Mở cửa để tránh nguy cơ thiếu thịt heo, gà
Khoảng 4-5 triệu con gà công nghiệp ở miền Đông Nam bộ đang ùn ứ trong trại, bán rẻ cũng không ai hỏi mua.
Đầu ra ách tắc vì giãn cách kéo dài, cộng thêm chi phí chăn nuôi tăng cao, giá bán lại quá rẻ, thậm chí không có người mua nên nhiều trang trại gà, heo tại thủ phủ chăn nuôi Đông Nam bộ không dám tái đàn. Tình trạng này đang khiến các cơ quan quản lý, chuyên gia lo ngại sẽ thiếu hụt nguồn cung thịt vào cuối năm và dịp tết Nguyên đán.
Mắt xích quan trọng nhất vẫn đóng cửa
Thông tin TP.HCM mở cửa trở lại đã giúp giá gà công nghiệp nhích lên nhưng các trại vẫn thua lỗ vì bán dưới giá thành. Ông Lê Văn Quyết, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ, cho biết sau thời gian dài giá thấp thê thảm, chỉ 6.000-7.000 đồng/kg
thì khoảng một tuần nay, giá gà công nghiệp đã nhích lên được khoảng 19.000 đồng/kg. Thế nhưng với mức giá này, người nuôi vẫn lỗ 10.000 đồng/kg, trung bình mỗi con gà xuất bán lỗ 25.000 đồng (loại 2,5 kg/con).
“Điều đáng buồn là dù giá lên nữa hay xuống lại thì cũng không bán được nhiều, đó là tình cảnh của các trang trại nuôi gà hiện nay. Bởi các nhà máy giết mổ – mắt xích quan trọng nhất của ngành chăn nuôi lại đang đóng cửa, nhà máy mở lại thì không có công nhân. Công suất một số nhà máy giết mổ đang hoạt động chỉ 30%-50% nên đầu ra vẫn ách tắc, gà tồn nhiều không bán được” – ông Quyết chia sẻ.
Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ ước tính lượng gà công nghiệp còn tồn ở các trại khu vực này khoảng 4-5 triệu con. Nguyên nhân do lượng gà tồn trước đây, cộng thêm lứa mới cũng chuẩn bị xuất bán vẫn tắc đầu ra. Đơn cử đàn gà công nghiệp của Hợp tác xã Nông nghiệp công nghệ cao Long Thành Phát (Đồng Nai) đáng lẽ phải bán ra khoảng 240.000 con nhưng suốt thời gian dài không bán được con nào.
Nguy cơ thiếu thịt trong thời gian tới
Video đang HOT
Phía đơn vị cung cấp heo giống, ông Nguyễn Tấn Hậu, Giám đốc Công ty TNHH MTV Chăn nuôi Tám Do (Đồng Nai), thừa nhận hiện nay không còn bán heo giống nữa vì không có trại nào mua. Hiện trại heo của công ty phải lấy heo giống để nuôi heo thịt.
Theo ông Hậu, hằng năm, đây là thời điểm các trang trại mua heo con giống về nuôi để đến gần tết bán heo thịt. Thế nhưng, dù giá heo giống hiện nay xuống một nửa giá chỉ còn 1-1,1 triệu đồng/con (con khoảng 7 kg) cũng không có người mua.
Ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, thông tin: Lượng heo hơi mới chỉ tiêu thụ được khoảng 20%-30%. Trước thời điểm tháng 6-2021, TP.HCM tiêu thụ mỗi ngày khoảng 6.000-7.000 con heo nhưng những tháng giãn cách chỉ tiêu thụ khoảng 1.200 con/ngày. Tính sơ trong ba tháng qua, lượng heo tồn trong trại rất nhiều với hơn 300.000 con.
Nguy cơ thiếu trứng và thịt gia cầm vào cuối năm vì các hộ chăn nuôi dè dặt tái đàn. Ảnh: QH
“Với giá heo hơi quanh quẩn mức 50.000 đồng/kg, dù hiện nay việc lưu thông hàng hóa đã tốt hơn nhưng có bán được thì người nuôi heo vẫn lỗ. Cộng với dịch tả heo châu Phi đang trở lại, người chăn nuôi rất dè chừng việc tái đàn. Tết còn vài tháng nữa, đáng lý giờ này các trại đang xúc tiến mạnh việc tái đàn nhưng thực tế lại rất im ắng” – ông Đoán nói.
