Mở dịch vụ nhắn tin “chúc ngủ ngon” để giải tỏa cô đơn
Vì cảm thấy quá cô đơn, một phụ nữ Trung Quốc đã mở dịch vụ gửi tin nhắn “ chúc ngủ ngon” cho người lạ với giá 1 nhân dân tệ (3.500 đồng)/tin nhắn.
Theo Nhật báo Quảng Châu, người phụ nữ có tên “Jiumei” bắt đầu mở dịch vụ nhắn tin “chúc ngủ ngon” cho người lạ vào tháng 2-2012 trên Taobao dưới tên người dùng “phụ nữ bán lời chúc ngủ ngon”.
Cô kể bởi bản thân cảm thấy cô đơn sau ngày dài làm việc mệt mỏi, trong khi lại mất hết liên lạc với bạn bè cũ nên mới nghĩ ra dịch vụ này. “Khi tôi cảm thấy quá mệt, tôi lại muốn nói chuyện với ai đó”, cô nói và cô cũng không muốn sự phiền muộn của mình lại làm phiền lòng cha mẹ mình.
Sau đó, cô đã nghĩ tới những người cùng cảnh ngộ với mình, những người đồng cảm và chia sẻ được với cô rồi thử thiết lập các mối quan hệ với những người lạ nhưng cô đơn. Đã có hơn 200 người tìm tới dịch vụ của cô để “đặt hàng” viết tin nhắn cho chính họ hoặc cho những người mà họ quen biết. Jiumei đã gửi hơn 3.000 tin nhắn kể từ khi mở dịch vụ đến nay.
Mở dịch vụ nhắn tin “chúc ngủ ngon” cho người lạ để giải tỏa cô đơn
Ban đầu, Jiumei chỉ có ý định nói “chúc ngủ ngon”, nhưng dần cô bắt đầu chia sẻ nhiều hơn nữa vì cô bắt gặp được những tin nhắn hồi âm đầy thú vị từ người lạ mà cô liên lạc. “Tôi cố đi ngủ sớm hơn nhưng có lẽ vẫn còn khá sớm vì có bạn. Ngủ ngon nhé, một người làm việc xa quê hương!”, Jiumei kể về một tin nhắn mà cô gửi cho một công nhân người Trung Quốc đang làm việc ở Saudi Arabia. Người này đã “đặt hàng” gửi tin nhắn hằng ngày tới 30 ngày.
Cô kể tiếp, có một cô gái đã nhờ Jiumei gửi tin nhắn chúc mừng sinh nhật cô vì không ai nhớ ngày sinh nhật mình. Jiumei bèn nhờ khách hàng và bạn bè mình trên mạng xã hội gửi những tin nhắn chúc mừng sinh nhật cho cô gái kia.
Tháng 6-2015, dịch vụ nhắn tin của Jiumei đột nhiên bị ngưng lại vì lý do công việc ở quán cà phê cô mở ở Quảng Châu đã chiếm hết thời gian của cô. Tháng 9-2015, cô mở lại dịch vụ nhắn tin này sau khi câu chuyện của cô thu hút được sự quan tâm của giới truyền thông. Kể từ đó, nhiều người kinh doanh trên Taobao đã bắt đầu mở ra các dịch vụ tương tự như vậy.
Video đang HOT
Câu chuyện của Jiumei là một hồi chuông báo động về tình trạng cô đơn của những người xa xứ làm ăn nơi phố thị
He Lingnan, giảng viên tâm lý tại ĐH Sun Yat-sen (Quảng Châu) cho hay câu chuyện của Jiumei là một hồi chuông báo động về tình trạng cô đơn của những người xa xứ làm ăn nơi phố thị. Những người này có thể làm mất các liên kết xã hội khi trở về nhà và thấy khó thiết lập, hòa nhập với các mối quan hệ mới khi ở thành phố, ông nói.
Ông nói một tin nhắn chúc ngủ ngon là một giải pháp rẻ tiền cho những người cô đơn, đồng thời hệ thống phương tiện truyền thông xã hội cũng là phương tiện “mua vui” cho họ khi cần thiết.
Ngọc Như
Theo_PLO
1,6 vạn lính Ukraine rủ nhau vác vũ khí đào ngũ?
16.000 binh lính Ukraine đã đào ngũ khỏi lực lượng quân đội chính phủ và mang theo cả vũ khí, muốn nổi dậy hay quá chán ngán?
Trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình 112 của Ukraine mới đây, Trưởng Công tố viên quân sự Anatoly Matios có tới 16.000 lính Ukraine mang theo vũ khí đào ngũ trong khu vực miền Đông Ukraine, nơi mà chính quyền nước này đang thực hiện "hoạt động chống khủng bố".
"Chúng tôi đã điều tra 16.000 vụ án hình sự chống lại những kẻ đào ngũ, những người đã rời khỏi khu vực của các hoạt động quân sự, phần lớn vẫn đem theo vũ khí của họ", ông Matios nói.
Binh lính Ukraine vác vũ khí đào ngũ muốn nổi dậy?
Ông Matios cũng đổ lỗi cho Bộ nội vụ nước này khi cho rằng trong số hàng nghìn binh lính đào ngũ mang theo cả vũ khí, cơ quan này chỉ bắt và đưa ra xét xử hình sự 1.000 người.
