Mổ đẻ lần hai cách lần đầu hơn 2 năm, mẹ trẻ phải mổ cấp cứu vì vết mổ cũ suýt bục
Dù còn cách ngày dự sinh những hơn 1 tháng, nhưng tối hôm đó chị Thu Trang (đến từ Tuyên Quang) bỗng bị đau bụng cả đêm theo từng cơn. Lúc này, linh tính của chị mách bảo rằng mình sắp sinh đến nơi.
Người ta vẫn thường nói rằng “cửa sinh là cửa tử” bởi trong quá trình sinh nở sẽ có những nguy hiểm bất ngờ ập đến, gây nguy hại cho cả mẹ lẫn con. Điều này hoàn toàn đúng với chị Thu Trang (đến từ Tuyên Quang) bởi lần mang thai thứ 2 vừa rồi, chị bị sinh sớm trước 1 tháng, lúc vào viện phải mổ cấp cứu luôn vì vết mổ đẻ ở lần sinh cũ có nguy cơ bị bục.
Chia sẻ về lần vượt cạn vừa rồi, chị Thu Trang cho biết khi mang bầu bé thứ 2, chị được dự sinh vào ngày 6/9, thế nhưng đến ngày 2/8 thì bỗng có cơn đau và ra chất nhầy. “Hôm đó mình bị đau cả đêm, những cơn đau cứ theo từng cơn, đau 5 phút lại đỡ xong đau tiếp. Lúc đó mình còn cách ngày dự sinh 1 tháng 3 ngày nữa cơ. Tuy rất đau nhưng mình vẫn cố chờ trời sáng đi khám. Mình cũng xác định là hôm đấy sinh luôn vì chưa bao giờ đau như vậy”, chị Trang cho hay.
Chị Trang bên con gái của mình.
Sáng hôm sau khi cùng với mẹ đi ra viện tuyến huyện để khám thì bác sĩ có khuyên chị chuyển lên tuyến trên. Hôm đó là thứ 7, nên sau một hồi làm thủ tục thì chị cũng xin được giấy chuyển viện. Lúc lên đến nơi, thì bác sĩ lại khuyên chị về do mới ở tuần thứ 36, lúc này do quá đau nên chị Trang đã năn nỉ xin bác sĩ cho mình ở lại viện và được đồng ý.
Thế nhưng vừa mới nhập viện và khám xong thì bác sĩ đã chỉ định chị mổ cấp cứu luôn, vì lúc này chị Trang đã mở 4 phân và vết mổ cũ cũng có nguy cơ bị bục. Điều này khiến bà mẹ trẻ vô cùng bất ngờ và lo lắng:
“Cách đấy 2 năm rưỡi thì mình có sinh mổ bé đầu tiên. Đến lần mang thai thứ 2, mình cũng chỉ tăng có 6kg và vết mổ cũ hoàn toàn bình thường. Lúc bác nghe bác sĩ chỉ định mổ luôn, mình rất lo và chỉ mong 2 mẹ con sẽ vượt qua. Về sau mới biết là do vết mổ cũ của mình mỏng, có nguy cơ bị bục nên phải mổ cấp cứu”.
Video đang HOT
Khi mới sinh ra con gái chị Trang chỉ nặng có 2,2 kg và phải nằm cách ly mẹ 10 ngày.
Hiện tại con gái chị Trang đã được hơn 1 tháng tuổi và nặng 4,5kg.
Do bị sinh sớm một tháng, nên con gái chị – bé Bảo An, chỉ nặng có 2,2kg và phải cách ly mẹ 10 ngày. Hiện tại bé đã được hơn 1 tháng tuổi và nặng 4,5kg, trộm vía bé ăn rất ngoan và sức khỏe cũng tốt lên, còn chị sau khi sinh đến bây giờ vết mổ vẫn còn bị đau.
