Mô hình bảo vệ quyền của người lao động
Sáng nay (13/12), tọa đàm “Chính sách và mô hình để thúc đẩy và bảo vệ quyền của người lao động tại các khu công nghiệp” đã được tổ chức tại Hà Nội.
Ảnh minh họa
Tọa đàm nhằm giới thiệu những sáng kiến hay, hiệu quả và dễ áp dụng nhằm bảo vệ quyền cho lao động nhập cư mà Trung tâm Phát triển & Hội nhập (CDI) đã triển khai tại các vùng dự án (Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Bắc Ninh, Hải Phòng, Đồng Nai) và vận động chính sách hỗ trợ để các sáng kiến đã triển khai thí điểm hiệu quả có thể tiếp tục áp dụng và nhân rộng ra các vúng khác.
Tại buổi tọa đàm, đại diện các địa phương đã Tọa đã chia sẻ các mô hình, sáng kiến, cách làm hay để giải quyết các vấn đề lao động bao gồm: các mô hình hỗ trợ pháp lý, mô hình tăng cường tiếp cận thông tin cho người lao động, nhóm công nhân nòng cốt và tổ tự quản ở trong và ngoài nhà máy.
Đại diện cho thành phố Hà Nội, bà Đặng Thị Phương Hoa, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP đã trình bày mô hình sinh hoạt nhóm công nhân, một mô hình được thực hiện tại năm vùng dự án. Mỗi một vùng có sáu nhóm công nhân nòng cốt, được xây dựng chính trong khu xóm trọ của công nhân). Mỗi nhóm 25- 30 người, có nhóm trưởng làm công tác liên lạc, hỗ trợ điều hành nhóm.
Theo đó, mỗi tháng nhóm sẽ có một buổi sinh hoạt. Mỗi buổi sinh hoạt nhóm là một chủ đề về pháp luật (tập trung chủ yếu luật lao động), hoặc các vấn đề xã hội khác. Chủ đề được xác định dựa trên những nhu cầu của công nhân. Nội dung đều do công nhân chủ động xây dựng, có sự đóng góp ý kiến của mọi thành viên trong nhóm. CDI chỉ đứng sau hỗ trợ.
Video đang HOT
Mục đích của việc sinh hoạt nhóm là cung cấp kiến thức cho công nhân, tháo gỡ khó khăn và bảo vệ quyền của mình; Tăng đoàn kết và giúp đỡ giữa công nhân, công nhân với chủ xóm trọ, công nhân với Liên đoàn Lao động.
Theo bà Hoa, tại những buổi sinh hoạt nhóm, ai gặp phải vấn đề khó khăn trong công việc, gia đình, bạn bè cũng đều mang ra chia sẻ trao đổi và được quan tâm góp ý của mọi người.
Cũng tại buổi tọa đàm, sáng kiến mô hình kios thông tin do đại diện tỉnh Hải Dương, ông Đỗ Văn Sanh, Phó Ban Tuyên giáo tỉnh trình bày cho thấy, đây là một mô hình rất đáng quan tâm vì nó mang lại hiệu quả thật sự cho người công nhân.
Theo mô hình này, kiot được đặt tại nhà văn hóa thôn của năm vùng dự án, nơi sáu nhóm công nhân nòng cốt nhập cư sinh sống. Kios là nơi cung cấp thông tin cho công nhân về pháp luật, kiến thức xã hội khác và là nơi tổ chức các buổi sinh hoạt nhóm, giao lưu. Tại đây có bày các loại sách, báo, tờ rơi, chuyên san về pháp luật được cập nhật liên tục để đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời cho người lao động.
Những nét mới và sáng tạo của sáng kiến này là tại kios được trang bị đầy đủ máy tính có nối mạng giúp công nhân cập nhật một cách nhanh và chính xác nhất pháp luật cho người lao động. Đồng thời tại kios mỗi tuần một lần sẽ có các tư vấn viên là luật sư hoặc cán bộ liên đoàn lao động trực tại đây giải quyết các thắc mắc, khó khăn của công nhân.
Sáng kiến thứ 3 là mô hình tư vấn pháp luật lưu động tại các doanh nghiệp, các khu trọ do ông Vũ Ngọc Hà, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Pháp luật tỉnh Đồng Nai trình bày.
Mô hình này được thực hiên hai tháng/lần. Tư vấn viên là luật sư hoặc cán bộ liên đoàn lao động tại địa phương, trực tiếp tư vấn tại nhà trọ. Công nhân sẽ được tự do chia sẻ thắc mắc, tâm tư tình cảm nguyện vọng của mình.
