Mô hình du lịch sinh thái nông thôn sẽ “bùng nổ” ở Việt Nam
“Tôi tin rằng trong vài năm tới, Việt Nam sẽ “bùng nổ” mô hình du lịch sinh thái nông thôn, mang lại giá trị gia tăng bền vững cho nông dân bên cạnh những giá trị từ trồng trọt, chăn nuôi…”, ông Lưu Quang Định, Tổng Biên tập báo NTNN/Dân Việt – đơn vị đồng tổ chức hội thảo “Phát triển Du lịch sinh thái bền vững gắn với nông nghiệp, nông thôn” đang diễn ra sáng nay (18.5) tại Hội An – dự đoán.
Sáng nay 18.5, Tổng cục Du lịch, UBND tỉnh Quảng Nam và Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt phối hợp tổ chức hội thảo “Phát triển Du lịch sinh thái bền vững gắn với nông nghiệp, nông thôn”. Hội thảo diễn ra tại TP.Hội An, Quảng Nam.
Từ trái qua: Ông Lê Trí Thanh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, ông Ngô Hoài Chung – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, ông Lưu Quang Định – Tổng Biên tập Báo NTNN/Dân Việt chủ trì Hội thảo.
Tham dự hội thảo có gần 200 đại biểu đại diện Tổng cục Du lịch, T.Ư Hội Nông dân Việt Nam, UBND và Sở Du lịch, Sở VHTTDL các tỉnh/thành phố, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới T.Ư, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cùng nhiều doanh nghiệp du lịch, lữ hành…
Chủ trì hội thảo gồm có: Ông Ngô Hoài Chung – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch; ông Lê Trí Thanh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam; ông Lưu Quang Định – Tổng Biên tập Báo Nông thôn Ngày nay/Báo điện tử Dân Việt.
Phát biểu khai mạc, ông Lê Trí Thanh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhấn mạnh: Những năm gần đây ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Nam luôn tăng trưởng mạnh, năm sau cao hơn so với năm trước từ 3,5-4%, giá trị sản xuất 12.000-13.000 tỷ đồng/năm. Năm 2010, ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng 11,6% tổng sản phẩm trên địa bàn. Mặc dù đóng góp trực tiếp không nhiều và thu ngân sách nhà nước, nhưng 76% dân số sống ở khu vực nông thôn đã góp phần ổn định kinh tế – xã hội tỉnh Quảng Nam, đặc biệt khu vực nông thôn. Là địa bàn có lợi thế lớn của cả nước, những năm qua ngành du lịch của Quảng Nam đã có những bước phát triển khởi sắc, đạt 8.500 – 9.500 tỷ đồng/năm.
“Mặc dù đã có những bước phát triển tốt, nhưng du lịch Quảng Nam còn chưa khai thác hết được tiềm năng thế mạnh của địa phương, chưa tạo thêm nhiều sản phẩm du lịch mới hấp dẫn du lịch”, ông Lê Trí Thanh thừa nhận.
Chính vì vậy, ông Thanh tin tưởng rằng sự kết hợp giữa du lịch với nông nghiệp chắc chắn sẽ cộng hưởng để tạo ra những sản phẩm độc đáo mới mà kết tinh trong đó là những giá trị về lịch sử – văn hóa – thiên nhiên đặc thù đa dạng của mỗi miền quê xứ Quảng làm thay đổi nhận thức và tăng thêm thu nhập cho người dân nông thôn.
Video đang HOT
Ông Lê Trí Thanh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam phát biểu khai mạc. (Ảnh: P.V)
“Nghị định 168 quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch 2017, Nghị định 52/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn, quy định 490/2018 của Thủ tướng phê duyệt chương trình mỗi xã 1 sản phẩm với tổng mức dầu tư 45.000 tỷ đồng, từ nay đến năm 2020, tỉnh sẽ đề ra những phương hướng chính sách thuận lợi để phát triển du lịch nông nghiệp” – ông Lê Trí Thanh khẳng định.
Trong khi đó, ông Nguyễn Quý Phương – Vụ trưởng Vụ Lữ hành, Tổng cục Du lịch cho hay, trong định hướng chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn được xác định là 1 trong 5 dòng sản phẩm chủ đạo.
Nhiều năm trở lại đây, sản phẩm du lịch sinh thái nông nghiệp là điểm nhấn thu hút, thúc đẩy tăng trưởng du khách. Tại TP.HCM, nhu cầu khách du lịch tham quan trải nghiệm ở khu nông trại miệt vườn tăng đều mỗi năm từ 20-30%.
Tại Quảng Nam, các hoạt động du lịch sinh thái nông nghiệp môi năm đon hang chuc nghin lươt khach, đóng góp không nhỏ vào tổng du khách năm 2017 tăng trưởng 85,1% so với cùng kỳ năm 2007 và thu nhập du lịch đạt 9.200 tỷ đồng.
