Mô hình giảm nghèo chăn nuôi gà thả vườn
UBND tỉnh Bình Phước vừa phê chuẩn mô hình giảm nghèo “ chăn nuôi gà thả vườn” tại xã Tân Lợi (H.Đồng Phú). Mô hình được triển khai cho 20 hộ nghèo của xã do Sở LĐ-TB-XH tỉnh hỗ trợ vốn (hơn 51,6 triệu đồng/hộ).
Trong 3 năm thực hiện (2013 – 2015), các hộ phải phấn đấu nuôi đạt tổng đàn 54.000 con. Kết thúc thời gian nuôi, huyện đánh giá, tổng kết và rút kinh nghiệm. Nếu có hiệu quả sẽ thực hiện nhân rộng mô hình.
Theo TNO
Ồ ạt nhập thịt, nông dân "treo chuồng"
Vì sao, một nước sản xuất nông nghiệp lớn như nước ta lại phải đi nhập khẩu thịt? Phóng viên đã ghi nhận tình hình sản xuất chăn nuôi tại nhiều địa phương để làm rõ hơn vấn đề này.
Video đang HOT
Tại các vùng chăn nuôi lớn như Đồng Nai, Bình Dương, Hà Nội, Hà Nam... các hộ chăn nuôi đều đang treo chuồng hàng loạt vì không đủ sức để duy trì đàn gà, lợn của mình.
Đi nuôi gà thuê
Có mặt tại "thủ phủ" chăn nuôi Đồng Nai, mới thấy không khí chăn nuôi chưa bao giờ ảm đạm như hiện nay. Tiếp xúc với chúng tôi, ông Hoàng Mạnh Hà, ở xã Cây Gáo, huyện Trảng Bom nói như mếu: "Hàng chục năm nay chưa có năm nào giá gà công nghiệp lại rớt giá thảm hại kéo dài như vậy. Gần 1 năm nay, mình cũng ráng nuôi hết lứa này đến lứa khác để chờ giá lên, nhưng nay thì không còn đủ sức để cầm cự nữa, đành treo chuồng".
Trang trại của ông Nguyễn Thanh Sơn (ấp Đức Long 2, xã Gia Tân 2, huyện Thống Nhất), một trong những trang trại có đàn gà thịt lớn nhất tỉnh, nay cũng rơi vào cảnh bết bát. Ông Sơn cho biết: "Trước kia, gia đình tôi luôn duy trì đàn gà thịt khoảng 70.000 - 80.000 con, nhưng anh tính giá mỗi kg gà bây giờ còn chưa bằng tô phở (dưới 25.000 đồng), thì nuôi sao nổi. Từ đầu năm đến giờ, tôi đã bị lỗ mất 1 tỷ đồng rồi". Hiện số đầu gà" trong trang trại của ông Sơn chưa đến 10.000 con.
Đến Tết, nước ta sẽ phải nhập thêm thịt gà về ăn, vì người chăn nuôi trong nước đang phải giảm đàn (Ảnh minh họa).
Theo tính toán của các trang trại, từ tháng 11/2011 đến nay, giá thành sản xuất mỗi kg gà trắng công nghiệp khoảng 30.000 - 32.000 đồng, trong khi giá bán ra chỉ khoảng 20.000 - 22.000 đồng/kg. Tính ra, một con gà xuất chuồng trọng lượng từ 2,5 - 2,8 kg, người nuôi bị lỗ ít nhất 25.000 - 30.000 đồng. Do thu lỗ triền miên nên nhiều hộ chăn nuôi, trang trại đã chuyển sang nuôi gia công cho các công ty. Như anh Nguyễn Văn Ngọc (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai), từng có đàn gà lên tới 120.000 con nhưng nhiều tháng nay đã phải chuyển qua nuôi gia công cho Công ty Emivest. Số liệu sơ bộ của Sở NNPTNT Đồng Nai cho biết, hiện có khoảng 250 trang trại chăn nuôi của tỉnh đã chuyển sang nuôi gia công heo, gà cho các công ty.
"Đại gia" cũng chết
Mặc dù phải chuyển sang chăn nuôi gia công, song các hộ chăn nuôi vẫn tiếp tục phải giảm đàn, do các doanh nghiệp yêu cầu họ cắt giảm hoặc ngừng nuôi gà. Anh Nguyễn Văn Ngọc cho biết, trang trại anh thời gian trước nuôi gia công sau mỗi vụ nuôi chỉ nghỉ 20 ngày là thả nuôi lại, nhưng giờ công ty Emivest kêu nghỉ tới 2 tháng. Nhiều chủ trại gà ở Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu đang nuôi gà gia công cho các công ty nước ngoài như Japfa, C.P, Emivest cũng được yều cầu ngừng nuôi hoặc giảm đàn từ 30 - 50%...
