tại, Thủ tướng Sri Lanka Wickremesinghe sẽ tạm giữ chức tổng thống cho đến khi chọn được người thay thế theo một thỏa thuận chắc chắn sẽ khiến những người biểu tình tức giận hơn nữa bởi họ yêu cầu ông Wickremesinghe phải ra đi ngay lập tức.
Tham nhũng và quản lý yếu kém đã khiến quốc đảo Sri Lanka chìm trong nợ nần và không có khả năng chi trả cho việc nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu. Sự thiếu hụt hàng hoá đã gieo rắc nỗi tuyệt vọng cho 22 triệu người của đất nước. Người Sri Lanka phải bỏ bữa và xếp hàng hàng giờ để tìm cách mua được chút nhiên liệu khan hiếm.
Cậu bé chật vật khênh bình gas khi chờ đợi nạp gas ở Colombo, Sri Lanka ngày 12/7/2022. Ảnh: AP
Trước khi cuộc khủng hoảng gần đây trở nên trầm trọng, nền kinh tế Sri Lanka đã được mở rộng và phát triển một tầng lớp trung lưu sống khá thoải mái.
Bế tắc chính trị đã đổ thêm dầu vào cuộc khủng hoảng kinh tế. Việc không có một chính phủ đoàn kết thay thế đã đe dọa trì hoãn một gói cứu trợ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Chính phủ phải đệ trình một kế hoạch về tính bền vững nhằm trả nợ cho IMF vào tháng 8 trước khi đạt được thỏa thuận.
Trong khi đó, Sri Lanka đang phải dựa vào viện trợ từ nước láng giềng Ấn Độ và từ Trung Quốc.
Khi được hỏi liệu Trung Quốc có đang đàm phán với Sri Lanka về các khoản vay khả thi hay không, một quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc không xác nhận thông tin về một cuộc thảo luận như vậy.
Người phát ngôn Vương Văn Bân (Wang Wenbin) cho biết: "Trung Quốc sẽ tiếp tục cung cấp hỗ trợ vì khả năng của chúng tôi cho phép phát triển xã hội và phục hồi kinh tế của Sri Lanka".
Hôm 12/7, các nhà lãnh đạo tôn giáo của Sri Lanka đã kêu gọi người biểu tình rời khỏi các tòa nhà chính phủ. Tuy nhiên, nhóm này tuyên bố sẽ đợi cho đến khi cả Tổng thống Rajapaksa và Thủ tướng Wickremesinghe rời quyền lực.
Các cuộc biểu tình kéo dài nhiều tháng đã phá hủy triều đại chính trị Rajapaksa, vốn đã cai trị Sri Lanka trong phần lớn hai thập kỷ qua.
Những người biểu tình cáo buộc tổng thống và người thân của ông đã bòn rút tiền từ kho bạc của chính phủ trong nhiều năm và chính quyền của ông Rajapaksa đã đẩy nhanh sự sụp đổ của đất nước khi quản lý nền kinh tế yếu kém. Gia đình Tổng thống đã phủ nhận các cáo buộc tham nhũng, nhưng ông Rajakpaksa thừa nhận một số chính sách của ông đã góp phần vào cuộc khủng hoảng.
Tây Âu 'bên bờ vực' nếu đường ống Nord Stream ngừng hoạt động kéo dài Nga thông báo việc bảo trì Nord Stream 1 từ ngày 11-21/7, nhưng các nước châu Âu lo ngại việc ngừng hoạt động có thể bị kéo dài. Điều này sẽ gây tăng giá khí đốt và làm tổn hại đến các nền kinh tế. Nord Stream ngừng hoạt động để bảo trì đã gây ra sự lo lắng cho các nước châu...