‘Mỡ’ dâng miệng tận ‘mèo’
Tôi thấy mình có lỗi với vợ nhưng lỗi lầm này xuất phát từ sự bất cẩn của cô ấy.
Thật sự là trong chuyện này, tôi thấy Lan mới là người có lỗi. Ngay từ đầu, tôi đã không đồng ý với việc cô ấy đưa đứa cháu gái lên sống cùng.
Thế nhưng vợ tôi khăng khăng: “Cháu cũng như con. Mẹ nó khó khăn quá mới nhờ cậy mình, em đã nhận lời, anh đừng có nói tới nói lui”. Vậy là mấy hôm sau, Lài xuất hiện trong nhà tôi. Cô gái ấy là con gái của chị vợ tôi, gọi tôi là dượng.
Sự xuất hiện của Lài khiến tôi rất khó chịu dù cô ta ở tầng trệt, còn vợ chồng tôi ở lầu một. Lài giống vợ tôi, nấu ăn rất ngon. Từ ngày có cô cháu gái, chuyện bếp núc Lan giao hết cho cháu. Chỉ cần nói hôm nay muốn ăn gì thì hôm đó cơm canh tươm tất. Ban ngày Lài phụ việc nhà, buổi tối đi học kế toán ở trung tâm dạy nghề. Dần dần tôi cũng thích nghi với việc trong nhà có thêm người lạ nên thôi không cằn nhằn nữa.
Từ ngày có cháu lên ở chung để phụ việc, Lan càng có điều kiện để phát huy sở trường nữ công gia chánh của mình. Nhiều nơi mời vợ tôi đến dạy nấu ăn, làm bánh; rồi đài truyền hình của các tỉnh cũng tới tấp mời mọc vợ tôi lên sóng dạy chị em “xây tổ ấm”. Hình như tuần nào cô ấy cũng có “show”.
Những ngày Lan đi vắng, nhà cửa vẫn gọn gàng, cơm canh vẫn tươm tất; không giống như trước đây, mỗi khi vợ vắng nhà, tôi phải lê la hàng quán. Rồi quần áo đi làm cũng có người giặt ủi thẳng thớm, mang đến tận phòng. Không có vợ ở nhà, buổi trưa tôi định không về thì cháu vợ gọi điện nhắc nhở “dượng về ăn cơm rồi nghỉ ngơi cho khỏe. Cháu đã nấu cơm rồi, có canh chua cá kho…”. Tôi ăn cơm xong lên phòng thì thấy giường nệm đã được xếp dọn thẳng thớm chứ không phải một đống bùi nhùi như buổi sáng trước khi đi làm. Ngủ dậy thì cháu vợ đã pha sẵn ly nước cam để trên bàn “dượng uống cho mát rồi đi làm”…
Tôi không nhớ mình đã làm gì, sáng thức dậy thấy mình với cô cháu vợ nằm chung giường! (Ảnh minh họa)
Hồi đầu, chỉ một mình tôi ăn cơm; thấy buồn, tôi bảo Lài cùng ăn cho vui. Hai dượng cháu chuyện trò cũng rôm rả. Tôi nhớ có lần, Lài vô tình hỏi: “ Sao dì dượng không sinh em bé?”. Tôi bảo là cũng muốn nhưng bị trục trặc. Bệnh viện bảo cả hai vợ chồng đều tốt nhưng nếu ở với nhau thì sẽ không có con. Nghe vậy, Lài buột miệng: “Vậy sao dượng không có vợ bé?”. Tôi lắc đầu: “Không sinh được thì xin con nuôi chớ ai lại làm như vậy? Dì của con là người tốt, dượng làm sao có thể lăng nhăng”.
Rồi một lần nọ, Lan có việc phải đi Cà Mau 3 ngày. Hôm đó, mấy anh bạn rủ đi nhậu, tôi vui quá nên say mèm khi về tới nhà. Tôi không nhớ mình đã làm gì, chỉ biết là, sáng thức dậy, thấy mình với cô cháu vợ nằm chung giường! Tôi chưa kịp sợ hãi thì Lài đã ôm chầm lấy tôi. Đến lúc ấy tôi mới định thần nhìn kỹ cơ thể của một cô gái 20 tuổi. Nó thật mềm mại, thơm tho…
Video đang HOT
Sau đó là chuỗi những ngày trượt dài trong lầm lỗi. Mỗi khi vợ tôi đi vắng thì cô cháu gái lại là người thay thế ở trên giường. Cho đến khi vợ tôi phát hiện vì cô cháu gái cứ nôn mửa… “Anh đúng là đồ đốn mạt. Tôi đâu có ngờ anh cũng tầm thường như vậy”- vợ tôi nghiến răng. Cô ấy càu cấu, cắn xé và trút lên đầu tôi bao nhiêu lời miệt thị. Tôi bực quá hét lên: “Ai biểu em đem mỡ để trước miệng mèo? Anh đã bảo là đừng có đem lên mà không nghe”. Vợ tôi ôm mặt khóc tức tưởi.