Trong khi sản phẩm làm ra khó tiêu thụ thì giá thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y lại liên tục leo thang. Theo một báo cáo của Tổ công tác 3430 (Bộ NN&PTNT), chi phí vận chuyển hàng vật tư, sản phẩm chăn nuôi tăng cao. Mức độ tiêu thụ giống giảm 30%-35% cùng với giá bán chạm đáy, dưới giá thành, có thời điểm chỉ khoảng 4.000-6.000 đồng/con gà giống một ngày tuổi.
Vì những lý do trên nên trang trại và hộ chăn nuôi dè dặt tái đàn. Điều này dẫn đến nguy cơ thiếu hụt nguồn cung trong nước về thịt, trứng gia cầm… vào các tháng cuối năm.
Mở cửa để doanh nghiệp sản xuất
Trước lo ngại khan hiếm sản phẩm thịt vào dịp cuối năm, ông Nguyễn Tấn Hậu, Giám đốc Công ty Tám Do, nhận định có thể thiếu cục bộ vào một số thời điểm nhưng không quá lo ngại. Nguyên nhân do dịch bệnh khiến thu nhập của người dân giảm nên họ chi tiêu tiết kiệm, không mua thịt nhiều như mọi năm.
“Tuy nhiên, để tránh nguy cơ thiếu thịt thì giải pháp quan trọng nhất vẫn là cho phép các nhà máy giết mổ mở cửa trở lại và hoạt động ổn định. Khi đó, đầu ra sẽ tốt hơn và người chăn nuôi sẽ tái đàn. Đồng thời, heo thịt sẽ ra chợ nhiều hơn, người tiêu dùng được mua thịt heo giá rẻ hơn so với hiện nay” – ông Hậu nói.
Đồng quan điểm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ Lê Văn Quyết cũng cho rằng: Giải pháp cấp bách quan trọng nhất hiện nay là cho mở cửa trở lại các nhà máy giết mổ, chợ đầu mối, các chợ truyền thống; tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông vận chuyển, tiêm đủ liều vaccine cho công nhân các nhà máy… Còn các trang trại cũng phải tự cứu mình bằng cách giãn đàn ra để giảm đàn, giảm thua lỗ.
“Thay vì trước đây một năm nuôi năm lứa gà thì giờ giãn ra nuôi chỉ khoảng ba lứa. Ví dụ: Trứng gà mà đẻ đến đâu lấy ấp để nuôi như trước đây thì càng lỗ đậm. Vì vậy, một số trang trại đã chuyển số trứng này sang trứng thương phẩm, chủ động giãn đàn rồi” – ông Quyết dẫn chứng.
Ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, thì đánh giá dịch tả heo châu Phi vẫn có nguy cơ bùng phát, vì vậy các hộ chăn nuôi cần tái đàn theo mô hình an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh. “Các trang trại cần chủ động thay đổi phương thức kinh doanh, ứng dụng công nghệ để giảm chi phí sản xuất, chăn nuôi theo chuỗi” – ông Đoán nhấn mạnh.
Thị trường ô tô ảm đạm vì đại dịch COVID-19
Đại dịch COVID-19 phức tạp, nhiều tỉnh, thành áp dụng lệnh giãn cách kéo dài để phòng dịch khiến thị trường ô tô tại Việt Nam hoạt động ảm đạm, các mẫu xe nhập khẩu về Việt Nam cũng sụt giảm mạnh.
Theo Tổng cục Hải quan, lượng ô tô nhập khẩu tháng 8/2021 giảm tới 4.228 chiếc so với tháng trước, giảm 29,3% về lượng. Theo đó, số xe nhập khẩu là 10.179 chiếc, ước đạt giá trị 222 triệu USD, trong khi đó tháng 7/2021, lượng xe nhập khẩu là 14.407 chiếc, giá trị đạt 291 triệu USD.
