Mỡ đen ngòm đem rán quẩy
Mục sở thị công đoạn làm quẩy, chắc các thực khách không dám ăn.
Nơi làm quẩy nằm sâu trong ngõ 488, phố Trần Cung, xóm 4, xã Cổ Nhuế (huyện Từ Liêm, Hà Nội), ngay cạnh một khúc sông Tô Lịch bị ô nhiễm nặng, rộng khoảng 20m2, nóng và nặng mùi.
Đồ đạc bên trong khá cũ, căn nhà cũng ọp ẹp, những chiếc quẩy vẫn còn dư thừa sau một ngày mang bán nằm lăn lóc trên chiếc mẹt cũ kỹ quyện với mùi mỡ cháy, mùi sông hồ tạo thành thứ mùi khó chịu.
Mỡ dùng để rán được đựng trong một chiếc chum sứ, bên ngoài váng mỡ đen ngòm, nước mỡ bên trong cũng đen không kém.
Quẩy chờ nguội trên nền tạm sỏi đá
Những chiếc quẩy trước khi rán chỉ bằng ngón tay út, nhưng trong chảo mỡ sôi thì nở ra gấp đến chục lần, sau đó được vớt ra một chiếc rổ sắt to vắt ngang chảo mỡ.
Người đàn ông, chủ xưởng quẩy này cho biết, mỗi ngày làm đến vài chục cân quẩy. Quẩy được mang đến các nơi trong nội thành Hà Nội, thường thì có hai người con trai sẽ giao hàng đến tận nơi, ít khi có chủ cửa hàng nào đến đây để lấy quẩy.
Quẩy để tênh hênh bên dòng nước sông Tô
Những chiếc quẩy khi làm xong, bẻ ra sẽ thấy rỗng bên trong, ăn vào nhạt và có vị ngấy, khét.
Video đang HOT
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Minh Kiều, chủ tịch Hội Dinh dưỡng Thực phẩm TP.HCM, việc chiên đi chiên lại nhiều lần mỡ, dầu ăn là một việc làm không tốt cho sức khỏe. Dầu ăn chiên nhiều lần sẽ dễ bị oxy hóa do tiếp xúc với oxy từ bên ngoài môi trường sẽ gây các bệnh lý mãn tính như ung thư, tiểu đường, tim mạch.
Ngoài ra, dầu bị đun nóng nhiều lần làm thay đổi thành phần hóa học: vitamin A, E và một số chất dinh dưỡng trong dầu bị phá hủy và sẽ xuất hiện một số chất độc như aldehyde, fatty acid oxide… Những chất này, khi đi vào cơ thể, sẽ phá hủy các men tiêu hóa làm khó tiêu, gây nhức đầu, chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy, huyết áp tăng cao…
Cối xay bột làm quẩy cáu cạnh
Xô múc mỡ rán quẩy đặt ngay dưới đất
Hai chum mỡ bên trong đen sì, mốc rêu…
Khu làm bột quẩy chẳng khác công trường xây dựng
Cơ sở sản xuất quẩy cung cấp cho các hàng ăn
Quẩy thành phẩm
Khó có thể tin đây là khu chế biến quẩy
Theo Tiến Dũng – Thiên Vân
Theo Bee
Bánh tráng trộn: Vừa ít dinh dưỡng vừa dễ ngộ độc
Bánh tráng trộn đang là món ăn vặt được ưa thích của nhiều người dân TPHCM. Tuy nhiên, bên cạnh cảm giác ngon miệng, kích thích cơn thèm ăn, món ăn vặt này cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ cho sức khoẻ.
Biết bẩn nhưng vẫn khoái ăn
Tầm bốn giờ chiều hàng ngày, bên hông bưu điện TPHCM và dọc theo các vỉa hè thuộc khu vực công trường Lam Sơn (quận 1, TPHCM) luôn có những gánh hàng rong và khá đông người ghé lại tìm mua bánh tráng trộn. Đông khách, người bán trở tay không kịp, liên tục lấy tay bốc trứng cút, xé bánh tráng, bò khô, cắt rau răm, cắt xoài, rắc đậu phộng, vắt nước quất, rưới nước bò, trộn muối tôm... rồi để nguyên tay trần bóp, trộn cho bánh tráng hoà với các nguyên liệu. Khách ăn xong, người bán đưa tay lấy tiền trả, cất vào túi, rồi cũng bàn tay đó trộn bánh tiếp cho khách khác.