Cô ấy kể lể những vất vả cực nhọc từ ngày vợ chồng còn nghèo khó, đến những nỗ lực của mình khi cuộc sống đã khấm khá nhưng cũng phải cày để “về già vợ chồng không phải lo lắng gì dù không có con cái”…
Tôi thấy mình có lỗi với vợ nhưng tôi vẫn cho rằng, lỗi lầm này xuất phát từ sự bất cẩn của cô ấy. Đàn ông nào mà không ham của lạ? Nhất là khi mình trong thế thụ động, bị tấn công?
Cái khó của tôi bây giờ là tôi không muốn Lài bỏ đứa bé, cả vợ tôi cũng vậy. Nhưng tôi cũng không thể bỏ vợ để lấy cô cháu gái mà mình không hề yêu thương dù cô ta cứ khăng khăng “Em chỉ muốn làm vợ bé của anh, không cần cưới hỏi gì hết…”.
Chưa bao giờ tôi thấy mình thê thảm như bây giờ. Đến công ty thì mặt mày ngơ ngáo, đầu óc lo ra; về tới nhà thì tinh thần bấn loạn vì vợ la, cháu khóc…
Có khi tôi ra cầu Sài Gòn nhảy xuống quách cho xong…
Theo NLĐ
6 dấu hiệu gan bị quá tải độc tố cần giải độc ngay
Gan tham gia vào quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng, đồng thời khử độc và loại trừ độc tố ra ngoài cơ thể. Vì mang chức năng đặc biệt này nên gan cũng dễ bị nhiễm độc.
Chỉ nặng khoảng hơn 1 kg nhưng gan được ví như tổ hợp các nhà máy chuyển hóa phức tạp của cơ thể. Gan tham gia vào quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng, đồng thời khử độc và loại trừ độc tố ra ngoài cơ thể. Vì mang chức năng đặc biệt này nên gan cũng dễ bị nhiễm độc.
Dưới đây là một số triệu chứng của tổn thương gan mà bạn không nên "ngó lơ"
Ảnh: flickr.com
Khi gan phải làm việc quá tải do tiếp xúc với nhiều chất độc (bia, rượu, hóa chất...) trong thời gian dài, hệ thống khử độc của tế bào gan bị tổn thương thì lúc đó gan có nguy cơ bị nhiễm độc rất cao.
Làn da đổi màu vàng tái, nhợt nhạt: Là một trong những biểu hiện dễ nhận biết nhất cho thấy gan đang gặp "sự cố". Bởi lẽ, khi gan không có khả năng thải các độc tố ra ngoài cơ thể, độc tố sẽ bám lại và tích tụ dưới da, làm cho da có màu sắc bất thường.
Ảnh: flickr.com
Phân và nước tiểu có màu bất thường: Cũng là dấu hiệu rất rõ ràng khi gan gặp vấn đề. Màu nước tiểu có thể trở nên tối, sậm hơn bình thường, còn trong phân có thể xuất hiện các đốm máu...Nếu bạn đảm bảo uống nhiều nước mỗi ngày mà chất bài tiết vẫn có sự bất thường thì gan đang gặp vấn đề.
Hơi thở "có mùi": Đây là một trong những dấu hiệu của tổn thương gan. Ở những người bị suy giảm chức năng gan, khả năng giải độc của gan kém khiến một số độc tố, chất cặn bã được bài tiết qua phổi và hơi thở có mùi hôi khó chịu.
Ảnh: flickr.com
Đắng miệng: Hay nói rõ hơn là trong miệng có vị đắng thường gặp trong các chứng viêm cấp tính như viêm gan, viêm mật do sự rối loạn trong quá trình chuyển hóa dịch mật. Người có cảm giác đắng trong miệng thường kèm theo chứng đau đầu, chóng mặt, mắt đỏ, tính tình nóng nảy, dễ cáu giận, đại tiện táo bón, tiểu tiện đỏ vàng...
Ảnh: flickr.com
Nóng trong người, mụn nhọt, mẩn ngứa: Theo Đông y, mụn nhọt do huyết nhiệt và nhiệt độc gây nên. Nguồn gốc của bệnh là do gan yếu, khả năng giải độc của gan kém khiến các độc tố bị tích tụ trong cơ thể. Khi chất độc tích tụ lâu ngày sẽ phát tán qua da và gây nên các triệu chứng như nổi mề đay, mẩn ngứa... đặc biệt là mụn nhọt.
Ảnh: flickr.com
Táo bón, mệt mỏi, chán ăn: Gan là bộ phận thuộc hệ tiêu hóa, tham gia tích cực vào quá trình tiêu hóa thức ăn. Suy giảm chức năng gan làm giảm khả năng chuyển hóa và giảm tiết mật gây rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện như chán ăn, mệt mỏi, ăn không tiêu, dễ bị táo bón. Do đó, khi mắc bệnh về gan, người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý giúp giảm tải công việc cho gan và tăng cường chức năng gan.
Ảnh: flickr.com
Những dấu hiệu trên dù không gây nguy hiểm nhưng đó là tín hiệu cho thấy gan của bạn đang có nguy cơ bị nhiễm độc. Nếu không có biện pháp giải độc gan kịp thời, gan có nguy cơ bị tổn thương và dễ mắc các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan, ung thư gan... Do đó, bạn cần chú ý điều chỉnh ngay chế độ ăn uống và sinh hoạt.
Trí Thức Trẻ