Mở cuộc thi lập trình ACT Code Battle 2019, Ascend Technology Việt Nam muốn tìm kiếm nhân sự tài năng
Ngoài việc tạo sân chơi cho những người đam mê công nghệ, thông qua cuộc thi lập trình ACT Code Battle 2019, Ascend Technology Việt Nam cũng muốn tìm thêm các nhân sự yêu thích lập trình để cùng phát triển sản phẩm tại Việt Nam.
Công ty công nghệ Ascend Việt Nam (Ascend Technology) thuộc tập đoàn Ascend Corporation Thái Lan vừa chính thức khởi động cuộc thi lập trình ACT Code Battle 2019 dành cho những người làm trong lĩnh vực công nghệ. Đây là năm đầu tiên cuộc thi được tổ chức, với mục đích tạo sân chơi cho các tài năng công nghệ trong thời đại 4.0, đồng thời kết nối cộng đồng lập trình viên nói riêng và những người làm trong ngành CNTT nói chung.
Cuộc thi bắt đầu nhận đăng kí tham gia của 20 đội từ ngày 6/9 và kết thúc vào ngày 20/9 tới. Mỗi đội sẽ gồm 2 đến 3 thành viên là những người đang làm trong lĩnh vực công nghệ muốn khám phá khả năng của chính mình. Các đội có thể tham gia cuộc thi bằng cách đăng ký trực tuyến tại đây.
Bước vào vòng thi đấu đầu tiên, 20 đội thi sẽ tham gia cuộc “đọ sức” kéo dài trong 2,5 giờ để tìm ra 8 đội xuất sắc nhất bước vào trận chung kết. Trong vòng chung kết sẽ diễn ra vào ngày 5/10/2019, 8 đội sẽ tiếp tục bước vào màn so găng kéo dài 3,5 giờ, nhằm tìm ra những tài năng lập trình xuất sắc nhất của cuộc thi ACT Code Battle 2019.
Trong cuộc thi này, các đội cần phải giải quyết các bài toán về giải thuật, học máy ( Machine Learning) và bảo mật ( Security). Tại phần thi giải thuật, các đội sẽ áp dụng các kỹ thuật lập trình trong việc giải quyết các bài toán liên quan đến giải thuật, thông qua codesignal framework.
Một trong những phần thi “khó nhằn” là phần thi học máy để giải quyết vấn đề giả định trong Fintech. Học máy là một trong những lĩnh vực lập trình quan trọng trong thời đại 4.0 với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, khi cần giải quyết dữ liệu “khổng lồ” về người dùng trong khoảng thời gian ngắn.
Cuối cùng, một kỹ năng cũng được thử thách trong cuộc thi đó là giải quyết bài toán về bảo mật, thử thách các đội về khả năng thực hiện tấn công một hệ thống không được bảo mật tốt và kiểm thử.
Video đang HOT
Một trong những mục đích của Công ty Ascend Technology Việt Nam khi lần đầu tổ chức cuộc thi lập trình ACT Code Battle 2019 là tìm thêm các nhân sự yêu thích lập trình để cùng phát triển các sản phẩm tại Việt Nam.
Giải thưởng cuộc thi gồm 3 giải chính với tổng giá trị giải thưởng lên tới 60 triệu đồng. Đội giành giải Nhất sẽ nhận được mức thưởng 24 triệu đồng, giải Nhì và Ba lần lượt nhận mức thưởng 10 triệu đồng và 5 triệu đồng.
Ngoài các giải thưởng trên, ACT Code Battle 2019 còn mang đến cho các lập trình viên cơ hội được giao lưu và chia sẻ các kiến thức trong lĩnh vực công nghệ cũng như nghề nghiệp. Bên cạnh đó, đây cũng sẽ là sân chơi giúp các đội trải nghiệm thử thách bản thân, trau dồi kĩ năng lập trình và thể hiện niềm đam mê công nghệ của mình. Cuộc thi còn giúp nâng cao kỹ năng làm việc thông qua các hoạt động cộng tác nhóm, khả năng tư duy và kỹ thuật lập trình…
Bà Nguyễn Thị Phượng, Chủ tịch Ascend Technology Việt Nam cho biết, cuộc thi ACT Code Battle trước hết là dành cho nhân viên của Ascend Technology để tái tạo lại năng lượng làm việc cũng như để thử thách khả năng của mình với các lập trình viên khác. Từ đó, giúp nâng cao khả năng học hỏi và vươn tới những trình độ cao hơn trong nghề.
