Mở đường cho hôn nhân đồng tính
Nhiều vụ kết hôn đồng giới gây xôn xao dư luận, bên cạnh đó là tình trạng kết hôn sớm diễn ra khá phổ biến ở nhiều địa phương. Trước thực tế đó, Bộ Tư pháp đang xúc tiến việc sửa Luật Hôn nhân và Gia đình
Bộ Tư pháp cho biết Luật Hôn nhân và Gia đình ban hành năm 2000 đã bộc lộ nhiều bất cập, không sát với thực tế cuộc sống. Việc sửa luật lần này sẽ tập trung làm rõ nội dung nổi bật và gây nhiều tranh luận nhất, đó là việc có nên tiếp tục cấm kết hôn đồng giới
hay không.
Một đám cưới của 2 người đồng tính nam ở thị xã Hà Tiên – Kiên Giang mới đây được gia đình 2 bên chấp thuận. Ảnh: THỐT NỐT
Hợp pháp hóa để tránh phân biệt
Trong một hội thảo gần đây về vấn đề hôn nhân đồng giới, nhiều ý kiến thiên về quan điểm cấm kết hôn giữa người cùng giới tính như quy định tại khoản 5, điều 10 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000. Tuy nhiên, Bộ Tư pháp cho rằng xét về quyền tự do cá nhân thì kết hôn giữa những người cùng giới tính cần được công nhận. Vấn đề là cần có quy định phù hợp với văn hóa, phong tục tập quán của người Việt. Một thành viên ban soạn thảo nhấn mạnh: Mặc dù luật hiện hành đang cấm nhưng các đám cưới của người cùng giới vẫn diễn ra, thậm chí tổ chức linh đình với đầy đủ nghi thức dưới sự chứng kiến của đông đảo anh em, bạn bè, gia đình hai bên. Điều đó đòi hỏi pháp luật phải có những quy định cụ thể hơn, trên cơ sở tôn trọng quyền tự do cá nhân.
Theo TS Lê Quang Bình, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (ISEE), người đồng tính xuất hiện ở mọi nền văn hóa, mọi tầng lớp, làm việc bình thường trong mọi ngành nghề và chiếm tỉ lệ ổn định từ 3%-5% dân số. Các nghiên cứu khoa học đều khẳng định đồng tính không phải là bệnh mà là một xu hướng tính dục tự nhiên như xu hướng dị tính và song tính. Thế nhưng, theo TS Bình, trong một thời gian dài, người đồng tính nam, đồng tính nữ, song tính và chuyển đổi giới tính đã bị kỳ thị, phân biệt đối xử.
Các nghiên cứu mới đây của ISEE còn chỉ ra rằng do bị kỳ thị, phân biệt nên người đồng tính phải chịu những hậu quả nặng nề về sức khỏe, tinh thần, thể chất, thường xuyên bị gia đình hắt hủi, bạo hành, mất bạn bè, mất việc làm. Vì e ngại sự kỳ thị của xã hội, nhiều người đã phải sống trong “vỏ bọc”, kết hôn với người khác giới và sinh con trong những cuộc hôn nhân không hạnh phúc, ảnh hưởng đến cuộc sống hạnh phúc của nhiều người khác. “Đây chính là những lý do dẫn tới sự cần thiết phải thừa nhận và bảo vệ các mối quan hệ đồng giới trong Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi tới đây” – TS Bình nhận định.
Cho phép tốt hơn cấm đoán
Theo ông Phạm Quốc Anh, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam, nếu tiếp tục cấm kết hôn đồng tính sẽ không phù hợp với xu thế quốc tế. “Việc này cũng không thể khuyến khích nhưng trong Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi có thể nới quy định để phù hợp hơn” – ông Quốc Anh nói.