Chia sẻ thêm về sự phát triển mạnh mẽ của du lịch sinh thái nông thôn, với vai trò là đơn vị đồng tổ chức, ông Lưu Quang Định – Tổng biên tập Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt nhấn mạnh: Việt Nam với nền nông nghiệp bản địa lâu đời, với truyền thống văn hóa độc đáo… có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch sinh thái. Các hình thức như cho du khách nước ngoài trực tiếp tham gia trải nghiệm việc trồng lúa, cày bừa, quay tơ dệt vải, thưởng thức các bài hát, điệu nhạc của người nông dân… đã thu hút du khách nước ngoài, bởi họ được thực sự sống trong môi trường nông thôn Việt Nam.
“Tôi tin rằng trong vài năm tới Việt Nam sẽ bùng nổ mô hình du lịch sinh thái nông thôn, mang lại giá trị gia tăng bền vững cho nông dân bên cạnh những giá trị từ trồng trọt, chăn nuôi…”, ông Lưu Quang Định khẳng định.
Tại Quảng Nam, các hoạt động du lịch sinh thái nông nghiệp môi năm đon hang chuc nghin lươt khach, đóng góp không nhỏ vào tổng du khách năm 2017 tăng trưởng 85,1% so với cùng kỳ năm 2007 và thu nhập du lịch đạt 9.200 tỷ đồng.
Theo Danviet
Du lịch sinh thái nông thôn: Khai thác tiềm năng ngàn tỷ "ngủ quên"
Du lịch sinh thái nông thôn thời gian qua đã hình thành được một hệ thống sản phẩm gắn với nông nghiệp, nông thôn trải dài từ Bắc tới Nam. Nhiều hoạt động du lịch sinh thái nông nghiệp đã được đầu tư bài bản, có định hướng rõ ràng. Thế nhưng, tiềm năng to lớn này vẫn chưa được như kỳ vọng...
Du lịch nông thôn thu hàng ngàn tỷ đồng
Theo Tổng cục Du lịch, năm 2017, du lịch Việt Nam được Tổ chức Du lịch Thế giới đánh giá là quốc gia có tốc độ phát triển nhanh trong top 10 thế giới và đứng đầu châu Á.
Trong đó, sản phẩm du lịch sinh thái nông nghiệp là điểm nhấn có sức hút, đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy tăng trưởng khách. Đơn cử như TP.HCM, nhu cầu khách du lịch tham quan trải nghiệm ở khu nông trại miệt vườn tăng đều mỗi năm từ 20-30%. Riêng khu nông nghiệp công nghệ cao ở huyện Củ Chi với diện tích 88ha, tập trung các hoạt động nghiên cứu, sản xuất giống rau, hoa, cá kiểng, đào tạo, chuyển giao và du lịch, trong 3 năm qua, lượt du khách đến tăng lên 200% (từ 7.000 lượt năm 2014 lên gần 15.000 lượt năm 2017).
Hoặc tỉnh Quảng Nam, năm 2017 đã đón được gần 6 triệu lượt khách, tăng 85.1% so với cùng kỳ năm 2007; thu nhập du lịch đạt 9.200 tỷ đồng.
Du khách trải nghiệm cày bừa ruộng ở Hội An. (Ảnh: Hồng Phong)
"Du lịch ở vùng nông thôn mục đích chính là phương thức xóa đói giảm nghèo, đặc biệt tại những cộng đồng khó khăn, tạo thêm nguồn sinh kế; tạo ra việc làm, đem lại thu nhập, sinh kế ổn định cho bà con nông dân, cải thiện đời sống của bà con nông dân, giúp người dân gắn bó với quê hương hơn" - ông Hoàng Hoa Quân, đại diện Văn phòng Tổng cục Du lịch cho biết.
Theo ông Hồ Tấn Cường - Phó Giám đốc Sở VHTTDL Quảng Nam, bên cạnh các sản phẩm du lịch truyền thống, Quảng Nam luôn quan tâm chú ý đầu tư phát triển sản phẩm du lịch gắn với các làng quê, làng nghề, khai thác cảnh quan yên bình với nhiều sản phẩm du lịch mới hấp dẫn. "Để phát triển du lịch nông thôn, nông dân, Quảng Nam đã thành lập Đề án "Phát triển làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015 - 2020".
Ngoài ra, Sở còn tham mưu UBND tỉnh và HĐND tỉnh phê duyệt "Đề án quy định chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Quảng Nam đến năm 2025" nhằm hỗ trợ đầu tư cho các điểm du lịch cộng đồng để phát triển du lịch, trong đó có du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn, góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu du khách, hướng đến phát triển du lịch bền vững trong thời gian đến.
Tỉnh Lâm Đồng cũng là một trong những địa phương phát triển mạnh về du lịch sinh thái nông thôn, cộng đồng.Hình thức du lịch này phù hợp với Lâm Đồng, nơi được mệnh danh là xứ sở du lịch miền núi.
Theo Sở VHTTDL Lâm Đồng, tỉnh đã tổ chức thẩm định và đã ra quyết định công nhận cho 22 mô hình du lịch canh nông đạt tiêu chuẩn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; vinh danh các tổ chức, cá nhân kinh doanh mô hình du lịch canh nông tiêu biểu, góp phần tạo nên thương hiệu cho sản phẩm du lịch mới của tỉnh Lâm Đồng tại Đêm hội "Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành.
