Mở cửa chính ngôi nhà theo cách này, gia chủ sẽ được ‘trong ấm ngoài êm’
Cửa chính ngôi nhà là ranh giới phân chia không gian bên trong nhà và thế giới bên ngoài. Nếu gia chủ biết bố cục phương vị và bài trí chính xác cửa chính sẽ giúp tránh hung, gia vận thuận thông.
Phong thuỷ của một ngôi nhà tốt hay xấu chịu sự ảnh hưởng quan trọng của cửa chính. Đây là ranh giới phân chia không gian bên trong và ngoài nhà, đóng vai trò như bộ mặt của ngôi nhà. Bài trí cửa chính một cách hợp lý có thể giúp gia chủ tránh hung, gia vận thuận thông.
Trong dương trạch, tam yếu (cửa, phòng chính, bếp) và lục sự (cửa, đường, bếp, giếng, hầm, nhà vệ sinh) đều xem cửa chính là yếu tố đầu tiên. Cửa chính là đầu mối quan trọng trong quá trình sinh khí lưu chuyển từ bên ngoài vào nhà và ngược lại. Do đó, gia chủ cần đặc biệt lưu ý về phong thuỷ khi bố cục phương vị và bài trí cửa chính.
Theo quan niệm người phương Đông, 4 phương vị lớn Nam, Bắc, Đông, Tây dùng 4 loài động vật đã thuần hoá để tượng trưng biểu thị, phân biệt là: Chu tước, Huyền vũ, Thanh long, Bạch hổ.
Thông thường, khi mở cửa chính cho ngôi nhà, gia chủ có 4 lựa chọn chính: Mở cửa hướng Nam (cửa Chu tước), mở cửa bên trái (cửa Thanh long), mở cửa bên phải (cửa Bạch hổ) và mở cửa hướng Bắc (cửa Huyền vũ).
Phong thuỷ của một ngôi nhà tốt hay xấu phụ thuộc nhiều vào việc bố trí cửa chính (Ảnh minh hoạ).
Trong phong thuỷ học, phía trước cửa có minh đường là hình thế đẹp. Nếu trước cửa có thảm cỏ xanh, bãi đất phẳng, hồ nước, bãi đậu xe… nên chọn mở cửa ở vị trí trung tâm đầu tiên. Nếu trước cửa không có minh đường nên mở cửa bên trái, tức cửa Thanh long, tượng trưng cho cát lợi.
Bên phải là cửa Bạch hổ, vị trí xấu, không thích hợp mở cửa. Mở cửa hướng Bắc là cửa Huyền vũ, càng không cát lợi. Có quan niệm cho rằng đây là “cửa quỷ”, do vậy gia chủ nên cẩn trọng khi mở cửa hướng Bắc.
Cửa Chu tước
Phía trước cửa có bãi cỏ xanh rộng, bãi đất phẳng, hồ nước, bãi đậu xe, tức là có minh đường. Như vậy, khí bên ngoài sẽ tụ tập phía trước, mở cửa hướng này sẽ thu nạp được vận khí tốt.
Cửa Thanh long
Phong thuỷ học coi đường sá là thuỷ (nước), chú ý hướng đến và đi. Địa khí sẽ lưu thông từ nơi có địa thế cao sang nơi có địa thế thấp hơn. Nếu trước cửa chính có đường phố hoặc hành lang, đường bên phải dài là hướng nước đến, đường bên phải ngắn là hướng nước đi. Vì vậy nên mở cửa hướng bên trái để nạp địa khí.
Cửa Bạch hổ
Video đang HOT
Nếu trước cửa chính có đường phố hoặc hành lang, đường bên trái dài là hướng nước đến, đường bên phải ngắn là hướng nước đi. Gia chủ nên mở cửa hướng bên phải để dẫn địa khí. Phương pháp này được gọi là “Cửa Bạch hổ thu địa khí”.
Trong một số trường hợp, gia chủ có thể đặt bình phong trong nhà để thay đổi phương vị cửa chính, hoá giải ngoại sát.
Cửa chính đối diện hành lang hoặc đường đi
Trường hợp này liên tưởng đến hình dạng một thanh kiếm sắc nhọn muốn xuyên qua tim, kết cấu như vậy được gọi là “xuyên tâm sát”. Nếu lối đi sâu bên trong nhà nhỏ hơn chiều dài hành lang tức là hoạ trùng trùng.
Để hoá giải, gia chủ nên đặt bình phong bên trong. Nếu nhà ở tầng trệt có cửa chính đối diện với đường đi, gia chủ có thể trồng bụi hoa, bụi cây hình tròn để hoá giải ngoại lực xung thẳng vào nhà.