Video đang HOT
Tham gia thảo luận trong buổi họp mới đây của Ban Soạn thảo sửa Luật Hôn nhân và Gia đình, bà Ngô Thị Hường (Trường Đại học Luật Hà Nội) cho biết có 19 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đã công nhận kết hôn đồng giới. Một số quốc gia dù chưa công nhận hôn nhân đồng giới nhưng cũng có quy định cho phép họ cùng chung sống. Điều này đòi hỏi Việt Nam cũng cần có quy định cho phép người đồng tính được cùng chung sống và đưa ra những quy định để giải quyết tài sản khi họ không còn chung sống. Bà Hường còn lưu ý Luật Con nuôi quy định hai người cùng giới tính không được nhận con nuôi. Do đó, cần có những quy định “mềm” để những người đồng tính không cảm thấy quyền lợi của họ bị xâm phạm.
TS Tạ Thị Minh Lý, nguyên vụ trưởng Vụ Trợ giúp pháp lý (Bộ Tư pháp), cho rằng pháp luật phải dự liệu được những vấn đề phát sinh trong thực tiễn. Pháp luật làm ra để bảo vệ người dân. Thực tế đã chứng minh nhu cầu chung sống, lập gia đình của người đồng giới. Nếu tiếp tục cấm, có nghĩa là nhu cầu chính đáng của một bộ phận người dân không được pháp luật bảo vệ. “Cứ cái gì cấm mà thực tế vẫn đang tồn tại và ngày càng diễn ra nhiều hơn, có nghĩa là pháp luật bất lực. Tôi nghĩ rằng phải cho phép người ta kết hôn thì mới có điều kiện nghiên cứu chuyên sâu hơn để xem việc chung sống ấy có bảo đảm về mặt sức khỏe, hạnh phúc gia đình cho họ hay không…” – TS Lý bày tỏ.
“ISEE mong muốn Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi thừa nhận quyền bình đẳng của người đồng tính, song tính và chuyển đổi giới tính, hợp pháp hóa quan hệ đồng giới và bảo đảm quyền bình đẳng của quan hệ đồng giới như quyền có tài sản chung, quyền có con, quyền xin con nuôi, quyền thừa kế và các quyền khác mà pháp luật đang bảo đảm cho quan hệ khác giới”- TS Lê Quang Bình đề xuất.
71,1% người đồng tính muốn được thừa nhận
Ngay sau khi biết tin Bộ Tư pháp đang tiến hành lấy ý kiến của các cơ quan liên quan về các nội dung cần sửa đổi trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, ISEE đã tiến hành một cuộc khảo sát nhanh trên các diễn đàn của người đồng tính nam và nữ từ ngày 6 đến 12-6. Kết quả cho thấy: 4,2% người đồng tính mong muốn luật pháp Việt Nam sẽ thừa nhận quan hệ chung sống không cần đăng ký, 24,7% mong muốn luật pháp Việt Nam sẽ thừa nhận quan hệ chung sống có đăng ký; đặc biệt có đến 71,1% người đồng tính mong muốn luật pháp Việt Nam thừa nhận hôn nhân đồng tính.
Theo NLD
Mại dâm đồng tính nam - Bài 1: Manh nha chuyên nghiệp
Chỉ riêng TP.HCM đã co khoang 8.000 ngươi nam ban dâm, hoat đông chu yêu trong cac đông, cac cơ sơ mát xa hoặc đơn le ơ cac công viên.... Nguy cơ lây nhiễm HIV tăng vot, cơ quan chưc năng biêt nhưng bo tay vi vương luât.
Mại dâm nam (thuật ngữ chuyên ngành gọi là male sex worker - MSW) là một hiện tượng xã hội tuy mới nổi lên nhưng đã manh nha thanh loại hình hoạt động chuyên nghiệp. Báo cáo mới nhất của Sở LĐ-TB&XH TP.HCM về công tác phòng, chống mại dâm khẳng định hoạt động mại dâm trong nhóm đồng tính nam ngày càng gia tăng. Đặc biệt có cả nam học sinh, sinh viên tham gia bán dâm.