"Trong suốt cả năm, các ơ quan của Bộ nội vụ đã không tìm ra hơn 1.000 người đào ngũ. Họ đã đi đâu? Họ đâu có thể bay? Họ trở về nhà. Điều đó có nghĩa là các cảnh sát địa phương không hề làm việc, công việc mà họ được trả hàng tháng tới 2.000 grivna (khoảng 95 USD). Điều đó có nghĩa là toàn bộ hệ thống bị tê liệt", ông Matios gay gắt.
Mới hồi giữa tháng 8, ông Anatoly Matios cho biết hơn 8.000 nhân viên an ninh nước này đã đào tẩu sang Donbass để chiến đấu cùng lực lượng dân quân địa phương.
Đài phát thanh địa phương Svoboda (Tự do) dẫn lời ông Anatoly Matios hôm 14/8 nói: "Hiện tại, chúng tôi đã có một danh sách hoàn chỉnh và tiếp tục thu thập chứng cứ về việc 5.000 sĩ quan cảnh sát và khoảng 3.000 binh lính đã chạy sang phía kẻ thù (lực lượng ly khai miền đông Ukraine), họ sẽ phải chịu trách nhiệm về việc này".
Trước đó, ông Matios cho hay đã thiết lập một văn phòng công tố quân sự để điều tra các hoạt động hình sự tại các khu vực Lugansk, Donetsk, Kharkov và Zaporizhia ở miền đông Ukraine.
Phương tiện truyền thông Ukraine trích thông tin từ Rossiyskaya Gazeta của Nga cho biết, đa số những binh sĩ Ukraine đào ngũ cùng với vũ khí đã từng theo chân lực lượng Cực hữu Ukraine. Sau khi đào ngũ, những người này ngay lập tức biến thành tội phạm có vũ trang, sử dụng vũ khí của mình gây ra các tội ác trên khắp lãnh thổ Ukraine.
Quá chán nản cho cuộc chiến không mục đích
Tuy nhiên về lý do đào ngũ, hồi cuối tháng 7, trang Reuters của Nga cho biết, 41 binh sĩ người Ukraine đã trút bỏ quân phục và chạy sang lãnh thổ Nga bởi quá mệt mỏi trong cuộc chiến với những người đồng hương.
Theo Người phát ngôn của lực lượng biên phòng khu vực Rostov là ông Vasily Malaev cho biết trên Itar-Tass, những người lính đào ngũ này nói rằng họ không muốn chiến đấu chống lại người dân miền Đông. Những người này đã nhờ lực lượng tự vệ (phương Tây gọi là phe ly khai) để được giúp đỡ trốn sang nước Nga.
"Vào khoảng 20h30 giờ Moscow hôm thứ Bảy, 41 binh sĩ người Ukraine đã bỏ căn cứ quân sự của họ để đến trạm kiểm soát gần biên giới ở Izvarino. Họ không muốn chiến đấu chống lại người dân của họ", ông Malaev nói.
Cũng theo người phát ngôn của lực lượng biên phòng khu vực Rostov, 2 quân nhân Ukraine khác - là sĩ quan cao cấp - cũng nằm trong số những người đã chạy trốn sang Nga và nói rằng họ có ý định xin nhập quốc tịch Nga.
Hay họ đã quá chán ngán trong cuộc chiến không mục đích?
Tiếp xúc được với những binh lính Kiev bị thương nằm điều trị tại một bệnh viện Nga gần biên giới Ukraine, Reuters dẫn lời một số người nói rằng họ thật sự miễn cưỡng khi phải cầm súng chiến đấu.
Một người lính Ukraine tên Ivan nói: "Tôi không muốn đánh nhau. Chúng tôi không biết người mà chúng ta đang chống lại là ai. Tôi không có thù oán đối với Nga. Tôi không phải là một kẻ theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan, tôi không phải là kẻ cực hữu".
"Họ lấy quyền gì bắt chúng tôi phải chiến đấu? Tôi đã bị huy động nhập ngũ, tôi bị thương ở bàn tay và bây giờ họ bắt tôi phải đi chiến đấu một lần nữa với trang bị "hàng mã". Đất nước đang tan rã, nhưng đối với họ mọi thứ đều ổn", Ivan nói thêm.
Người lính khác có tên Sergey Brin nói: "Phe ly khai là ai? Họ trông như thế nào? Chúng tôi không biết".
Một bằng chứng nữa cho thấy người Ukraine không còn muốn đi theo chính phủ và sẵn sàng tìm cách để trốn đi nghĩa vụ quân sự.
Đại tá Alexander Pravdivets, Phó Vụ trưởng Vụ Huy động lực lượng vũ trang Ukraine hồi tháng trước cho hay, có khoảng 27.000 thanh niên Ukraine đã trốn nghĩa vụ trong đợt Tổng động viên lần thứ 6, đã kết thúc hồi tháng 8. Con số này chiếm đến hơn 50% số người được chính quyền Ukraine gọi ra nhập ngũ trong đợt tuyển quân đó.
Theo lý giải của các quan chức Ukraine, có nhiều cách để thanh niên nước này trốn đi nghĩa vụ, có thể rời bỏ nơi cư trú, chuyển sang nơi khác sinh sống, hoặc là xin giấy miễn trừ y tế.
Hưng Phong (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Vén màn chuyện những cụ bà bán dâm ngoài tuổi lục tuần Bi kịch của họ là việc bị con cái bỏ rơi hoặc đã ly dị, nghèo đói khiến họ phải đi làm nghề mại dâm kiếm sống dù đã khá già. Giữa khoảng chục người đàn ông lớn tuổi đang trò chuyện hoặc ngắm người qua lại trong một trung tâm thương mại nhỏ gần một rạp chiếu phim Seoul, Hàn Quốc, một...