“Thông qua cuộc thi ACT Code Battle 2019, chúng tôi cũng muốn tìm thêm các nhân sự yêu thích lập trình, yêu thích công nghệ để cùng phát triển sự nghiệp với Ascend Technology tại Việt Nam”, bà Phượng chia sẻ.
Ascend Technology là một trong những thương hiệu Fintech hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam, Ascend Technology khởi đầu từ tháng 1/2017 và là trung tâm kỹ thuật của tập đoàn Ascend Corporation Thái Lan. Sau hơn 2 năm hoạt động, Ascend Technology Việt Nam đang sở hữu đội gần 100 nhân sự trong đó 98% là đội ngũ kỹ thuật gồm Developer và QA automation. Đội ngũ nhân sự của Ascend Technology Việt Nam là nhân tố quan trọng giúp phát triển nền tảng công nghệ cho các dự án của tập đoàn.
Theo ICTNews
Cuộc thi 'IoT-AI Hackathon 2019': Sân chơi cho cộng đồng IT miền Trung
Ngoài số tiền thưởng 20 triệu đồng, ý tưởng giành giải Nhất cuộc thi 'IoT-AI Hackathon 2019' sẽ được doanh nghiệp bảo trợ tiếp tục đầu tư, phát triển thành sản phẩm thương mại.
Đây là lần đầu tiên, Khoa Công nghệ thông tin trường Đại học Bách khoa (Đại học Đà Nẵng) tổ chức cuộc thi "IoT-AI Hackathon 2019" với chủ đề "Kỷ nguyên của sự kết nối", dành cho sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng khu vực miền Trung - Tây nguyên.
"IoT-AI Hackathon 2019" được kỳ vọng tạo nên một sân chơi giúp các bạn sinh viên có một không gian sáng tạo, giao lưu, chia sẻ các ý tưởng, đề tài liên quan đến các xu hướng khoa học công nghệ của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, mà cụ thể là trí tuệ nhân tạo (AI), Internet kết nối vạn vật (IoT) ...
Cũng qua sân chơi này, cộng đồng doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin - điện tử ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên có cơ hội tiếp cận, đồng hành cùng các tác giả, nhóm tác giả phát triển ý tưởng, đề tài, khơi nguồn sáng tạo, động viên tinh thần khởi nghiệp, kiến tạo sản phẩm theo hướng "Make in Vietnam" - Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thanh Bình, Chủ nhiệm Khoa Công nghệ thông tin (Đại học Bách khoa Đà Nẵng), Trưởng Ban tổ chức cuộc thi cho biết.
Đông đảo các bạ sinh viên CNTT quan tâm đến cuộc thi "IoT-AI Hackathon 2019"
Kể từ nay đến hết ngày 30/6, các tác giả, nhóm tác giả sẽ thực hiện đăng ký ý tưởng với Ban tổ chức cuộc thi. Từ ý tưởng được đăng ký, vòng sơ loại sẽ chọn 15 ý tưởng vào vòng "Tranh tài".
Ở vòng "Tranh tài" diễn ra từ 01/07 đến 20/07, các tác giả, nhóm tác giả được hướng dẫn cách xây dựng (viết và hoàn thiện) ý tưởng, chuẩn bị bài thuyết trình. Đặc biệt, các bạn được hỗ trợ tìm hiểu công nghệ sẽ ứng dụng trong ý tưởng, đề tài của mình; được định hướng về công việc lập trình, từ tìm hiểu các module phần cứng cơ bản đến lập trình phần cứng nguồn mở; huấn luyện kỹ năng tư duy thiết kế, xây dựng và sáng tạo các thiết bị, đồ dùng thông minh, bao gồm điều khiển, vận hành, nhận dạng, giám sát, cảnh báo...
Sẽ có 5 đến 7 ý tưởng được chấm chọn để đi tiếp vào vòng "Chạy đua thời gian", các ý tưởng triển vọng này được Ban tổ chức giới thiệu đến cộng đồng doanh nghiệp nhằm tranh thủ sự hỗ trợ, nhất là hỗ trợ vốn, giúp tác giả, nhóm tác giả hiện thực hóa ý tưởng, có thể phát triển sản phẩm ra thị trường.
"Sản phẩm có tính ứng dụng, tính thiết thực trong thực tiễn càng cao thì nhất định sẽ nhận được sự quan tâm, đầu tư từ các doanh nghiệp. Đơn cử như một robot phục vụ cho việc gieo trồng, chăm sóc cây trồng. Chẳng hạn thiết bị drone (tức thiết bị bay không người lái có thể điều khiển từ xa, hoặc được lập trình trước. Còn gọi là unmanned aerial vehicle - UAV). Tương tự, là nhóm sản phẩm áp dụng cho nông nghiệp công nghệ cao; hay nhóm thiết bị giám sát an ninh, tự động cảnh báo khi có người đột nhập vào nhà. Nhóm sản phẩm chăm sóc-bảo vệ sức khỏe (kiểm soát, cảnh báo chỉ số huyết áp, tim mạch, thân nhiệt). Thiết bị, sản phẩm góp phần xây dựng thành phố thông minh, tự động phát hiện xe vi phạm giao thông, hay xe tự vận hành, thuyền tự lái.