Trá hình có, công khai cũng có
Không chưc năng sinh san nên không phai la giao câu Theo Điều 3 Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm năm 2003 thì một trong những yếu tố cấu thành hành vi mại dâm là giao cấu. Trong đó "Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác" và "Mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu". Nhưng theo cach hiêu cua cac cơ quan chưc năng hiên nay, giao câu la hanh vi quan hê nam nư co chưc năng sinh san, do đo quan hệ tình dục có trả tiền giữa hai người cùng giới chưa thể coi là mại dâm. Vi vây, đôi vơi hanh vi mai dâm nam đông giơi, không co hanh vi giao câu, cac cơ quan chưc năng không thê xư ly hinh sư vơi ngươi tô chưc môi giơi va cung không thê xư ly hanh chanh vơi ngươi mua, ban.
Tiếp cận một số tụ điểm hoạt động của MSW va theo thông tin tư cac tô chưc xa hôi, chúng tôi được biết những người MSW hiện thương hành nghề ở hai nơi: điểm mát xa cơ sở và động. Ngoài ra, còn có nhiều MSW bằng cách vào các phòng chat trên mạng để tìm khách. Người nào lâu năm, hết giá hoặc mất giấy tờ thường đến các công viên để tìm khách vãng lai và thường được gọi là "bò lạc". Theo thành viên của một tổ chức chăm sóc sức khỏe cho MSW ở TP.HCM, trên địa bàn TP.HCM hiện có khoảng 20 điểm mát xa cơ sở và 15 động. Mát xa cơ sở là cách gọi của những người trong giới dành cho những điểm mát xa, spa, đấm bóp giác hơi... Tại môi điểm mát xa cơ sở như PT, PTA, BB, ND... đều có một cuốn album ảnh giới thiệu về các nhân viên nam. Trong album, mỗi nhân viên (bồ) có một tấm ảnh chụp chân dung và hai tấm chụp bán khỏa thân (chỉ mặc đồ lót) ở các tư thế khác nhau đê khách lưa chọn.
Động là những nơi chỉ dành cho hoạt động mại dâm. Thường thì các nhân viên được chủ động cho ở chung trong một ngôi nhà thuê nguyên căn, khi có khách đến chọn thì tùy sở thích của khách mà... "đáp bến". Nếu khách thích "đáp bến" ở nơi khác thì phải đóng tiền "độ" cho chủ (một tua khoảng từ 80.000 đến 150.000 đồng tùy khách thường hay khách sộp). Đội ngũ MSW hầu hết còn rất trẻ, từ 16 đến 27 tuổi. Những động và điểm mát xa cơ sở này nằm rải rác ở các quận Tân Bình, Bình Thạnh, 6, 8, 12... nơi đông dân cư, khó quản lý về mặt hành chính.
Trên 14% nhiễm HIV
Bạn tình của nam mại dâm rất đa dạng: Khách hàng nam, khách hàng nữ, những người nam bán dâm khác, người yêu (nữ)... Do vậy, nếu quan hệ tình dục không an toàn, một người nhiễm bệnh sẽ lây cho rất nhiều người khác.
Tại hội nghị Vận động - tăng cường dự phòng can thiệp lây nhiễm HIV trên nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới diễn ra vào năm 2011 tại TP.HCM, các báo cáo cho thấy tình hình lây nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới đang tăng nhanh. Nguyên do theo các chuyên gia là số lượng người sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục không cao, thiếu kiến thức về an toàn tình dục đồng giới.
Bên cạnh đó, do măc cam bi xã hội kỳ thị người đồng tính nên những nam mại dâm đồng tính rất ngại đi khám và điều trị bệnh. Hê qua tinh trang gia tăng mai dâm la HIV cung tăng theo. Kết quả giám sát trọng điểm của ngành y tế năm 2005-2006 cho thấy tỉ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới tại TP.HCM là 5,3%. Đến năm 2011, tỉ lệ này lên đến 14%. Kết quả giám sát này vào năm 2009 tại TP.HCM cho thấy các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai, chlamydia trực tràng và sinh dục (STI) là 21%.
Những ngọn đuốc đêm
Ủy ban Phòng, chống AIDS TP.HCM đa phối hợp và hỗ trợ môt sô tô chưc xa hôi thưc hiên cac biên phap tiêp cân, can thiêp nhăm giam thiêu lây nhiễm HIV, STI trong nhóm người quan hệ tình dục đồng giới và cộng đồng. Không như mại dâm nữ, những người này rất khó tiếp cận vì họ ngại sự kỳ thị kép của cộng đồng: vừa mại dâm vừa là đồng tính.