Sau khi trải qua lần mổ đẻđáng nhớ này, chị Trang cũng có lời khuyên gửi đến các mẹ bầu khác đó là nếu thấy có dấu hiệu gì bất thường hãy đi khám ngay lập tức, đừng nên chần chừ, bởi nguy hiểm có thể đến bất cứ lúc nào. “Các mẹ bầu nên thận trọng, có dấu hiệu gì cũng nên đi tới bệnh viện khám, không nên chủ quan vì “cửa sinh là cửa tử”. Tính mạng cả 2 mẹ con đều quan trọng nên hãy thăm khám ngay khi có dấu hiệu lạ. Mình chúc các mẹ luôn mạnh khỏe”, bà mẹ trẻ nhắn nhủ lại.
Theo Helino
Từng dự định sinh liền tù tì 4 con nhưng sau trải nghiệm đau đẻ "chết đi sống lại", mẹ Biên Hòa đã thay đổi suy nghĩ
Trúc lựa chọn sinh thường để dễ dàng sinh 4 con. Tuy nhiên cuối cùng "đời vốn không như mơ", sau hơn 11 tiếng đau đẻ dữ dội, chị lại phải mổ cấp cứu vì con có nguy cơ ngạt.
Nhiều mẹ khi que thử thai hiện lên hai vạch, bắt đầu con đường làm mẹ đã quyết định sẽ đẻ luôn cho chồng... một đội bóng. Nhưng cuối cùng khi đặt chân đến khoa Sản, "giấc mộng đội bóng" ấy lại sớm tan tành thành mây khói. Hoặc là những trải nghiệm đau đẻ kinh hoàng và sau giây phút đối mặt với tử thần, các mẹ quay về chốt hạ quân số xuống còn... vừa đủ. Hoặc là bất đắc dĩ phải sinh mổ, bác sĩ khuyến cáo không nên sinh quá nhiều để tránh nguy hiểm.
Câu chuyện của Phạm Trúc (hiện đang sống ở Đồng Nai, Biên Hòa) là một trong số đó. Trúc từng dự định sẽ sinh thường và sinh liền tù tì 4 đứa con. Tuy nhiên, Trúc lại không thể sinh thường được ở phút chót. Sau khi nếm trải rất nhiều những đau đớn trên bàn đẻ mà rặn không thành công, Trúc được chuyển qua mổ cấp cứu gấp vì em bé có nguy cơ ngạt. Cuối cùng, bà mẹ trẻ chốt hạ: "Nếu được chọn lại mình sẽ chọn sinh mổ từ đầu. Bây giờ chắc sinh 3 đứa thôi, vì sinh mổ đến 4 đứa thì hơi quá!".
Em bé Ủn của chị Trúc chào đời nặng 2,9kg.
Xin đăng tải lại nhật ký đi sinh với rất nhiều cung bậc cảm xúc của Phạm Trúc:
"Mình dự định sinh 4 con và nghĩ sinh thường ít đau hơn sinh mổ nên quyết định chọn sinh thường. Mình đăng kí sinh ngày 26/8. Nhưng buổi trưa 17/8, mình cảm thấy ra 1 ít nước, lau thấy có màu nâu nên vào viện. Bác sĩ khám chưa mở phân nào nên cho về.
Từ lúc khám trong, mình bắt đầu ra máu. Bác sĩ nói khám trong thường vậy. Đến khoảng 6h chiều, mình thấy ra cục nhờn nhờn, vì đang ra máu nên nghĩ đó là nút nhầy. 7h tối, mình thấy ra nước màu hồng nhiều hơn, kèm đau bụng 10 phút/ lần. Đến khoảng 10h đêm, chồng chở mình vào viện.
Nghe truyền thuyết dân gian là uống nước dừa xiêm nấu ấm lên uống giúp đau bụng, chồng mình cũng đập cửa nhà bác bán hàng để mua cho bằng được. Rồi nghe bảo nước dứa giúp đẻ nhanh hơn, mình cũng tìm mua nước ép dứa trên đường đi nhưng không thấy nơi bán nữa. Nói thêm với các mẹ là dù được uống nước dừa xiêm, mình vẫn đau chết đi sống lại.
Tới bệnh viện khám, đã mở 1 phân, nước ối vỡ ra ào ạt. Mình chỉ thấy tấm lót mình nằm máu be bét. Nhưng từ 10h đêm đến 2h sáng cũng chỉ mở thêm được 3 phân. Trong 4 tiếng đó mình đã phải chịu đủ những cơn đau thấu ruột gan, cảm giác không thể chịu nổi, cứ 5 phút lại có cơn co 1 lần.
