Mở cửa trường học: Cần linh hoạt và phân cấp đến từng địa phương
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc thực hiện Nghị quyết 128 cần có sự linh hoạt, phân cấp rõ hơn, đặc biệt là trong việc nới lỏng từng bước để đưa học sinh trở lại trường.
Học sinh Hà Nội mong muốn được đến trường “càng sớm càng tốt”. Ảnh: Hải Nguyễn
Linh hoạt phương án mở cửa trường học
Chia sẻ với Lao Động, PGS.TS Nguyễn Huy Nga – nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng, việc thực hiện Nghị quyết quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19″ của Chính phủ mới ban hành (Nghị quyết 128) cần có sự linh hoạt, phân cấp rõ hơn về từng địa phương, từng trường học.
“Mỗi trường phải xây dựng kế hoạch đón học sinh trở lại học trực tiếp tùy theo điều kiện cơ sở vật chất của trường, cấp học, tình hình dịch bệnh thực tế. Để làm được điều đó, Bộ Y tế và Sở GDĐT phải ban hành hướng dẫn cụ thể về từng địa phương” – ông Nga nói.
Ông Dương Văn Dân, Trưởng phòng GDĐT quận 8, TPHCM cho rằng, việc thực hiện Nghị quyết 128 cần có sự linh hoạt, phân cấp rõ hơn là hoàn toàn đúng đắn và đã được nhiều địa phương thực hiện. Chẳng hạn, xã đảo Thạnh An (huyện Cần Giờ, TPHCM) đã chủ động lên phương án đón học sinh đi học trở lại. Nhưng khi các huyện muốn chủ động trong việc mở cửa trường học thì các sở ngành có liên quan, đặc biệt là Sở Y tế cũng phải kiểm tra mức độ an toàn của địa phương đó.
“Học sinh đi học lại phải có bản tiêu chí đánh giá an toàn. Tiêu chí đó thuộc Sở GDĐT quy định, UBND quận, phòng GDĐT tham mưu cho UBND quận kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn. Việc mở cửa trường học phải tuân thủ theo quy định phòng, chống dịch của địa phương”.
Bên cạnh đó, ông Dân cho rằng, địa phương phải chủ động trong việc đề xuất, xin ý kiến về ngành, lĩnh vực muốn mở cửa hoạt động trở lại và phải có minh chứng cụ thể về việc đảm bảo đủ điều kiện an toàn thay vì chỉ dựa trên ý chí chủ quan.
Video đang HOT
Hà Nội nên xem xét cho học sinh vùng an toàn trở lại lớp học
Sau thời gian dài học trực tuyến, nhu cầu được trở lại trường không chỉ là mong mỏi của học sinh, mà cả phụ huynh và giáo viên tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước.
Riêng tại Hà Nội, nhiều “vùng xanh” như Mê Linh, Sóc Sơn, Quốc Oai, Đông Anh… tha thiết được thí điểm mở cửa đón học sinh trở lại trường. Có những địa phương trong vài tháng trở lại không xuất hiện ca nhiễm mới nhưng học sinh vẫn phải chịu chung cảnh tạm dừng đến trường.
Nhiều ý kiến giáo viên, phụ huynh cho rằng, Hà Nội nên xem xét từng bước nới lỏng để học sinh đến trường sau thời gian dài học trực tuyến, trước mắt là tại các huyện, xã ngoại thành nhiều tháng không có ca nhiễm.
Chia sẻ quan điểm về vấn đề này, TS. Hoàng Ngọc Vinh – nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp, Bộ GDĐT chỉ rõ, theo Nghị quyết 128, chỉ vùng đỏ mới hạn chế hoạt động. Vì vậy, không thể áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch cách toàn diện mà cần linh hoạt về từng địa phương, từng trường học.
“Tôi lấy ví dụ về việc Trường học ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội, đặt trong bối cảnh đây là khu vực an toàn, nguy cơ dịch bệnh thấp, số lượng học sinh dưới 10 cháu/lớp, trường học cam kết đảm bảo các quy định về phòng, chống dịch thì việc mở cửa đón học sinh nên được ủng hộ thay vì xử phạt.
Tất nhiên, việc Hà Nội áp dụng các biệt pháp phòng, chống dịch chặt như hiện nay là rất tốt. Nhưng khi đã có Nghị quyết 128, Hà Nội cần bàn bạc, xem xét việc đưa ra các quyết định nới lỏng cho học sinh dần trở lại trường học.
Qua đây, cũng đề nghị các bậc phụ huynh, thầy cô, nhà trường nâng cao tinh thần trách nhiệm, giữ nghiêm các yêu cầu phòng, chống dịch, đảm bảo an toàn cho học sinh và toàn cộng đồng” – ông Vinh nói.
Chuyên gia "hiến kế" đón học sinh Hà Nội trở lại trường sớm nhất
Đề cao tinh thần sống chung an toàn với đại dịch COVID-19, PGS.TS Nguyễn Huy Nga - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng, ngành giáo dục thủ đô cần linh hoạt, xem xét sớm cho học sinh đi học trở lại.
Học sinh Hà Nội mong muốn được đến trường "càng sớm càng tốt". Ảnh: Hải Nguyễn
Hà Nội nên đón học sinh quay trở lại trường
