Mô hình điện thoại di động nghe và gọi được lớn nhất
Mô hình điện thoại di động do một trung tâm dạy nghề tại Hà Nội sáng chế cao 3,2m, rộng 1,16m và dày 46cm, nặng 302kg và màn hình tivi tinh thể lỏng 42 inch và 3 loa bass có công suất 100W.
Mô hình điện thoại di động do một trung tâm dạy nghề tại Hà Nội sáng chế cao 3,2m, rộng 1,16m và dày 46cm, nặng 302kg và màn hình tivi tinh thể lỏng 42 inch và 3 loa bass có công suất 100W. Thân chiếc điện thoại được làm bằng gỗ, cả hai mặt trước và sau được sơn bằng công nghệ sơn ôtô với 3 màu xanh l1 cây, màu ghi, và màu đen.
Mô hình điện thoại di động nghe và gọi được lớn nhất
Chiếc điện thoại được thiết kế hai sim, sim lớn (nặng 50kg) được lắp ở mặt sau như chiếc di động thông thường, có tác dụng kích hoạt dòng điện cho điện thoại hoạt động. Sim nhỏ là một sim di động thông thường được lắp bên hông phải điện thoại. Thẻ nhớ của chiếc điện thoại khổng lồ này là một một thẻ rời 2GB.
Ngoài những tính năng vốn có của một chiếc điên thoại di động bình thường như nhận cuộc gọi đến, gọi đi, nhắn tin, nghe nhạc, xem video, sản phẩm này còn có chức năng ghi âm, giao tiếp qua cổng bluetooth và hổ trợ cài đặt các phần mềm khác. Chiếc điện thoại sử dụng nguồn điện chủ yếu từ hệ thống ba chiếc ắc quy 12 V, có thể chạy trong 4 giờ. Khi có cuộc gọi đến chiếc điện thoại này vẫn ở chế độ rung và hiển thị số gọi đến như một chiếc điện thoại công nghệ cao.
Nhóm thực hiện chiếc điện thoại này gồm hai giáo viên phụ trách viên phụ trách chính là Nguyễn Ngọc Quân và Đặng Danh Nghĩa, cùng các thợ mộc mẫu, thợ quay phím và thợ sơn vỏ làm trong vòng 6 tháng. Việc chế tạo chiếc điện thoại nhằm tạo ra một công cụ giảng dạy trực quang cho giáo viên và học viên của trung tâm dạy nghề, giúp các học viên có thể tiếp cận chi tiết của các thiết bị điện tử tin học.
Theo BĐVN
Video đang HOT
Lễ hội sùng bái... "của quý"
Cầu đông con, nhiều cháu là mục đích chính của người tham gia lễ hội này.
Đền Kanayama tại Kawasaki, Nhật Bản vào cuối mùa xuân hàng năm đều diễn ra lễ hội Kanamara Matsuri (Festival of the Steel Phallus - nghĩa gốc là Lễ hội dương vật thép). Trong hoạt động truyền thống này, nhiều đồ cúng tế đều được thể hiện dưới hình tượng "của quý" của người đàn ông
Theo tương truyền, lễ hội này do các cô gái làng chơi khởi xướng với mục đích cầu xin thần thánh giúp họ tránh khỏi những căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Tuy nhiên sau này Kanamara Matsuri đã không ngừng được mở rộng và được xem là lễ hội cầu đông con, nhiều cháu linh thiêng nhất tại Nhật Bản.
Kanamara Matsuri thu hút khách du lịch trên khắp thế giới đổ về thăm quan bởi sự xuất hiện của hình tượng "cậu nhỏ" ngộ nghĩnh trên các chất liệu, kích cỡ khác nhau. Ngoài mục đích lưu giữ nét văn hóa truyền thống, ngày nay người ta còn tổ chức thêm các hoạt động quyên góp tiền để đẩy mạnh việc nghiên cứu phòng chống căn bệnh HIV.
Một số hình ảnh ấn tượng trong lễ hội Kanamara Matsuri năm nay:
Đền Kanayama tại Kawasaki, Nhật Bản vào cuối mùa xuân hàng năm đều diễn ra lễ hội Kanamara Matsuri
Ban đầu lễ hội này được tổ chức bởi các cô gái "bán hoa" nhưng sau đó rất đông người dân tỏ ra hứng thú và đã tham gia hoạt động cầu đông con, nhiều cháu
Từ bà bầu đến thiếu nữ chưa chồng đều tham gia lễ hội
Khách du lịch thích thú với các món đồ có hình "của quý" được bày bán khắp nơi trong lễ hội
Họ làm đủ trò để thể hiện sự thích thú với lễ hội độc đáo này
Theo BĐVN
Bé 8 tháng và khối u cực lớn trên mặt Bé gái 8 tháng tuổi này có một khối u mao mạc to bằng cái bát trên mặt trái. Bé Tiểu Miễn hiện đang sống tại Triết Giang, Hàng Châu đã trở thành một người bạn thân quen của cộng đồng mạng Trung Quốc. Từ khi mới chào đời (9/8/2011) 28 ngày tuổi, được phát hiện có khối u mao mạch trên mặt...