Xe ô tô nhập khẩu vào Việt Nam tháng 8/2021 chủ yếu đến từ 3 nước là Thái Lan, Indonesia và Trung Quốc, chiếm 92% tổng lượng xe nhập khẩu vào Việt Nam. Do đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại Thái Lan, Indonesia... khiến nhiều nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô phải tạm dừng hoạt động, chuỗi cung ứng phụ tùng, linh kiện sản xuất ô tô bị ảnh hưởng.
So với tháng trước, số xe nhập từ Thái Lan tháng 8/2021 chỉ đạt 6.507 xe, giảm 501 xe; xe nhập khẩu từ Indonesia chỉ đạt 2.052 xe, giảm tới 61%. Tính từ đầu năm đến nay, đây là tháng có lượng ô tô nhập khẩu từ Indonesia đạt mức thấp nhất. Xe ô tô các loại xuất xứ từ Trung Quốc vào Việt Nam tháng 8/2021 chỉ còn 760 xe, giảm gần 45% so với tháng trước. Trong khi đó, ô tô nhập khẩu từ Nhật Bản, Mỹ dù đạt số lượng dưới 400 xe nhưng có xu hướng tăng nhẹ.
Đáng chú ý, xe ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống tháng 8/2021 được làm thủ tục nhập khẩu là 7.520 chiếc với trị giá là 139 triệu USD, chiếm 73,9% lượng ô tô các loại nhập khẩu. Trong đó, số xe ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống được đăng ký tờ khai nhập khẩu chủ yếu ở khu vực cửa khẩu, cảng Thành phố (TP) Hồ Chí Minh với 3.864 chiếc, giảm 21,5%; TP Hải Phòng với 3.635 chiếc, giảm 37,4% so với tháng trước. Theo Tổng cục Hải quan, lũy kế tính đến hết tháng 8/2021, lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu đạt 105.702 chiếc, tăng 95,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thời gian qua, nhiều đại lý, showroom xe nằm trong vùng có dịch bị phong tỏa nên phải đóng cửa, ngừng hoạt động khiến thị trường ô tô tại nhiều khu vực rơi vào tình trạng đóng băng, không có giao dịch. Tháng 8/2021 cũng là thời điểm rơi vào tháng 7 Âm lịch (tháng Ngâu - theo quan niệm của nhiều người Việt thì họ cũng không thích mua sắm các tài sản có giá trị vào thời gian này) nên việc mua sắm xe ở tháng 8/2021 cũng bị ảnh hưởng mạnh.
Theo Hiệp hội các Nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), trong tháng 8/2021, doanh số bán hàng của toàn thị trường (các thành viên của VAMA) đạt 8.884 xe, bao gồm 6.231 xe du lịch, 2.344 xe thương mại và 309 xe chuyên dụng. So với tháng 7/2021, doanh số xe du lịch giảm 40%; xe thương mại giảm 55% và xe chuyên dụng giảm 33%...
Kể từ khi đợt dịch COVID-19 thứ 4 bùng phát từ ngày 27/4 đến nay, nhiều nhà máy của thành viên VAMA đã phải tạm dừng sản xuất. Với những doanh nghiệp đã có thể hoạt động trở lại và các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất bình thường thì lại gặp trở ngại khác khiến lượng xe tồn kho rất lớn. Ước tính khoảng hơn 200 đại lý ô tô thuộc thành viên VAMA vẫn đang đóng cửa và chưa thể mở cửa trở lại.
Tín dụng chưa có nhiều tiến triển khi lệnh giãn cách kéo dài Theo Trung tâm phân tích của Chứng khoán Sài Gòn (SSI Research), tín dụng sẽ chưa có nhiều tiến triển trong tháng 9 và 10/2021 khi lệnh giãn cách xã hội vẫn còn áp dụng ở nhiều thành phố lớn. Thanh khoản dồi dào, tăng trưởng tín dụng chưa thể bứt tốc, nguồn vốn giá rẻ chảy về bất ngờ chậm lại, nhiều...