Giãn cách xã hội kéo dài khiến học sinh Hà Nội ở nhà làm bạn với máy tính, điện thoại, quanh quẩn trong phòng với lịch học online dày đặc. Chưa dừng ở đó, nhiều phụ huynh còn phải thốt lên "các con trầm cảm mất thôi" khi chứng kiến con trẻ không được trải nghiệm, không giao tiếp và không có bất cứ hoạt động tập thể nào.
Trước thực trạng nêu trên, nhiều chuyên gia cho rằng, Hà Nội cần xem xét tình hình dịch bệnh, từng bước nới lỏng để sớm có phương án đón học sinh quay trở lại trường học trong thời gian sớm nhất.
Chia sẻ với Lao Động, PGS.TS Nguyễn Huy Nga - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng - Nghị quyết quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" của Chính phủ mới ban hành (Nghị quyết 128) đã đề cao tinh thần sống chung, không e ngại, không sợ hãi trước dịch bệnh. Vì vậy, ngành giáo dục thủ đô cần linh hoạt, xem xét sớm cho học sinh đi học trở lại.
Theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga, việc học sinh phải học trực tuyến trong thời gian dài, không được đến trường cùng thầy cô bạn bè không chỉ ảnh hưởng đến kiến thức mà còn ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần.
"Chúng ta phải linh hoạt, đổi mới để thích ứng với dịch bệnh trong điều kiện mới. Theo đó, học sinh Hà Nội cần đi học trở lại để tránh những nguy cơ xấu, ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe và chất lượng học tập" - ông Nga nói.
Xây dựng phương án cho học sinh trở lại trường
Lấy ví dụ về vụ việc Trường Liên cấp Mầm non - Tiểu học - THCS Capitole (Sóc Sơn, Hà Nội) "phá rào" đón học sinh đến trường sớm, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho rằng, quy định xử phạt quá "nặng" và cứng nhắc. Vì đây là trường học thuộc "vùng xanh", ưu tiên một số lớp đến trường, đảm bảo công tác phòng, chống dịch và chưa để lại hậu quả tiêu cực.
Trước vụ việc trên, PGS.TS Nguyễn Huy Nga cho rằng, ngành giáo dục phải linh hoạt, cân nhắc nguy cơ dịch bệnh và nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ khi học online quá lâu để đưa ra quyết định phù hợp.
"Tất cả địa phương phải đánh giá kỹ nguy cơ, từng nhà trường phải xây dựng kế hoạch đón học sinh trở lại học tập an toàn. Để làm được điều này, Sở GDĐT phải có văn bản hướng dẫn cụ thể. Từ đó, các trường phối hợp với y tế địa phương để đưa ra kế hoạch, đảm bảo đúng quy định" - ông Nga nói.
Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cũng lưu ý, các trường học cho học sinh quay trở lại phải đảm bảo cơ sở vật chất, áp dụng các biện pháp phòng dịch trong trường một cách kỹ lưỡng, đảm bảo cán bộ, giáo viên, phụ huynh đã được tiêm vaccine đầy đủ để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm.
Đặc biệt, phụ huynh và nhà trường phải phối hợp với nhau, theo dõi sức khỏe con em, đảm bảo an toàn tuyệt đối. "Gia đình và nhà trường phải phối hợp chặt chẽ. Nếu phát hiện trường hợp nghi nhiễm phải báo cáo sớm với nhà trường để đưa ra phương án giải quyết kịp thời" - PGS.TS Nguyễn Huy Nga nói thêm.
95% trẻ em 12-17 tuổi sẽ được tiêm 2 mũi vaccine để sẵn sàng trở lại trường
Chia sẻ các giải pháp bảo đảm an toàn cho học sinh đến trường, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, Bộ Y tế đã lựa chọn được loại vaccine phù hợp và đang chuẩn bị đủ nguồn vaccine để sẵn sàng tiêm cho trẻ em từ 12-17 tuổi.
Theo rà soát của Bộ Y tế, cả nước hiện có trên 8 triệu trẻ em từ 12-17 tuổi, với số lượng vaccine cần để tiêm hai mũi là khoảng 16 triệu liều. Bộ Y tế phấn đấu trong quý IV năm 2021 sẽ tiêm đủ 2 mũi cho trên 95% trẻ em thuộc đối tượng này.
Đối với trẻ em từ 3-11 tuổi (khoảng trên 14 triệu trẻ em), Bộ Y tế đang tiếp cận nguồn vaccine phù hợp, đồng thời tham khảo kinh nghiệm thế giới và các chuyên gia, nhà khoa học trong nước để khi đảm bảo điều kiện sẽ sẵn sàng tiêm cho trẻ em lứa tuổi này.
Tình hình Covid-19 hôm nay 15.10: Mỗi địa phương một kiểu thực hiện Nghị quyết 128 Tin tức tình hình Covid-19 hôm nay: Nhiều tỉnh chưa có động thái thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ, trong khi nhiều địa phương bắt đầu thực hiện nhưng mỗi nơi một kiểu. Thông tin đáng chú ý về tình hình Covid-19 hôm nay, có đủ loại giấy tờ, nhiều người vẫn không qua được chốt kiểm soát Covid-19 Bến Tre...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bộ Y tế: Truy xuất nguồn gốc thực phẩm bếp ăn khiến 33 người ở Đồng Tháp đau bụng, nôn