Kết cấu “xuyên tâm sát” khi cửa chính đối diện đường đi (Ảnh minh hoạ).
Cửa chính đối diện cầu thang
Nếu cửa chính đối diện cầu thang hướng đi xuống, tài khí trong nhà có khả năng chảy dần xuống dưới, vì thế phải đặt bình phong sau cửa để ngăn lại.
Trường hợp cửa chính đối diện cầu thang hướng đi lên, nếu gia chủ đặt cây cảnh lá rộng như cây phát tài, cây kim tiền bên trong cửa thì có thể dẫn tài vào nhà.
Cửa chính đối diện thang máy
Ngôi nhà vốn là nội tụ khí, dưỡng khí nên trường hợp cửa chính đối diện thang máy thì nguồn khí trong nhà sẽ bị thang máy hấp thu và phân tán đến nơi khác khi cửa thang máy đóng mở liên tục.
Thiết kế cửa chính đối diện thang máy là bố cục đại kỵ, phạm xung. Để hoá giải điều này, gia chủ nên đặt bình phong sau cửa để ngăn khí bên bên trong nhà lọt ra ngoài.
Mẹo phong thủy giúp thân tâm bình an trong mùa dịch bệnh
Theo các chuyên gia phong thủy, sự mất cân bằng âm dương trong nhà sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy làm thế nào để giúp ngôi nhà có đầy sinh khí, sức khỏe dồi dào?
Lối vào nhà và cửa chính
Đây là yếu tố hàng đầu mang lại sinh khí cho ngôi nhà. Chính vì thế, trước tiên cần phải quan tâm đến việc bố trí và thiết kế cửa, vì cửa là nơi đón và thoát khí.
Từ xưa tới nay người Việt vẫn ưa thích cửa nhà quay về hướng Nam hoặc hướng Đông Nam để đón luồng gió lành và hưởng không khí thoáng đãng. Nếu đã chọn được hướng tốt thì phía trước cửa chính không nên có vật cản trở như cây to, cột điện để dòng khí được vận chuyển một cách thuận lợi vào nhà.
Cửa chính mang lại sinh khí cho ngôi nhà của bạn.
Trong trường hợp hướng nhà không tốt, nhiều gia đình đã chọn trồng cây cảnh hay để hòn non bộ ở phía kia của cửa chính làm vật cản giảm bớt ảnh hưởng của luồng khí độc và tạo ra sự đối xứng.
Tỷ lệ giữa cửa chính và cửa phụ cũng là điều cần phải lưu tâm. Cửa chính phải to hơn cửa phụ (cửa hông) vì nếu ngược lại có nghĩa là khí thoát đi sẽ nhiều hơn khí vào - nhà sẽ bị mất nhiệt dẫn đến không khí lạnh lẽo, dễ sinh bệnh tật.
Các cửa (các loại cửa đi và cửa sổ) trong nhà không nên bố trí theo một đường thẳng dẫn đến các không khí vẫn chuyển theo đường thẳng tạo thành luồng gió lùa mạnh không tốt cho sức khỏe.
Khi các cửa được bố trí lệch nhau thì luồng khí sẽ tản đều trong phòng của bạn và mọi ngóc ngách trong phòng đều thoáng mát. Trong trường hợp các cửa được bố trí thẳng nhau, bạn nên đặt một vật trang trí làm vật cản để tản khí trong phòng.
Cầu thang và giếng trời
Cầu thang và giếng trời là yếu tố lưu thông dòng khí theo phương thẳng đứng của ngôi nhà. Đôi khi cầu thang và giếng trời được kết hợp với nhau tạo thành một khoảng không gian thông thoáng để lấy sáng, tạo sinh khí mới cho sức khỏe con người.
Giếng trời phải thoáng, sạch sẽ, không nên quá sâu, tốt nhất là hình vuông thuận lợi cho việc lưu thông không khí. Nên ốp những loại gạch trang trí dễ lau chùi và không hút ẩm ở giếng trời để thuận tiện cho việc dọn vệ sinh trách ẩm mốc ảnh hưởng tới không khí và sức khỏe toàn khu nhà. Nhất là trong thời điểm dịch bệnh như hiện nay, việc này là điều đại kị.
Tương tự như vậy, cầu thang cũng nên rộng rãi, sáng sủa, đi lại thoải mái. Cầu thang hình cánh cung sẽ giúp cho việc vận chuyển khí được dễ dàng hơn đồng thời cũng làm không gian nhà bạn mềm mại độc đáo hơn, tuy nhiên nó cũng chiếm diện tích và phức tạp về mặt kỹ thuật.
