Mở điện thoại, nhận tiền dịch vụ môi trường rừng
Thực hiện chỉ đạo của Bộ NNPTNT về chủ trương trả tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) qua tài khoản ngân hàng hoặc dịch vụ thanh toán điện tử, nhiều địa phương đã thực hiện thành công ứng dụng trả tiền DVMTR cho những người trồng rừng theo phương thức đơn giản, tiện dụng nhất.
Có tín nhắn là có tiền
Từ việc thí điểm thành công ứng dụng ViettelPay cho 268 hộ ban đầu, kết thúc quý I/2019, được sự hỗ trợ của Dự án Rừng và Đồng bằng (VFD) giai đoạn 3, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Trung ương (VNFF) và tỉnh Lâm Đồng, Vườn quốc gia Cát Tiên đã tiếp tục mở rộng phạm vi đối tượng chi trả DVMTR qua ứng dụng ViettelPay cho 945 hộ đồng bào nhận khoán bảo vệ rừng trên địa bàn 5 xã: Xã Quốc Oai thuộc huyện Đạ Tẻh; xã Đồng Nai Thượng, Tiên Hoàng, Gia Viễn, Phước Cát 2, thuộc huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng.
Trong đợt thanh toán lần này, vườn đã chi trả gần 3,4 tỷ đồng; bình quân mỗi hộ nhận được hơn 3,5 triệu đồng.
Người dân làm thủ tục đăng ký tài khoản, nhận tiền DVMTR tại Vườn Quốc gia Cát Tiên. Ảnh: P.V
Video đang HOT
“Với việc ứng dụng công nghệ thanh toán điện tử không dùng tiền mặt đã góp phần đẩy nhanh tiến độ chi trả DVMTR, tiết kiệm chi phí giao dịch, tăng cường tính minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi và giúp cho bà con vùng sâu, vùng xa nhanh chóng tiếp cận công nghệ, nâng cao trình độ, ứng dụng thanh toán điện tử trong kỷ nguyên số, góp phần bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Cát Tiên” – ông Phạm Hồng Lượng – Giám đốc Vườn quốc gia Cát Tiên cho biết.
Được biết, trong quý IV/2018, 268 hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã được Vườn quốc gia Cát Tiên trả tiền DVMTR với tổng số tiền hơn 1,2 tỷ đồng thông qua ứng dụng công nghệ thanh toán điện tử ViettelPay.
Ông Phạm Hồng Lượng cho biết, trước đây, việc chi trả tiền DVMTR đến từng hộ gia đình, cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng bằng tiền mặt nên mất rất nhiều thời gian, công sức, tốn kém chi phí. Từ khi triển khai dịch vụ trả tiền qua tài khoản ngân hàng và dịch vụ thanh toán điện tử, mọi việc đã trở nên dễ dàng.
Thủ tục đơn giản, nhanh gọn
Theo ông Phạm Hồng Lượng, việc đăng ký dịch vụ thanh toán điện tử cực kỳ đơn giản và dễ làm, thậm chí không cần đến điện thoại smart phone cũng có thể sử dụng được. Theo đó, chủ rừng chỉ cần tạo tài khoản thông qua số điện thoại (với các nhà mạng khác cần smartphone, còn mạng Viettel có thể sử dụng điện thoại thông thường) để nhận tiền.
Khi tạo tài khoản cá nhân, chủ rừng cần mang theo điện thoại, chứng minh thư và quyết định giao đất, giao rừng của chủ rừng. Còn chủ rừng là cộng đồng, khi tạo tài khoản phải có từ 3 – 6 người trong biên bản bầu Ban quản lý rừng cộng đồng đi mở tài khoản; khi đi mở cần mang theo điện thoại, chứng minh thư của mỗi người và quyết định giao đất, giao rừng của cộng đồng.
Khi Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng chuyển tiền đến tài khoản, chủ rừng sẽ lập tức nhận được tin nhắn thông báo số tiền đã nhận được. Nếu muốn rút tiền mặt, chủ rừng có thể đến đại lý ủy quyền của Viettel nơi gần nhất để làm thủ tục lấy tiền; còn không có thể sử dụng để thanh toán trực tuyến, chuyển khoản mà không cần dùng tiền mặt.
Là một trong những người được nhận tiền DVMTR qua tài khoản, ông Phạm Văn Cảnh ở xã Hòa Cuông (Trấn Yên, Yên Bái) cho biết: “Lần đầu tiên nghe tiếng tinh tinh nhận tiền, tôi thấy rất vui. Số tiền này tôi sẽ dùng để chăm sóc rừng. Cơ chế chi trả đơn giản, minh bạch chính là động lực để chúng tôi tiếp tục gắn bó với rừng”.