Ông Nguyễn Quốc Trung - Tổng Giám đốc Công ty Chăn nuôi Japfa cho biết, gần 1 tháng nay, công ty phải yêu cầu các trang trại nuôi gia công kéo dài thời gian thả đàn mới từ 1,5 - 2 tháng, đồng thời giảm 50% số lượng đàn. "Nếu không làm thế, chúng tôi sẽ không thể trụ lại được Việt Nam. Bởi hiện sản lượng gà Japfa xuất chuồng trung bình mỗi tháng 1,6 triệu con, từ đầu năm đến nay, công ty đã lỗ 40 tỷ đồng/tháng rồi" - ông Trung nói. Tương tự, các công ty Emivest, C.P cũng đang phải giảm từ 30 - 50% đàn gà thịt. Đại diện Công ty C.P cho biết, từ hơn 1 tháng nay, công ty đã đưa hơn 30% lượng đàn gà đẻ vào giết thịt, để giảm số trứng ấp ra gà giống, mục đích là giảm đàn gà thịt nhằm cắt bớt lỗ.
Hiện tại, Japfa, C.P và Emivest là 3 "đại gia" lớn chi phối thị trường thịt gà công nghiệp tại Việt Nam. Chỉ tính riêng các tỉnh khu vực phía Nam, mỗi tháng 3 công ty này bán ra thị trường xấp xỉ 5,7 triệu con gia cầm. Nếu từ giờ dãn nuôi, giảm đàn 30 - 50%, tương ứng thị trường trong 1,5 - 2 tháng tới phục vụ Tết Nguyên đán sẽ hụt từ 1,7 - 2,8 triệu con gà.
Thà bỏ chuồng còn hơn tái đàn
Hoài Đức là một trong những huyện có phong trào chăn nuôi gia súc, gia cầm lớn nhất Hà Nội, với khoảng 367.000 con gia cầm và gia súc khoảng 51.000 con. Trong đó các xã Cát Quế, Tiền Yên và Đức Thượng chiếm hơn 1/3 tổng đàn gia súc, gia cầm cả huyện. Mặc dù đang là thời điểm người dân vào đàn để kịp bán trong dịp Tết, nhưng theo thống kê của Phòng Kinh tế huyện Hoài Đức, đàn gia cầm toàn huyện đã giảm khoảng 30.000 con so với cùng kỳ năm 2011.
Ông Mầu Tiến Dũng - cán bộ chăn nuôi, thú y xã Cát Quế cho hay: "Hiện xã có khoảng 70.000 con gia cầm và 18.000 con gia súc, giảm khoảng 10 - 15%. Cả xã đã có 50 hộ bỏ chuồng rồi. Các hộ còn lại do đầu tư quá nhiều vào chuồng trại, nên buộc phải nuôi, nhưng hầu như hộ nào cũng giảm đàn".
Hộ anh Nguyễn Đình Tâm, một trong những hộ nuôi gà có tiếng ở thôn 3, xã Cát Quế, nhưng giờ phải bỏ không một nửa dãy chuồng. "Trước đây, mỗi lứa tôi nuôi từ 6.000 - 7.000 gà đẻ, nhưng giờ chỉ nuôi 4.000 con để duy trì mối hàng. Đầu tư khu chuồng hàng trăm triệu đồng, bỏ không tiếc lắm, nhưng thời điểm này bỏ chuồng còn hơn tái đàn chịu lỗ".
Tại huyện Bình Lục (Hà Nam) - "vựa" lợn lớn nhất miền Bắc, đàn lợn cũng đang giảm đáng kể. Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện đàn lợn ở đây có khoảng 55.000 con, giảm khoảng 25 - 30% so với cùng kỳ năm 2011. "Với giá cám, giá lợn như hiện nay, nuôi càng nhiều càng lỗ. Trước mỗi lứa tôi nuôi khoảng 350 con, nhưng giờ chỉ dám nuôi hơn 100 con, tính ra mỗi con lỗ khoảng 800.000 đồng" - anh Nguyễn Văn Ba ở đội 2, xã Ngọc Lũ cho biết.
Theo 24h
Xóm Trường Hạnh- làng sinh thái điển hình Sau khi được Công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV) phối hợp với Trung tâm đào tạo và truyền thông môi trường (CETAC) - Tổng cục Môi trường tài trợ kinh phí và hỗ trợ xây dựng, xóm Trường Hạnh (thuộc xã Xuân Trường, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) đã trở thành hình mẫu điển hình về làng sinh thái. Lãnh...