Do vậy, điều cần quan tâm và đáng lưu ý nhất của các tác giả, nhóm tác giả ngay ở thời điểm này đó là ý tưởng hay đề tài phải thực sự khác biệt, tuyệt đối không sao chép những sản phẩm hay ý tưởng đã được hiện thực trong đời sống, trong sản xuất. Ý tưởng mới, tính sáng tạo rõ nét, kết hợp với yếu tố đột phá về sử dụng công nghệ mới là yếu tố quyết định sự vượt trội" - anh Trương Quốc Tuấn, Giám đốc Trung tâm Giáo dục STEM SQUARE (thành viên Ban tổ chức và Ban Giám khảo cuộc thi) cho biết thêm.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thanh Bình: "Ban tổ chức quyết định hướng các ý tưởng xoay quanh chủ đề IoT và AI, là nhằm mục tiêu tạo điều kiện cho sinh viên không chỉ nắm bắt khái niệm mà vươn đến khả năng sáng tạo, chế tạo sản phẩm ứng dụng IoT, AI. Chính điều này giúp các em tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng để tự tin khởi nghiệp cũng như hòa nhập vào môi trường làm việc của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Công nghệ thông tin luôn là lĩnh vực mũi nhọn và là hạ tầng của hạ tầng kỹ thuật, do vậy ngành nghề này luôn cần nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong tương lai rất gần, trí tuệ nhân tạo sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thị trường việc làm. Do vậy, chúng tôi muốn tạo môi trường để các em đưa ra những ý tưởng, sản phẩm độc đáo, có thể ứng dụng trong thực tiễn, ngay từ khi các em còn ở giảng đường.
Chúng tôi cũng khuyến khích các em mạnh dạn đưa ra ý tưởng mới, tính sáng tạo cao, thậm chí có thể là lần đầu tiên được đề xuất. Tuy nhiên, ý tưởng ấy phải bảo đảm khả năng phát triển thành sản phẩm, nghĩa là có thể ứng dụng, sử dụng vào thực tiễn. Đồng thời, chúng tôi khuyến khích những ý tưởng hàm chứa tính nhân văn".
Vòng chung kết cuộc thi "IoT-AI Hackathon 2019" sẽ diễn ra vào ngày 13/09/2019. Trong giai đoạn chuẩn bị cho vòng chung kết, các tác giả, nhóm tác giả được các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp nhận lời đồng hành, bảo trợ (cho ý tưởng) góp ý, phản biện, nâng cao mức độ hoàn thiện của ý tưởng, sẵn sàng phát triển tiếp sản phẩm. Bên cạnh đó, là các bài huấn luyện về kỹ năng gọi vốn.
Ngoài giải Nhất, Ban tổ chức còn trao 1 giải Nhì (trị giá 10 triệu đồng), 2 giải Ba (5 triệu đồng/giải) và 1 giải Khuyến khích (2 triệu đồng). Ban tổ chức cũng cho biết sẽ đồng hành bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ cho tác giả/nhóm tác giả đoạt giải.
Cuộc thi "IoT-AI Hackathon 2019" cũng hiện thực hóa quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp. Thông qua cuộc thi, doanh nghiệp vừa tiếp cận được những ý tưởng mới, khả năng phát triển thành sản phẩm rõ nét, vừa tiếp cận được nguồn nhân lực có kỹ năng nghiên cứu. Từ đó, cân nhắc đầu tư cho ý tưởng, có kế hoạch khai thác, sử dụng tối ưu nguồn nhân lực.
Theo ICTNews
Hành trang để học sinh trung học hội nhập với cách mạng 4.0 Khi máy móc, rô-bốt, trí tuệ nhân tạo thay thế sức lao động của con người trong cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0, thì hành trang để học sinh trung học hội nhập đó là những kỹ năng về lập trình. Cuộc thi lập trình quốc tế App Jamming 2019 do Trường học lập trình Techkids tổ chức mới đây đã gợi...










Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hơn 40 lỗ hổng được phát hiện trong diễn tập thực chiến an ninh mạng toàn quốc lần đầu

Gần 3 tỉ mật khẩu và 14 triệu thẻ tín dụng bị đánh cắp

Kiến tạo trung tâm AI tại Đà Nẵng: triển vọng và những bài toán cần giải

Dân công nghệ đổ xô 'săn' card đồ họa để đào tạo AI

Cuộc đua giáo dục AI giữa Mỹ và Trung Quốc: Khi những đứa trẻ trở thành vũ khí chiến lược

Nhiều người chưa thể phân biệt giữa USB-C và USB4

Ứng dụng AI thúc đẩy phát triển du lịch

Google buộc các ứng dụng Android phải nâng cấp

Thống nhất đầu mối duy nhất quản lý kinh phí nhiệm vụ khoa học và công nghệ quốc gia

Những trường hợp bị khóa SIM, thu hồi số điện thoại từ tháng 8

Google trả gần 1,4 tỷ USD dàn xếp vụ kiện bảo mật dữ liệu

Phát triển robot bóng bàn với tiềm năng ứng dụng vượt trội
Có thể bạn quan tâm

Cầu thủ nổi tiếng từng gây sốt khi xây nhà lầu 10 tỷ tặng bố mẹ, giờ tậu thêm biệt thự hạng sang cho vợ
Sao thể thao
16:45:51 13/05/2025
Trấn Thành từng ghét mẹ, thương cha vì 1 lý do, thừa nhận nợ phụ huynh điều này!
Sao việt
16:39:45 13/05/2025
Chàng trai Trung Quốc nổi tiếng nhờ màn cứu người kịch tính như phim
Netizen
16:39:36 13/05/2025
4 người Việt gặp 'nạn' ở Trung Quốc, tro cốt được đón về, người thân gục ngã
Tin nổi bật
16:34:54 13/05/2025
Dương Mịch gặp rắc rối với nhà chồng cũ, hết kiếm chuyện đến nói lời khó nghe
Sao châu á
16:22:11 13/05/2025
Xuất hiện sứa lửa gây nguy hiểm tại nhiều bãi tắm ở biển Nha Trang
Sức khỏe
16:18:03 13/05/2025
Dính chiêu lừa đảo mới, người mua vàng qua mạng xã hội mất 109 triệu đồng
Pháp luật
16:10:08 13/05/2025
Ông Trump tuyên bố giảm 59% giá thuốc ở Mỹ
Thế giới
15:49:45 13/05/2025
Quốc Anh từng bị đạo diễn Victor Vũ loại "từ vòng gửi xe"
Hậu trường phim
15:15:47 13/05/2025
Hòa Minzy được tuyên dương Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác
Nhạc việt
15:09:06 13/05/2025