Mồ côi cả cha lẫn mẹ, cô bé 14 tuổi thui thủi trong căn nhà cấp 4 cũ
Mồ côi cha, nay mẹ cũng mất, tài sản duy nhất bố mẹ để lại cho em là căn nhà cấp 4. Trong căn nhà không có gì quý giá ngoài bàn thờ của bố mẹ.
Em Trần Thị Như Quỳnh (Vũ Thư, Thái Bình) sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo khó. Dù thế, từ nhỏ em luôn được bố mẹ cưng chiều chăm bẵm hết mực. Nhưng niềm vui chẳng được bao lâu khi bố em đột ngột qua đời sau cơn bạo bệnh. Từ đó, cuộc sống chỉ có 2 mẹ con trong căn nhà cấp 4 cũ kỹ.
Vắng một người đàn ông, vắng đi cột trụ gia đình. Mẹ em cũng vì thế mà đau ốm suốt. Có những đêm em nằm nghe tiếng mẹ khóc vì thương nhớ cha mình. Em không biết làm gì hơn là động viên mẹ, gắng học hành giỏi giang.
Quỳnh là cô bé ngoan, nhưng em không may mắn như những người khác. Khi học lớp 6 em mang trong mình một khối u ác tính. Vì bố mất sớm, mẹ lại không có việc làm ổn định nên không có tiền chữa trị cho em. Đau đớn, nhưng em vẫn phải âm thầm chịu đựng.
Cô bé lớp 9 với thân hình tiều tụy tuy nhiên đôi mắt em vẫn ánh lên niềm tin, hi vọng về sức mạnh chiến thắng bệnh tật (Ảnh: TTNALC)
Những năm tháng em lớn lên, cũng là những năm tháng khối u ấy phát triển. Mẹ em cũng đã cố gắng để kiếm tiền chữa trị cho em. Nhưng khi mơ ước người mẹ ấy chưa thực hiện được thì năm 2014, mẹ em qua đời.
Sự ra đi đột ngột của mẹ, cùng với nỗi đau thể xác em đang mang trong mình khiến em ngã quỵ. Mồ côi cha, nay mẹ cũng mất, tài sản duy nhất bố mẹ để lại cho em là căn nhà cấp 4. Trong căn nhà không có gì quý giá ngoài bàn thờ của bố mẹ và giấy chứng nhận học sinh nghèo hiếu học của Quỳnh.
Hàng ngày em tới trường để học, rồi về nhà tự nấu cơm ăn bằng những thứ rau mọc ở vườn nhà. Hàng xóm và những người thân xa thỉnh thoảng cũng giúp em được bát gạo, chút thức ăn nhưng không thường xuyên.
Khối u trên lưng Quỳnh đang phát triển từng ngày (TTNALC)
Video đang HOT
Trao đổi với PV, chị Mai Phương (người trực tiếp đưa Quỳnh đi khám) chia sẻ: “Khi biết hoàn cảnh của Quỳnh mình rất thương, bởi chính mình cũng mất đến vài năm không cha mẹ bên cạnh, phiêu bạt Nam Bắc. Và giờ trước hoàn cảnh của em, mình không cầm nổi nước mắt.
Phương chia sẻ thêm: “Thật sự để kêu gọi ủng hộ tiền mỗi tháng 500.000 đồng là chuyện quá dễ dàng. Nhưng để chữa được khối u trên người em mới là điều cực kỳ khó khăn. Muốn một lần xin vận may, duyên phận cho Quỳnh để em có thể chữa được căn bệnh cho mình. Cũng giống như tất cả các trường thương tâm khác mà mình kêu gọi, nhưng với Quỳnh mình sẽ nỗ nực hơn vì em là con gái, lo ăn uống học hành còn khó nói gì đến chuyện kiếm tiền chữa bệnh”.
Hiện tại, Quỳnh đang rất cần sự sẻ chia giúp đỡ của cộng đồng để em có tiền đóng học phí cho năm học mới, để có tiền chữa trị khối u đang phát triển ngày một lớn. Hãy giúp em! Cuộc đời em không người thân đã quá đủ đau buồn.
Mọi tấm lòng hảo tâm của quý độc giả xin gửi về: Địa chỉ: Trần Thị Như Quỳnh Lớp 9, THCS Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. ĐT: 0974833337 (Chị Mai Phương-Người trực tiếp đưa Quỳnh đi chữa bệnh)
Thanh Bình- Mai Phương
Theo_Người Đưa Tin
Những hình ảnh nhà bị xây bít cửa khó tin ở Sài Gòn
Không ai tin nổi hình ảnh những căn nhà bị xây bịt cửa kỳ quái này là ở Sài Gòn - một thành phố lớn nhất nước - trên khoảng 3km đường Kinh Dương Vương.