Theo Danviet
6 tháng năm 2019, cả nước xảy ra 156 vụ cháy rừng
Theo báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), 6 tháng đầu năm 2019, cả nước xảy ra 156 vụ cháy rừng với diện tích rừng bị cháy 930 ha, tăng hơn 4 lần so với cùng kỳ năm trước.
Ông Phạm Văn Điển - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiêp - cho hay, 6 tháng đầu năm 2019 cháy rừng diễn ra rất phức tạp, nhất là đối với các tỉnh phía Bắc và miền Trung. Cụ thể, cả nước đã xảy ra 156 vụ cháy rừng, số vụ cháy rừng tăng 61 vụ (tăng 64%) so với cùng kỳ năm 2018, diện tích rừng bị cháy 930ha, tăng 705ha (hơn 4 lần so với cùng kỳ năm 2018). Thời kỳ cao điểm xảy ra cháy rừng từ ngày 26/6 đến ngày 01/7 trên địa bàn các tỉnh miền Trung, trong đó có 45 vụ cháy gây thiệt hại tới rừng, gồm: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên. Diện tích rừng bị thiệt hại ước tính sơ bộ khoảng 293ha (có 14 vụ chưa xác định diện tích rừng bị thiệt hại).
"6 tháng năm 2019, thời tiết có nhiều dị thường, nắng nóng đến sớm, khô hanh kéo dài, nguy cơ cháy rừng luôn ở cấp cao. Mặc dù các địa phương và toàn lực lượng kiểm lâm đã có nhiều biện pháp cảnh báo, phát hiện sớm và xử lý chữa cháy kịp thời, song cháy rừng vẫn xảy ra ở một số địa phương, đặc biệt là ở các tỉnh:Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và khu vực miền Trung vừa qua", ông Nguyễn Văn Điển cho hay.
6 tháng năm 2019, cả nước xảy ra 156 vụ cháy rừng
Thông tin thêm về những vụ cháy rừng xảy ra tại một số tỉnh miền Trung mới đây, ông Đỗ Quang Tùng - quyền Cục trưởng Cục Kiểm lâm - cho biết, diện tích rừng thiệt hại chủ yếu là rừng trồng. Trong số diện tích rừng bị cháy thì 40% là của chủ rừng là các hộ. Đây cũng là vụ cháy rừng đầu tiên tại Việt Nam phải di dời người dân và các công trình công cộng.
Nhận diện những thách thức còn tồn tại trong thời gian tới, ông Nguyễn Quốc Trị - Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp - cho hay, theo dự báo khí tượng thủy văn, hiện có 3 tỉnh đang đối diện với nguy cơ cháy rừng cấp 5. Đề nghị Cục Kiểm lâm có phương án, xây dựng cảnh báo, dự báo tình hình, từ đó có giải pháp thực hiện tốt công tác phòng chống cháy rừng, và đặc biệt là chữa cháy rừng.
Cũng theo Tổng cục Lâm nghiệp, về dịch vụ môi trường rừng, cả nước đã thu được 1.208,7 tỷ đồng, đạt 38,7% kế hoạch thu năm 2019, bằng 111% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, quỹ trung ương thu được 821,8 tỷ đồng, đạt 37% kế hoạch năm 2019, bằng 109% so với cùng kỳ năm 2018; quỹ tỉnh thu 386,8 tỷ đồng, đạt 42% kế hoạch năm 2019, bằng 109% so với cùng kỳ năm 2018. Đây tiếp tục là nguồn tài chính tái đầu tư bền vững cho sản xuất lâm nghiệp gắn với an sinh xã hội sâu sắc.
Tiếp tục thúc đẩy triển khai thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, bảo đảm kinh doanh rừng lâu dài, liên tục và đạt hiệu quả kinh tế cao, ổn định về trữ lượng và đầu ra cho người dân.... trong 6 tháng đầu năm 2019, tổng diện tích rừng được cấp chứng chỉ mới là 17.000ha, tổng diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững là 237.386ha. Hệ thống chứng chỉ rừng Việt Nam đã trở thành thành viên hợp tác thứ 50 với PEFC.
Nguyễn Hạnh
Theo Congthuong
Lật xuồng trên sông, người đàn ông mất tích khi cứu vợ con Chiếc xuồng chở 2 gia đình gồm 6 người chẳng may bị lật úp trên sông Đồng Nai. Nỗ lực cứu vợ con, người chồng bị nước cuốn mất tích. Tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Đồng Nai Sáng 27/6, Công an huyện Cát Tiên, Đội chữa cháy và cứu hộ cứu nạn (Phòng Cảnh sát PCCC số 4, đóng chân...