Phòng ngủ thông thoáng
Phòng ngủ là nơi nghỉ ngơi nên giường ngủ tuyệt đối không để gần các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, máy tính... Tránh kê các đồ vật nhiều góc nhọn, nặng nề hay kim loại trong phòng. Nên trang trí giản tiện nhất có thể. Giường ngủ không bố trí đặt dưới xà nhà, đối diện phòng vệ sinh. Đặc biệt tránh bố trí gương soi đối diện giường ngủ cũng như tư thế nằm duỗi chân thẳng về phía cửa.
Phòng ngủ thông thoáng giúp cho giấc ngủ của bạn ngon và sâu hơn.
Dùng ánh sáng đèn
Trong nguyên tắc chiếu sáng phong thuỷ gia chủ nên chú ý về việc dùng đèn chiếu ánh sáng ở bất kì khu vực nào trong ngôi nhà có năng lượng âm. Trong phong thủy, ánh sáng tượng trưng cho năng lượng dương, gia chủ nên chú ý luôn giữ cho ngôi nhà được sáng sủa, đặc biệt vào ban đêm nhằm tạo sự cân bằng tốt trong nhà.
Vì thế, dùng đèn tròn để chiếu sáng trong phong thủy là tốt nhất, vì hình dạng của nó tượng trưng cho chu kỳ vô tận của vận may. Nếu chân đèn màu đỏ thì càng tốt hơn vì màu đỏ là màu dương, mang lại may mắn.. Chú ý rằng đèn chiếu không nên quá sáng vi nó phát ra năng lượng dương quá mức và không tốt cho gia đình bởi cốt lõi của việc điều chỉnh theo phong thủy là nhằm tạo ra sự cân bằng.
Dọn dẹp đồ cũ
Đây có thể là giải pháp tạm thời nhưng nó sẽ giúp mang đến sinh khí tươi mới cho căn nhà gia chủ lẫn nâng cao tinh thần, sức khỏe cho những thành viên sống trong ngôi nhà đó.
Tạo sinh khí cũng có nghĩa là loại bỏ những vật dụng không cần đến, làm sạch bụi bẩn và những đồ không cần thiết trong ngôi nhà.
Sau khi thực hiện công đoạn này, gia chủ sẽ cảm nhận rất rõ về một ngôi nhà được tiếp thêm năng lượng hay "đảo khí". Điều đó có nghĩa là gia chủ đã loại bỏ được những năng lượng cũ mốc, trì trệ và cung cấp nguồn năng lượng mới cho toàn bộ không gian sống.
Nên bỏ những vật dụng thùa thãi giúp ngôi nhà thoáng sạch hơn.
Đồ vật phong thủy
Thuật phong thủy dùng đá thạch anh quý hiếm treo trong nhà để "tăng thêm dương khí, chống lại âm khí và tà khí". Khoa học tự nhiên cũng đã chứng minh, loại đá này phát ra những xung vi ba làm thay đổi từ trường khu vực xung quanh nó.
Thuật phong thủy dùng đá thạch anh quý hiếm treo trong nhà để tăng thêm dương khí
Chuông gió có tác dụng xua đi khí xấu, thu nạp và tăng trưởng thêm những luồng khí lành, nên thường xuyên được sử dụng trong nhà. Chúng có thể được đặt ở những vị trí cửa ra vào, cửa sổ hay những vị trí quẩn khí.
Rùa đầu rồng là biểu tượng của sự vững chãi và trường thọ, thường được đặt ở vị trí phía sau ngôi nhà, có ý nghĩa hỗ trợ con người sống trong nhà. Vật liệu của chúng tùy thuộc vào từng gia chủ theo quy luật ngũ hành, ví dụ người mệnh Mộc, thì nên chọn rùa bằng bằng gỗ...
Hy vọng những kiến thức phong thủy tham khảo ở trên giúp bạn có thể cải thiện vài yếu tố của ngôi nhà, tránh những kiêng kỵ ảnh hưởng đến sức khỏe trong mùa dịch bệnh này.
Nhà đi thuê có những dấu hiệu này nên chuyển ngay, nhất cái thứ 3 là đại kỵ Một phòng trọ có phong thủy tốt phải dồi dào năng lượng nuôi dưỡng. Nguồn năng lượng này có tính chất chữa lành thúc đẩy giấc ngủ ngon. Nhiều người quan niệm rằng, việc đi thuê nhà thì không nhất thiết phải quan tâm đến phong thủy. Bởi bản thân người đi thuê không phải là chủ căn nhà đó. Tuy nhiên, đối...