Mở cửa thị trường nông sản: Sản xuất phù hợp với chuẩn mực quốc tế
Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, Bộ sẽ rà soát, điều chỉnh các chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.
Đồng thời, khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất với tiêu thụ nông sản và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo hướng phù hợp với chuẩn mực quốc tế và thực tiễn sản xuất.
Liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV về xúc tiến thương mại, đàm phán mở cửa, phát triển thị trường nông sản, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, Bộ đã phối hợp với các Đại sứ quán, Tham tán Thương mại, Tham tán Nông nghiệp tăng cường xúc tiến, quảng bá theo hình thức trực tuyến (online) đối với các sản phẩm đã được mở cửa, xuất khẩu chính ngạch vào các thị trường gắn liền với các hoạt động ngoại giao của Chính phủ và của Bộ vào các thị trường lớn như: Trung Quốc, Mỹ, EU, Nga, Brazil và khai thác hiệu quả các thị trường tiềm năng như: Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN, Australia, New Zealand, Trung Đông.
Quầy bày bán vải thiều Việt Nam tại siêu thị AEON (Nhật Bản). Ảnh: TTXVN.
Nhờ đó, góp phần đưa tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 5 tháng đầu năm 2022 đạt 23,2 tỷ USD, tăng 16,8%, thặng dư thương mại đạt 5,1 tỷ USD, tăng 3,1 lần so với cùng kỳ. Hiện đã có 9 sản phẩm, nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD là cà phê, cao su, điều, rau quả, gạo, cá tra, tôm, sản phẩm gỗ, đầu vào phục vụ sản xuất. Các nước Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản là 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất; trong đó, Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng 28%, tăng 17,1%; Trung Quốc chiếm 17,8%, tăng 6,8% và Nhật Bản chiếm 7%, tăng 19,5%.
Các loại quả tươi chủ lực như xoài, thanh long, chanh leo, nhãn, vải… đã xuất khẩu đi nhiều quốc gia, đặc biệt là các thị trường lớn như EU, Hoa Kỳ, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Newzealand, Trung Quốc, Trung Đông, ASEAN… Hiện, Bộ đang đàm phán mở cửa thị trường cho các loại nông sản chủ lực như: sầu riêng, khoai lang, ớt, chanh leo, nhãn, bưởi sang các thị trường như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Australia, New Zealand…
Các đơn vị chủ động tìm kiếm, mở rộng thị trường để gia tăng các sản phẩm chăn nuôi. Sữa và sản phẩm sữa đến nay có 11 nhà máy của 7 công ty được xuất khẩu chính ngạch các loại sản phẩm sữa sang Trung Quốc. Thịt gà chế biến đang tiếp tục đàm phán để xuất khẩu sản phẩm này sang Hàn Quốc, Singapore, EU, Anh, các nước Trung Đông, đồng thời tăng số lượng doanh nghiệp sản xuất được phép xuất khẩu sang các thị trường đã được mở cửa.
Đến nay có 7 nhà máy của 5 doanh nghiệp được cấp phép xuất khẩu thịt lợn đông lạnh vào Hong Kong (Trung Quốc). Thịt lợn sữa đông lạnh cũng được xuất khẩu chính ngạch sang Malaysia. Mật ong đã xuất khẩu chính ngạch sang Mỹ, châu Âu và một số thị trường khác. Trứng gia cầm chế biến xuất khẩu sang Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Campuchia, Myanmar, Lào, Australia… Hiện Bộ đang thúc đẩy xuất khẩu tổ yến, bột cá và dầu cá, lông vũ sang Trung Quốc.
Chuỗi cung ứng thủy sản an toàn cho tiêu dùng trong nước và đáp ứng yêu cầu thị trường xuất khẩu. Số sản phẩm, doanh nghiệp được phép xuất khẩu sang các thị trường tiếp tục gia trăng; trong đó có những thị trường yêu cầu cao về chất lượng, an toàn thực phẩm. Điển hình, Hoa kỳ tiếp tục công nhận tương đương và bổ sung 6 doanh nghiệp, nâng tổng số lên 19 doanh nghiệp được phép chế biến, xuất khẩu sản phẩm cá da trơn. EU công nhận bổ sung 14 doanh nghiệp, nâng tổng số lên 531 doanh nghiệp được xuất khẩu…
Video đang HOT
Các thị trường lớn xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam là: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU…, giá trị xuất khẩu lâm sản và lâm sản ngoài gỗ tăng theo hàng năm.