Chị Trúc thời kỳ bầu bí.
Nhưng cực điểm nhất phải kể đến là từ 3-8h sáng hôm sau, đau như muốn chết đi sống lại. Mình rên và gồng người lên chịu đựng, quằn quại vậy nhưng không la hét. Mấy chị y tá dặn mình đừng la hét, hít sâu thở đều để có oxy cho con. Lúc ấy mình đau quá không thể nào bình tĩnh mà làm theo hướng dẫn được, cộng với khám trong khoảng 10 lần thốn đến kinh khủng.
Mình yêu cầu gây tê tuỷ sống để sinh không đau. Nhưng mình cứ rên, nhịp tim em bé lại thấp, nếu tiêm thuốc vào sẽ mở lâu hơn nên bác sĩ không đồng ý.
8h sáng, mình được đưa lên bàn đẻ. Ekip gồm 1 bác sĩ và 2 ý tá phụ giúp nhấn bụng 2 bên. Theo hướng dẫn của bác sĩ, mình rặn từ 8h-9h, em bé vẫn không ra. Mình dù đã mở trọng 10 phân rồi, bác sĩ nói tầng sinh môn đủ rộng đủ chỗ cho em bé ra nên bác sĩ không rạch tầng sinh môn.
Bác sĩ nói với mình: "Rặn không có sức, sai tư thế, không biết rặn nên em bé không ra được". Quả thật lúc ấy mình quá đau và đuối sức nên chỉ biết gồng lên rặn vậy chứ không biết thế nào cho đúng kỹ thuật. Cuối cùng vì sợ em bé ngạt, mình không còn chút sức lực nào nữa nên mình đòi mổ. Bác sĩ cũng mổ cấp cứu cho mình luôn. Cuối cùng vừa đau đẻ vừa đau mổ, khốn khổ không còn gì tả nổi.
Bé Ủn là con trai đầu lòng của vợ chồng chị Trúc.
Sau 24h mình ngồi dậy được và đi vệ sinh. Mình soi gương thử, nhìn mình chẳng khác gì mấy người ăn xin 5 năm rồi chưa gội đầu cắt tóc vậy. Nhìn tàn tạ phát sợ, những mạch máu ở tay và mặt vỡ ra lốm đốm trong quá trình mình gồng người lấy sức rặn.
Thế nên bây giờ, sau tất cả, nếu được lựa chọn lại mình sẽ chọn mổ từ đầu. Vì sinh mổ lúc đau nhất cũng chỉ bằng 3 phần sinh thường thôi. Dù biết sau sinh sẽ đau và cực hơn sinh thường nhiều".
Trúc chia sẻ thêm, em bé Ủn nay đã được 10 ngày tuổi, chào đời nặng 2,9kg và trộm vía ngoan ngoãn, đáng yêu. Chị mang bầu ốm nghén, tăng vỏn vẹn 6kg, sinh xong về nhà là bụng đã như thời con gái. Sở dĩ từ đầu chị muốn sinh 4 bé vì ông bà hai bên có điều kiện chăm cháu, vợ chồng cũng kinh doanh tự do. Thêm vào đó, cách nuôi dạy con cái của nhà nội Trúc rất tốt nên chị muốn sinh nhiều con. Nhưng "đời vốn không như mơ", khi bất đắc dĩ phải sinh mổ rồi thì Trúc giảm bớt kế hoạch của mình. Chị tâm sự sẽ cố gắng sinh 3 bé bằng phương pháp sinh mổ.
Theo afamily
9 bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ cha mẹ cần đặc biệt lưu tâm Trẻ nhỏ dễ mắc bệnh hơn người lớn, đó là lý do cha mẹ luôn lo lắng khi thấy con có những dấu hiệu lạ. Thông tin về các căn bệnh mà trẻ thường gặp trong bài viết này được diễn giải ở 5 khía cạnh: định nghĩa, cách lây nhiễm, giai đoạn ủ bệnh, dấu hiệu - triệu chứng đầu tiên và...