Nâng chất nhưng phải giữ cho được bản sắc
Sở NNPTNT TP.Đà Nẵng cho hay, đến nay đã hình thành 6 cánh đồng lúa hữu cơ, diện tích gần 150ha, sản xuất lúa hữu cơ đạt năng suất bình quân từ 65 - 75 tạ/ha, giá bán gạo hữu cơ cao gấp 2 lần so với gạo thường (hiện nay 20.000 đồng/kg) và thành phố đang tập trung mở rộng phát triển đến năm 2020 đạt 500ha lúa hữu cơ, đồng thời tiếp tục phát triển, nhân rộng sản xuất hữu cơ trên các lĩnh vực chăn nuôi, trồng rau, cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản...
Lồng ghép nội dung du lịch sinh thái nông nghiệp trong quy hoạch quốc gia, vùng, địa phương; xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm đặc thù gắn với sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, phát huy giá trị và tạo khác biệt, tránh trùng lặp...
"Việc tạo ra sản phẩm hữu cơ với sự phát triển đồng bộ, hiệu quả sẽ là một trong những điểm tham quan du lịch để khai thác tối đa, hiệu quả tiềm năng về du lịch của khu vực, đồng thời hiệu quả từ hoạt động du lịch nông nghiệp sinh thái sẽ góp phần tạo động lực cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ phát triển" - lãnh đạo Sở NNPTNT Đà Nẵng chia sẻ.
Thạc sĩ Hoàng Hoa Quân - Văn phòng Tổng cục Du lịch, giải pháp giúp bảo tồn được vùng nông thôn, nông dân làm du lịch, đó là cần bảo đảm khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế một cách đồng bộ và phát triển bền vững, du lịch sinh thái nông nghiệp cần được xác định rõ trong các quy hoạch, từ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch nông nghiệp, quy hoạch du lịch, quy hoạch phát triển làng nghề và sản phẩm đặc trưng và các quy hoạch chuyên ngành khác.
Theo nhà báo Lưu Quang Định - Tổng Biên tập Báo NTNN/Dân Việt, truyền thông đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển, khơi dậy tiềm năng du lịch nông thôn.
"Tính đến nay, chúng tôi đã tổ chức thành công 5 chuyến đưa nông dân ra nước ngoài tìm hiểu các mô hình phát triển nông nghiệp, trong đó có cả tham quan cách làm du lịch nông nghiệp. Mới đây chúng tôi cùng phối hợp với Tổng cục Du lịch tổ chức thành công Hội thảo Du lịch nông nghiệp tại Hà Nội. Hội thảo đã thu hút được tham gia của nhiều các nhà quản lý, doanh nghiệp, các nhà đầu tư... quan tâm đến lĩnh vực du lịch nông nghiệp"- ông Lưu Quang Định nhấn mạnh.
Cũng theo ôngLưu Quang Định, tương lai, Báo NTNN/Dân Việt sẽ tổ chức nhiều hơn nữa các tour tham quan các mô hình du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp của các quốc gia trên thế giới và trong nước, giúp người nông dân có thể hiểu biết hơn về thế giới cũng như các địa phương trong cả nước, có thể học tập kinh nghiệm và kết nối để làm ăn nhằm phát triển du lịch nông nghiệp Việt Nam ngày càng tốt hơn nữa".
Hội thảo phát triển du lịch sinh thái bền vững gắn với nông nghiệp, nông thôn
Hôm nay, 18.5, Tổng cục Du lịch (Bộ VHTTDL) phối hợp với Báo NTNN/Dân Việt (T.Ư Hội NDVN) tổ chức Hội thảo phát triển du lịch sinh thái bền vững gắn với nông nghiệp, nông thôn tại Hội An, Quảng Nam.Trước đó, chiều ngày 17.5, các đại biểu về tham dự hội thảo đã được tham quan Làng rau Trà Quế và Làng gốm Thanh Hà, hai mô hình du lịch sinh thái nông thôn hết sức thành công ở Hội An, Quảng Nam.Hội thảo diễn ra với sự tham dự của lãnh đạo T.Ư Hội NDVN, Tổng cục Du lịch, các cơ quan quản lý nhà nước như Sở Du lịch các địa phương, Hiệp hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp du lịch...Hội thảo sẽ cùng thảo luận, đánh giá thực trạng, xu hướng phát triển và các giải pháp khai thác hiệu quả loại hình du lịch sinh thái nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay cũng như trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm giữa các nhà quản lý, doanh nghiệp, nhà nghiên cứu về các mô hình du lịch kết hợp sinh thái nông thôn...
Theo Danviet
"Cần cơ chế riêng để "bơm vốn" cho du lịch nông thôn" Thời gian tới cần có cơ chế chính sách riêng cho việc đầu tư nguồn lực phát triển du lịch nông nghiệp, đặt biệt là công tác tập huấn, bồi dưỡng cho bà con nông dân về kỹ năng, thái độ phục vụ khách phải đặt lên hàng đầu. Sau buổi tổ chức Hội thảo "Phát triển Du lịch sinh thái bền vững...