Bên cạnh những kết quả trên, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng thừa nhận, thị trường tiêu thụ nông sản không ổn định nhất là trong giai đoạn dịch COVID-19. Chi phí giá thành còn cao dẫn tới hiệu quả kinh tế một số sản phẩm còn thấp, chưa tương xứng với mức độ đầu tư.
Việc phổ biến nhu cầu, thị hiếu tại nước sở tại và quy định của thị trường nhập khẩu có lúc còn bị động. Vai trò của các hiệp hội ngành hàng với các hội viên còn hạn chế. Các doanh nghiệp xuất khẩu chưa nhận thức đủ về yêu cầu quy định của thị trường.
Nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam có lợi thế vẫn chưa được cấp phép xuất khẩu để tận dụng các ưu đãi từ cắt giảm thuế quan thực thi các FTAs đã có hiệu lực. Hệ thống cơ sở hạ tầng, kho bãi, kho lạnh bảo quản nông sản tại vùng nguyên liệu, hệ thống kho ngoại quan tại khu vực cửa khẩu chưa đồng bộ. Điều này dẫn đến còn có tình trạng ùn ứ phương tiện trong việc xuất, nhập khẩu nông sản qua các cửa khẩu phía Bắc khi Trung Quốc áp dụng nghiêm ngặt chính sách phòng chống dịch COVID-19.
Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, xu hướng bảo hộ, các rào cản thương mại ngày càng gia tăng, các nước ngày càng đặt ra các yêu cầu kỹ thuật khắt khe về: chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, biện pháp kiểm dịch động thực vật-SPS, mã số cơ sở đóng gói, đăng ký doanh nghiệp… Hay những thay đổi các chính sách trước tác động của dịch COVID-19 điển hình như chủ trương “Zero Covid” của Trung Quốc.
Những tác động từ sự thiếu hụt và tăng giá của các mặt hàng năng lượng, lương thực trên toàn cầu. Ở trong nước giá các mặt hàng nguyên vật liệu đầu vào tăng ở mức cao, làm ảnh hưởng sản xuất, chế biến nông sản và phục vụ xuất khẩu.
Trong khi, chi phí lưu thông, vận chuyển hàng hóa trên thế giới tiếp tục ở mức cao, tình trạng thiếu containers, thiếu tàu vận chuyển hàng nông sản đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động xuất, nhập khẩu nông sản.
Trước tình hình trên, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, Bộ sẽ rà soát, điều chỉnh các chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Đồng thời, khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất với tiêu thụ nông sản và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo hướng phù hợp với chuẩn mực quốc tế và thực tiễn sản xuất.
Bên cạnh đó, thực hiện nghiêm việc đáp ứng các quy định về tem nhãn, truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn vùng trồng, kiểm nghiệm, kiểm dịch, quy cách đóng gói, chất lượng, chủng loại nông sản; đăng ký mã cơ sở đóng gói, mã số doanh nghiệp.
Bộ tiếp tục đàm phán để tháo gỡ rào cản kỹ thuật, rào cản thương mại và mở cửa thị trường xuất khẩu chính ngạch thêm nhiều nông sản vào thị trường lớn và tiềm năng, như Trung Quốc là sầu riêng, tổ yến, chanh leo, bơ, bưởi, na, roi, dừa…; Nhật Bản là nhãn, bưởi, chanh leo, xuất khẩu gia cầm đã qua xử lý nhiệt; Hàn Quốc là tôm, bưởi, vú sữa, chanh leo, nhãn, vải, chôm chôm, thịt gia súc, gia cầm chế biến, trứng gia cầm chế biến, Myanmar, Thái Lan, Australia, New-Zealand.