Tại góc đường Nguyễn Lâm giáp với Bà Hạt (quận 10), đường Trần Hưng Đạo (quận 1)... mỗi chiều cũng luôn có nhiều xe đạp bán bánh tráng trộn. Trên xe chở sẵn hàng chục bịch bánh đã trộn, chưa rưới nước bò, để khách tiện ghé mua cho nhanh. Những bịch bánh này có người bán cho vào tủ kính, nhưng cũng có người bày luôn trên mẹt thúng đặt vệ đường, bất kể bụi đường bay mờ mịt. Thậm chí có những thúng bánh đặt cạnh nhà vệ sinh công cộng, khách vào vệ sinh xong bước ra tiện tay mua luôn, ăn tại chỗ.
Chị Yến Nhi, nhân viên của toà cao ốc đối diện nhà thờ Đức Bà, chia sẻ: "Biết bẩn thật, thậm chí tôi còn thấy rõ qua bàn tay người bán. Nhưng thèm thì cứ ăn thôi. Giờ mấy tiệm bán bánh tráng trộn cũng mọc lên nhiều nhưng thiệt tình tôi vẫn thích ăn bánh tráng trộn lề đường hơn".
Một lý do khác khiến người tiêu dùng hâm mộ món này là vì cho rằng nó bổ dưỡng nhưng theo các chuyên gia, giá trị dinh dưỡng trong 1 bịch/gói như vậy là không đáng kể so với những ẩn họa đằng sau đó.
Nguy cơ ngộ độc rất cao
BS Lê Thị Tuyết Phượng, phó khoa Nội tiêu hoá - Gan mật, bệnh viện Nhân dân 115 (TPHCM) cho biết, gần đây bệnh viện thường xuyên tiếp nhận nhiều trường hợp nhiễm giun sán, đặc biệt giun đũa. Hàng rong là một trong những con đường trực tiếp dẫn đến nguy cơ này, trong đó bánh tráng trộn là món không thể loại trừ khỏi nguyên nhân gây viêm nhiễm ký sinh trùng, bởi các loại giun đũa từ chó, mèo có thể thâm nhập vào món ăn qua bàn tay người bán; hoặc do chó, mèo trực tiếp truyền vào khi các nguyên liệu làm bánh tráng phơi ngoài đường, hoặc được sản xuất qua loa, không an toàn vệ sinh.
Vì giá bán rẻ, chỉ vài ngàn đồng nên rất có khả năng người bán đã mua nguyên liệu như muối tôm, bò khô, xoài xanh, trứng cút, gan bò... từ nguồn trôi nổi, không nhãn mác, xuất xứ rõ ràng.
Theo ThS.BS Đào Thị Yến Phi, trưởng bộ môn dinh dưỡng, đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch (TPHCM), với những bịch bánh tráng trộn bán rong, hầu hết không an toàn cho sức khoẻ người dùng. Yếu tố đầu tiên kể đến là các loại túi ni-lon đựng bánh. Nguồn gốc các loại ni-lon này luôn không rõ ràng và đa số sản xuất từ nhựa tái chế, thậm chí có sản phẩm còn mùi nhựa. Điều này không tốt cho sức khoẻ người sử dụng. Thêm vào đó là các loại thực phẩm như muối tôm khô trộn nhiều phẩm màu, bò khô và nước bò cũng ướp tẩm nhiều phẩm màu cho đẹp mắt nhưng lại ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Đã thế, một số thực phẩm chưa bán hết, có thể đã ôi thiu nhưng vẫn được chế biến lại.
Vì bánh tráng trộn là món nguội nên không được tiệt trùng như nhiều thực phẩm khác. Người ăn vào có thể bị ngộ độc thực phẩm, nôn ói, nhức đầu, có những biểu hiện di chứng về thần kinh rất nguy hiểm. Nếu ăn bánh khi bụng đói, vitamin C và các chất chát trong xoài xanh có thể gây táo bón, cồn cào ruột gan. Đặc biệt với trẻ con, nếu ăn bánh trước bữa cơm, món này gây no hơi, kích thích gia tăng đường huyết, trẻ sẽ biếng ăn, dần dà bị suy dinh dưỡng.
"Món ăn này không khó thực hiện nên tốt hơn hết, nếu muốn ăn, bạn nên chuẩn bị nguyên liệu và làm tại nhà để đảm bảo sức khoẻ của mình và người thân", BS Yến Phi khuyến cáo.
Theo Dân Trí
Bị cao huyết áp kiêng ăn gì? Để bệnh cao huyết áp không trở nên tồi tệ, những người bị cao huyết áp cần kiêng kỵ các đồ ăn thức uống sau: Không uống rượu Uống rượu khiến cho tim đập nhanh, mạch máu co lại, huyết áp tăng và làm cho muối canxi cholesterol đọng lại ở thành mạch, tạo ra xơ cứng động mạch. Nếu uống rượu lâu...