Tài xế vái lạy, van xin vẫn bị đập ô tô ở TPHCM

59 người chóng mặt, buồn nôn phải vào viện sau khi ăn cỗ cưới

Mặt đất nứt nẻ, bùn màu vàng phun trào ở Phú Yên

Tổng Bí thư Tô Lâm: "Tiến tới miễn viện phí cho tất cả người dân"

Cứu người nhảy sông, phát hiện thêm thi thể dưới cầu ở TPHCM

Lễ diễu binh, diễu hành 30/4 tại TPHCM sẽ áp dụng công nghệ thực tế ảo

Việt Nam trao gần 30 tấn hàng cứu trợ cho Myanmar

2 thanh niên đuối nước giữa lòng hồ

Lần đầu đấu giá biển số xe máy: Biển 29AC-555.55 trúng giá 317,5 triệu đồng

Sự thật clip bé trai bán hàng rong bị cô gái tát liên tục

4 ô tô đâm nhau trên đèo Bảo Lộc, hóa chất tràn mặt đường
Có thể bạn quan tâm

Đây mới là cách làm bông hẹ xào thịt bò mềm ngon, bổ dưỡng
Ẩm thực
06:05:07 09/04/2025
Phẫu thuật lấy khối sỏi san hô lớn ở thận của bệnh nhân 70 tuổi
Sức khỏe
06:04:40 09/04/2025
Hải quan Mỹ phát thông báo về thuế đối ứng
Thế giới
06:03:12 09/04/2025
Lý do Hồ Ngọc Hà gia nhập bộ ba quyền lực trong show âm nhạc của VTV
Tv show
06:02:30 09/04/2025
Johnny Trí Nguyễn tái xuất với dự án điện ảnh mới
Hậu trường phim
05:58:45 09/04/2025
Phim Hàn hay xuất sắc lập kỷ lục chấn động toàn cầu, nữ chính diễn xuất phong thần khiến ai cũng "lạnh gáy"
Phim châu á
05:56:08 09/04/2025
Màn ảnh Việt lại có thêm một phim cực đáng hóng, nam chính là "thánh hack tuổi" U40 trẻ đẹp không ngờ
Phim việt
23:38:12 08/04/2025
Hà Nội: Cô gái kể phút nam thanh niên vờ mua 2 lượng vàng rồi bỏ chạy
Pháp luật
23:23:34 08/04/2025
Hoa hậu Thùy Tiên và loạt nghệ sĩ Việt từng bị nhãn hàng 'phong sát' vì bê bối
Sao việt
23:19:45 08/04/2025
Hơn 345 nghìn lượt xem 1 streamer nổi tiếng: "Diss HIEUTHUHAI như này là quá nice rồi"
Nhạc việt
23:05:20 08/04/2025