Cac đồng đẳng viên của CLB Bầu trời xanh hằng ngày tiếp cận những người đồng tính, trong đó có nam mại dâm, đê tư vân vê sưc khoe. Ủy ban Phòng, chống AIDS TP lâp ra CLB Tiến lên phía trước gồm cả nam và nữ bán dâm có nhu cầu chuyển đổi ngành nghề. Họ được học cách nhận biết giá trị bản thân, học kỹ năng từ chối khách hàng, được tư vấn lập kế hoạch cuộc đời, hỗ trợ cho học nghề và sống với nghề đã học.
Trong số 30 nam bán dâm đăng ký học nghề khóa đầu tiên, chỉ có 17 người theo đến cùng. Nhiều người trong số họ được hỗ trợ vốn để làm ăn. Điển hình như anh T., sau một thời gian đi nấu ăn cho nhà hàng thì nay đã được hỗ trợ vốn mở một quán phở ở quận 12. Nhưng những người may mắn như anh T. rất hiếm hoi bởi hầu hết họ vẫn đang ở bên lề xã hội. Cụm từ mại dâm nam ít khi xuất hiện ở các văn bản chính thức cua cac cơ quan quan ly. Khi một đối tượng càng ít được nhắc tới thì sẽ càng ít nhận được sự can thiệp. Được biết các ban, ngành liên quan đang xây dựng một chiến lược phòng, chống HIV/AIDS trong nhóm mại dâm nam. Có lẽ rồi đây họ sẽ được nhắc đến nhiều hơn, ở khía cạnh tích cực hơn.
Không thê phat vi vương luât
Nhưng biên phap tư vân, ngăn chăn cua Ủy ban Phong, chông AIDS hay cac tô chưc xa hôi chăc hăn chi giam thiêu hâu qua lây lan bênh. Môt sô cơ quan chưc năng cho răng đê ngăn chăn hữu hiêu tinh trang nay cân phai co biên phap xư ly hinh sư nhưng ngươi môi giơi, tô chưc mua ban va xư phat hanh chinh vơi hanh vi mua ban dâm nam đông tinh.
Ông Nguyễn Ngọc Thạch, Chi cục trưởng Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội TP.HCM, cho răng: "Phòng chống tệ nạn xã hội là khi chúng ta thấy dấu hiệu thì nên xóa liền, không để nó trở thành phổ biến". Tuy nhiên, hiên nay không thê xư phat hanh vi nay vi vương luât.
Ky tơi: Sưa luât đê xư ly?
Họ đã nói
Thực tế tiếp cận cho thấy nhiều nam thanh niên có học vấn khá cao nhưng lại thiếu kiến thức về vấn đề này. Họ nghĩ rằng quan hệ tình dục giữa hai người đàn ông sẽ không lây nhiễm bệnh như là quan hệ với nữ.
Ông PHAN NGUYỄN THÀNH CÔNG, cán bộ Ủy ban Phòng, chống AIDS TP.HCM
Theo một khảo sát trọng điểm của trung ương, trong số những người nam có quan hệ tình dục đồng giới hiện nay có khoảng 40% người bán dâm. Ở TP.HCM, con số nam có quan hệ tình dục đồng giới ước tính khoảng 20.000 người. Như vậy, riêng TP.HCM đã có khoảng 8.000 người nam hành nghề mại dâm.
Bà NGUYỄN THỊ HUỆ, Trưởng phòng Can thiệp giảm tác hại của Ủy ban Phòng, chống AIDS TP.HCM
Theo PLTP
Cận cảnh "tình một đêm" của đồng tính nam Sài thành Sau những lần phê hàng đá và mây mưa cùng các chân dài chán chê, cả nhóm của Trung bày trò tìm và qua đêm cùng bạn cùng giới. Sau những lần như vậy, giờ đây anh chàng này không còn hứng thú với người khác giới nữa. Người đồng tính có nhu cầu tình dục rất cao và thay đổi đối tượng...