Trong khi đó, những buổi tư vấn tại doanh nghiệp, lãnh đạo doanh nghiệp trực tiếp trả lời các thắc mắc của người lao động về vấn đề như chậm trả lương, an toàn lao động, bảo hiểm xã hội, thất nghiệp… Công nhân được giải đáp thắc mắc, khó khăn tại công ty với sự hỗ trợ của Liên đoàn Lao động…
Có một điểm chung giữa các ý kiến là trong khi người lao đọng có thể ngại ngần, khó nói trước lãnh đạo doanh nghiệp hoặc cán bộ công đoàn thì đội ngũ công nhân nòng cốt luôn tạo được sự đồng cảm, tin tưởng của những người công nhân. Sự tin cậy, đồng cảm khiến họ sẵn sàng chia sẻ những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, thắc mắc… của bản thân. Chính vì vậy, ông Vũ Ngọc Hà, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Pháp luật tỉnh Đồng Nai đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động thừa nhận đội ngũ công nhân nòng cốt và đã phát huy tốt hiệu quả, tạo được niềm tin của người lao động.
Tuệ Khanh
Theo_VnMedia
Nhiều cơ quan nhà nước thường tìm cách "né" báo chí
Đó là thông tin được đưa ra tại khóa học "Những vấn đề pháp lý liên quan đến cung cấp thông tin cho báo chí" do Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng kỹ nghiệp vụ báo chí đã tổ chức tại Đà Nẵng, ngày 4/12.
Theo ông Đỗ Quý Doãn, nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch Hội đồng cố vấn Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng kỹ nghiệp vụ báo chí, nhiều cơ quan hành chính nhà nước tìm cách né tránh báo chí, lúc báo chí tiếp cận thì đùn đẩy, nhiều nơi còn vòng vo. Vì thế báo chí tiếp cận với các nguồn thông tin vô cùng khó khăn. Ở những cơ quan hành chính nhà nước, công việc tổ chức cung cấp thông tin cho báo chí không thường xuyên, đầy đủ, nên những thông tin chính thống bị hạn chế.
Ông Đỗ Quý Doãn phát biểu tại khóa học
"Trong luật có điều cơ quan báo chí có quyền yêu cầu các tổ chức cá nhân thông tin về những việc mà báo chí nêu. Nhưng thực chất, theo số liệu mới nhất chỉ 25% các cơ quan, tổ chức thực hiện việc trả lời báo chí. Mà 25% đó không phải nói một cách đầy đủ tất cả những vấn đề mà báo chí nêu. Nhu cầu xã hội thông tin phát triển như vậy mà việc thực hiện trả lời báo chí như thế thì đây là một điều làm cho chúng ta hết sức quan tâm", ông Doãn nói.
Cũng theo ông Doãn, vấn đề phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí là một việc được đặt ra cũng là một cái nét hết sức cơ bản, quan trọng hay còn gọi là văn minh trong thời đại thông tin. Bởi vì trong thời đại hiện nay, khi các phương tiện truyền thông đại chúng phát triển một cách "kinh khủng" thì các phương tiện thông tin truyền thống không còn độc quyền như trước. Nếu một vấn đề xảy ra, tất cả các cơ quan báo chí không nói, mạng xã hội sẽ nói và nói theo cách của họ. Và khi đó sẽ ảnh hưởng đến mặt định hình dư luận, định hướng nhận thức.
Các nhà báo, phóng viên của các báo đài trung ương và địa phương tham dự khóa học
Một đất nướccó 485 cơ quan báo chí với 1.050 ấn phẩm báo chí, 67 đài phát thanh truyền hình trung ương và địa phương, 650 đài huyện và hàng ngàn đài truyền thanh cơ sở, một đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên được cấp thẻ từ trung ương đến cơ sở đều do Đảng và Nhà nước quản lý, vậy mà có những lúc thông tin trong xã hội chúng ta không định hướng được dư luận. Vì sao? Một phần do phát ngôn và cung cấp thông tin không kịp thời, không chủ động, dẫn đến tất cả các phương tiện thông tin khác đưa trước, định hình trước, hướng dư luận trước, sau đó báo chí cmới nói lại, khi đó không còn ý nghĩa nữa.
"Chính vì vậy trong quá trình thực hiện, vấn đề đặt ra làm thế nào để báo chí tiếp cận thông tin nhanh nhất, chính xác nhất và người hưởng thụ là công chúng chứ không phải ai khác", ông Doãn nhấn mạnh.
Khánh Hồng
Theo Dantri
Tân Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chia sẻ về công việc mới "Tôi là người phát ngôn mới của Chính phủ, đứng trước các bạn lúc này, phải nói cũng hồi hộp, giống như học trò học một khối lại đi thi một khối khác. Vốn không xa lạ gì báo chí nhưng tôi chưa có kinh nghiệm chuyển tải thông tin từ Chính phủ đến báo chí". Tân Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng...