Mở đường “giải cứu” đồng bào dân tộc Chứt
UBMTTQ tỉnh Hà Tĩnh vừa đề xuất lãnh đạo tỉnh xem xét, trình Chính phủ mở tuyến đường 15k nối bản Rào Tre, xã Hương Liên, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) với huyện Minh Hóa (Quảng Bình) nhằm “giải cứu” đồng bào dân tộc Chứt khỏi chủng họa thoái hóa giống nòi.
Đề xuất nêu trên được ông Từ Văn Diện – Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh – nêu ra tại kỳ họp thứ 9, khóa XVI của HĐND tỉnh Hà Tĩnh đang diễn ra.
Theo ông Diện, đồng bào dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, xã Hương Liên, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh hiện có 45 hộ dân với trên 137 nhân khẩu. Từ khi được bộ đội biên phòng Hà Tĩnh phát hiện từ cách đây hơn 3 thập niên, dù được Đảng và Nhà nước, chính quyền địa phương tích cực hỗ trợ, song đời sống của đồng bào dân tộc Chứt còn quá nhiều khó khăn, sống chia cắt, cô lập.
Một thanh niên người Chứt, bản Rào Tre bị bệnh hen suyễn, bên cạnh là đứa con còi cọc (ảnh: Văn Dũng)
Lo ngại nhất là tình trạng hôn nhân cận huyết chưa có giải pháp khắc phục, khiến giống nòi của tộc người Chứt này đang bị thoái hóa. Điển hình là tình trạng chiều cao của nam và nữ đang thấp dần, khả năng chống chọi bệnh tật kém với hơn 60% người dân mắc bệnh hen suyễn; tỷ lệ người khuyết tật không ngừng gia tăng…
Video đang HOT
Nhiều đứa trẻ người Chứt tại bản Rào Tre bị tật nguyền do hôn nhân cận huyết gây ra
Trước thực trạng nêu trên, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh đã đề xuất lãnh đạo tỉnh này xem xét lập dự án đề nghị Chính phủ đầu tư xây dựng tuyến đường khoảng trên 15 km nối bản Rào Tre với huyện Minh Hóa, Quảng Bình – nơi có một số đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, để tạo điều kiện cho bà con phát triển kinh tế, giao lưu, cưới vợ lấy chồng, khắc phục tình trạng hôn nhân đồng huyết thống.
Đề xuất trên nhận được đồng tình cao của đa số các đại biểu tham dự cuộc họp. Dự kiến sau kỳ họp này UBND tỉnh Hà Tĩnh sẽ lập dự án, sớm đề xuất Chính phủ phê duyệt.
Văn Dũng
Theo Dantri
Đau lòng những đứa trẻ mang hình hài của... khỉ
Lo sợ con trai "ế" vợ lại mang nặng tư tưởng lạc hậu, người cha quyết định đi hỏi đứa cháu họ về làm dâu. Đau đớn thay, những đứa con do đôi vợ chồng trẻ ấy sinh ra đều mang hình hài kỳ lạ. Không chỉ thế, đứa nào cũng nói không thành tiếng, chỉ biết dùng tay ra hiệu. Nhiều người độc miệng còn đồn đoán, chắc hẳn là do ngôi nhà của ông họ bị bùa chú nên gia cảnh mới có kết cục bi thảm như thế.
Anh em hồn nhiên lấy nhau
Những cơn mưa đầu mùa dường như làm cho vùng đất Yên Sơn (Thông Nông, Cao Bằng) thêm lạnh lẽo. Được người dân địa phương chỉ đường, chúng tôi đã tìm về gia đình có những đứa con mang hình hài của khỉ. Trước đó, dẫu đã nghe kể về câu chuyện đau lòng nhưng chúng tôi vẫn không thể hình dung được sự trớ trêu của số phận, bi kịch của gia đình ấy lại nặng nề đến như vậy. Anh Vi Văn Đôn (36 tuổi), người cha đau khổ của những đứa trẻ bất hạnh này, rầu rĩ cho biết: "Không hiểu ông trời xui khiến hay trừng phạt như thế nào mà vợ chồng tôi lại sinh ra những đứa con như thế. Ngày trước, khi chúng tôi lấy nhau, mọi chuyện đều do cha mẹ sắp đặt. Giờ đây, con cái sinh ra lại chẳng như mình mong muốn".
Những đứa con bất hạnh của anh Đôn - chị Nhung. Ảnh TG
Theo người dân nơi đây, bà Nông Thị Hạ và bà Nông Thị Nông là hai chị em ruột. Khi đến tuổi cập kê, bà Hạ được gả về làm vợ ông Vi Văn Khẳm (SN 1951). Còn người em gái thì được cha mẹ bắt về cho một chàng rể khác (theo tục của người Nùng). Thời gian thấm thoát trôi đi, ông bà Khẳm sinh được hai người con khỏe mạnh là Đôn và Nương. Họ khôn lớn, giỏi giang như mọi đứa trẻ khác. Thế rồi cũng đến ngày, gia đình bà Hạ tổ chức một đám cưới linh đình tiễn Nương về nhà chồng. Ai nấy đều chúc phúc cho đôi vợ chồng trẻ. Em gái thì đã yên bê gia thất, còn Đôn - cậu con trai duy nhất trong gia đình vẫn chưa tìm được mối nào ưng ý khiến cha mẹ anh không khỏi lo lắng. Chàng trai bản ấy tính tình nhút nhát lại ít nói nên việc anh đi hỏi vợ càng khó khăn hơn.
Thương con, ông bà Khẳm quyết định gọi anh em họ hàng về để bàn bạc việc tìm vợ cho Đôn. Sau một ngày suy đi tính lại, gia đình ông Khẳm quyết định hỏi chị Nông Thị Nhung (con gái bà Nông - cũng chính là em họ của Đôn) về làm dâu. "Khi đó, cả họ bàn lên bàn xuống mà vẫn không biết tìm ai về làm vợ Đôn được. Quanh vùng cũng chỉ có mỗi cái Nhung, con gái bà dì là chưa có chồng. Chúng tôi nghĩ rằng cho thằng Đôn lấy con cái trong nhà thì về sau, con dâu sẽ biết yêu quý bố mẹ chồng hơn. Phần cũng là anh em nên cũng dễ bề nói chuyện sính lễ. Nếu sau này trong cuộc sống, chúng có cãi cọ xích mích hay mâu thuẫn thì cũng dễ giải quyết hơn", Ông Vi Văn Khằm kể lại sai lầm trong quá khứ. Ngay sau đó, mọi thủ tục ăn hỏi đến sính lễ được chuẩn bị đầy đủ. Chỉ trong vòng chưa đầy một tháng, đám cưới giữa Đôn và Nhung diễn ra rình rang trước sự chứng kiến của hai bên gia đình. Và cứ thế, họ về chung sống với nhau, hồn nhiên sinh con đẻ cái.
Hệ quả từ cuộc hôn nhân cận huyết
Sau ngày cưới, Nhung chính thức làm dâu trong gia đình Đôn. Hai anh em con bác con dì bỗng dưng trở thành vợ chồng. Người dân cũng không lấy đó làm lạ vì chuyện lấy vợ lấy chồng cận huyết ở vùng này đã trở thành một lẽ bình thường. Ba năm sau, cậu con trai đầu lòng của vợ chồng Đôn chào đời. Trong niềm vui khôn xiết, anh đặt tên con là Vi Văn Đông. Và rồi, để Đông có anh có em chơi với nhau, hai vợ quyết định sinh thêm cháu thứ 2 là Vi Văn Tiến. Ban đầu khi được sinh ra, Đông và Tiến đều như những đứa trẻ bình thường khác. Hai vợ chồng nuôi nấng, những mong 2 đứa trẻ lớn lên sẽ phần nào giúp đỡ cha mẹ lo toan cuộc sống mưu sinh. Thế nhưng, điều kỳ lạ và đau lòng là, càng lớn Đông và Tiến lại càng... không giống người, nói đúng hơn là rất giống khỉ. Buồn là một nhẽ nhưng bất chấp lời cảnh báo của cán bộ xã không nên sinh thêm con thứ 3, vợ chồng anh Đông - chị Nhung vẫn quyết tâm sinh thêm hai cháu nữa là cháu Vi Thị Huế và Vi Thị Hiếu. Vợ chồng anh tiếp tục mong mỏi hai đứa con này sẽ bù đắp được những khiếm khuyết của hai anh trai. Trớ trêu thay, mấy đứa con của anh chị đều có hình hài khác lạ, đặc biệt là "cấm khẩu", chỉ có duy nhất cháu Huế biết nhận thức bình thường.
"Tôi cũng không ngờ gia đình lại phải chịu tình cảnh này. Khi thằng Đông mới sinh ra, nó kháu khỉnh lắm. Ông bà còn mổ lợn gà để ăn mừng. Sau hơn một tuổi, thằng bé vẫn chưa biết nói. Gia đình chỉ nghĩ là Đông chậm nói mà thôi. Rồi chúng tôi sinh tiếp thằng Tiến, cả hai anh em đều được chúng tôi yêu thương, chăm sóc chu đáo. Nhưng càng lớn chúng càng không giống người thường mà giống mấy loài linh trưởng trong rừng. Cả ngày chúng chỉ biết kêu rú, chúng tôi nhìn mà xót xa quá", anh Đôn hai mắt đỏ hoe tâm sự. Kể từ lúc bọn trẻ trở nên dị dạng, người dân trong bản cũng bắt đầu đàm tiếu về gia đình ông Khằm. Họ cho rằng, ngày trước ông Khẳm vì tức giận đã bắn chết con trâu của một hộ dân trong bản khi trâu ăn sắn của ông, nên bị chủ trâu bỏ "bùa chú". Có người còn quả quyết rằng, trước lúc bỏ bùa, người ta đã yểm lời nguyền trong bùa, để những thế hệ sau của ông Khẳm sẽ không có kết cục tốt đẹp. Chưa dừng lại ở đó, câu chuyện còn được thêu dệt thêm: Những đứa trẻ mà anh Đôn sinh ra có hình hài giống khỉ, chắc chắn sau này, chỉ trong thời gian không lâu sẽ biến thành thú rồi đi vào rừng sinh sống.
Anh Vi Văn Đôn. Ảnh TG
Điều khiến gia đình ông Khằm hoang mang là đã xuất hiện lời đồn, hễ người nào trong bản bị ốm đều do chịu ảnh hưởng từ bùa chú của ông mà ra. Không phải ai cũng hiểu được chuyện như bà Lìu Thị Diên (65 tuổi), người hàng xóm sát vách nhà anh Đôn: "Từ khi tôi còn rất nhỏ đã sống gần gũi với gia đình ông Khằm. Chuyện quái thai, rồi chuyện bùa chú, tôi không tin. Trước đến nay, chúng tôi ở gần đây nhất có thấy bị sao đâu? Phần cũng tại mọi người mê tín quá nên cứ bị bệnh là lại đổ tại gia đình thằng Đôn. Người ta sinh con, rồi chăm bẵm cũng khổ lắm chứ, ai lại muốn rơi vào hoàn cảnh như vậy đâu. Vợ chồng nó cũng khổ lắm, ông Khẳm thì giờ đã tuổi già sức yếu. Sinh đến 4 đứa trẻ tật nguyền như vậy, hai vợ chồng làm quần quật có thấy bao giờ bao đủ ăn đâu". Theo anh Đôn, gia đình anh vì đông người quá, lại ít đất đai nên chẳng có vụ mùa nào là đủ ăn. Lúc nào có thời gian, hai vợ chồng lại xuống xã làm thuê làm mướn kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Khổ là vậy nhưng nỗi đau tinh thần mà anh Đôn - chị Nhung đang gánh chịu còn lớn hơn gấp bội lần.
Khi ánh nắng ban chiều bắt đầu buông, chúng tôi tạm chia tay gia đình có những đứa con kỳ lạ đó. Câu nói đầy nước mắt của chị Nhung cứ ám ảnh mãi lòng người đi: "Người ta vẫn cứ nói con chúng tôi không phải là người mà là quái thai, nên đem đi nơi nào đó xa chôn hoặc thả vào rừng để tránh ảnh hưởng tới cả làng. Nhưng con cái mình sinh ra mà, đâu phải cứ muốn bỏ là bỏ đâu. Bởi thế, hai vợ chồng tôi mới lên xã để trình bày thì mới biết nguyên do là vì chúng tôi lấy nhau cận huyết. Chuyện vợ chồng là do cha mẹ sắp đặt, chúng tôi thiếu hiểu biết nên chẳng hề lường được điều đó. Giờ bảo vợ chồng tôi bỏ cũng không thể được nữa, dù sống với nhau chỉ một ngày cũng vẫn mang nặng nghĩa tình mà".
Bà Lục Thị Khằn, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Sơn, cho biết: "Anh Đôn lấy vợ cận huyết nên sinh con như thế là điều rất dễ giải thích. Không hề có chuyện bỏ bùa chú hay quái thai như lời đồn thổi. Địa phương cũng có rất nhiều hộ lấy nhau cận huyết nhưng không đến nỗi sinh con ra giống như gia đình Đôn. Nhân trường hợp này, chính quyền cũng đã vận động khuyến cáo người dân không lấy nhau cận huyết, để những chuyện đáng buồn như thế sẽ không còn tái diễn".
Theo Đức Họ (Đời sống & Hôn nhân)
Hai con bò rừng nghi là bò tót xuất hiện ở khu rừng suối Bà Tiền Trong nhiều ngày qua, bà con ở xã Xuân Quang 1, huyện Đồng Xuân (Phú Yên) hiếu kỳ vào tận rừng suối Bà Tiền để xem bò rừng nghi là bò tót xuất hiện ăn cây bắp trồng của dân. Bò tót thường xuyên xuất hiện ở các cánh rừng miền Trung (ảnh minh hoạ) Chiều ngày 30/6, ông Lê Quốc Sơn -...