Bộ chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương phát triển sản xuất gắn với xuất khẩu. Cùng địa phương đẩy mạnh việc xây dựng nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm thế mạnh, sản phẩm quốc gia, sản phẩm vùng. Theo đó, rà soát quy mô, sản lượng, triển khai có hiệu quả các giải pháp cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi, thực hiện chuẩn hóa chất lượng theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ, đăng ký mã số cơ sở đóng gói, doanh nghiệp được phép xuất khẩu chính ngạch…; quy hoạch, xây dựng các trung tâm logistics nông sản, hệ thống kho lạnh gắn với vùng nguyên liệu và hành lang biên giới.
Đồng thời, đầu tư mạnh mẽ, nâng cao năng lực khâu chế biến bảo quản nông sản để nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm đầu ra gắn với xây dựng chỉ dẫn địa lý, phát triển thương hiệu nông sản vùng miền phục vụ nhu cầu xuất khẩu tại các thị trường.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục triển khai chủ động có hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTAs) với các nước, khu vực trên thế giới. Cùng với đó là phối hợp với các Đại sứ quán, Tham tán thương mại, Tham tán nông nghiệp thu thập và cung cấp thông tin, thị hiếu, nhu cầu, cập nhật các chính sách, quy định cho cộng đồng doanh nghiệp, các địa phương; hỗ trợ, kết nối doanh nghiệp tham gia xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm đã được mở cửa, xuất khẩu chính ngạch gắn liền với các hoạt động ngoại giao vào các thị trường lớn và khai thác hiệu quả các thị trường tiềm năng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị Bộ Công Thương chủ trì nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung Quyết định số 72/2010/ QĐ-TTg ngày 15/11/2010 về Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, theo hướng bổ sung các nội dung liên quan đến hỗ trợ các thiết chế, tổ chức tư vấn phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản đáp ứng nhu cầu các phân khúc thị trường trong nước; có nguồn lực cụ thể hỗ trợ tổ chức các cuộc thi, hội thi ngành hàng, giúp khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp và hợp tác xã.
Giá tiêu hôm nay 7/5: Thấp nhất 77.000 đồng/kg
Giá tiêu hôm nay đi ngang ở các vùng trồng trọng điểm so với cùng thời điểm hôm qua.
Ảnh minh họa.
Giá tiêu trong nước
Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 77.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 76.500 đồng/kg.
Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 77.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 79.500 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 78.500 đồng/kg.
Giá tiêu thế giới
So với tháng 3, lượng xuất khẩu tăng 3,6%, kim ngạch tăng 1,9%. Mỹ, Ấn Độ, UAE, Đức và Hàn Quốc là các thị trường nhập khẩu lớn nhất trong tháng, trong đó Mỹ nhập 5.156 tấn, chiếm 22,0% tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam. Trân Châu, Olam, Nedspice, Haprosimex và Phúc Sinh tiếp tục là các doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu trong tháng 4/2022.
Lũy tiến từ đầu năm đến 30/4/2022, Việt Nam xuất khẩu được 79.410 tấn hồ tiêu các loại, trong đó tiêu đen đạt 66.721 tấn, tiêu trắng đạt 12.689 tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 369,7 triệu USD, tiêu đen đạt 293,5 triệu USD, tiêu trắng đạt 76,2 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái, lượng xuất khẩu giảm 15,5% tương đương 14.611 tấn, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu tăng 29,2% tương đương 83,6 triệu USD.
Gặp khó ở Trung Quốc, nông sản Việt vẫn lập kỷ lục đầu năm nhờ Mỹ, Nhật Bản tăng mua Dù thị trường Trung Quốc đang kiểm soát chặt nhập khẩu do kiểm soát dịch Covid-19 nhưng trong tháng đầu tiên của năm 2022, nhiều nhóm nông sản chủ lực đã báo tin lập kỷ lục xuất khẩu mới nhờ sức mua tăng từ Mỹ, Nhật Bản. Liên tiếp báo tin vui dù gặp khó ở thị trường Trung Quốc Theo thống kê...