Không ai tin nổi hình ảnh những căn nhà bị xây bịt cửa kỳ quái này là ở Sài Gòn - một thành phố lớn nhất nước - trên khoảng 3km đường Kinh Dương Vương.
Những cư dân ở đây đang rơi vào tình cảnh khốn khổ và thật khó hình dung dự án nâng đường chống ngập này sẽ còn gây ra bao nhiêu hệ lụy tiếp theo. Không chỉ việc buôn bán ngưng trệ mà ngay cả sinh hoạt hằng ngày cũng dở khóc dở cười.
Nhiều căn nhà tầng 1 bỗng thành hầm; nhiều nhà đập phá, sửa tầng 2 thành tầng 1; khắp nơi ngổn ngang cảnh làm... cầu vượt để có thể ra vào! Những tấm biển rao bán nhà đã mọc lên. Nhưng khổ: người có nhà còn bỏ đi, ai mà léo hánh tới?
Ngoài đường có thể nhìn thấy những hố ga dựng sẵn cao mấp mé đầu người: đó là độ cao mặt đường tương lai. Có nằm mơ những cư dân ở đây cũng không hình dung nổi tại sao họ lại lâm vào tình cảnh phải sống trong những căn nhà bị xây bít cửa kỳ quái như thế này.
Ông Nguyễn Minh Nhựt - phó chủ tịch UBND Q.Bình Tân - cho biết trước khi làm đường đã có họp dân để thông báo việc nâng cao độ mức cụ thể. Do đây là con đường thường xuyên bị ngập nước bởi triều cường, nên khi có dự án thì người dân hoan nghênh với gần 90% đồng thuận. "Tuy nhiên có thể người dân không hình dung được cao độ đường mới như thế nào, tới khi đơn vị thi công bức tường chắn thì mới giật mình" - ông Nhựt nói.
Trên đoạn đường này có hơn 500 hộ bị ảnh hưởng bởi dự án trên, độ nâng đường từ 0,4 - 1,3m. Trước tình hình này, ông Nhựt cho biết đã có văn bản kiến nghị nghiên cứu hạ độ cao mặt đường.
Tuy nhiên, phía chủ đầu tư dự án - Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước - cho rằng cao độ mặt đường là thiết kế đã được phê duyệt sau những nghiên cứu chặt chẽ, đỉnh triều cao nhất hiện nay đã đạt mức 1,68m nên không thể muốn hạ độ cao là hạ.
"Nếu hạ mặt đường thấp hơn đỉnh triều, khi đó đường này vẫn ngập thì nâng đường để làm gì, ai chịu trách nhiệm?" - đại diện Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước đặt vấn đề.
Trong khi đó, đại diện Sở Giao thông vận tải cho rằng về mặt nguyên tắc, chủ đầu tư không sai. Nhưng vị đại diện này không đồng tình với quan điểm vẫn giữ lại cao độ như đã phê duyệt và đã yêu cầu chủ đầu tư phải nghiên cứu hạ cao độ mặt đường, đồng thời nghiên cứu thêm giải pháp khác như trang bị hệ thống bơm để vừa giảm ngập nhưng cũng đảm bảo hạn chế thấp nhất ảnh hưởng nhà cửa, việc đi lại của người dân hai bên đường.
Nhưng vậy thì sao Sở Giao thông vận tải ngay từ đầu lại phê duyệt cao độ như trên? "Dự án đã được phê duyệt khoảng năm 2013 và được Bộ Xây dựng thẩm định" - vị đại diện cho biết, đồng thời nêu quan điểm những trường hợp nâng đường ở mức 50-60cm thì chấp nhận được, còn nơi nào cao hơn 1m thì phải cân nhắc.
Dự kiến sau ngày 12-6, Sở Giao thông vận tải và các đơn vị liên quan họp thống nhất hướng giải quyết tình trạng nâng đường quá cao trên đường Kinh Dương Vương.
Ông Hồ Long Phi - chuyên gia chống ngập - cho rằng việc hạ cao độ mặt đường Kinh Dương Vương so với phê duyệt là cần thiết, kết hợp với một số giải pháp bổ sung lắp van ngăn triều, máy bơm... Tuy nhiên theo ông Phi, giải pháp này phải được tính toán ngay từ đầu chứ không phải tới bây giờ mới thấy. Qua vụ việc này, ông Phi cho rằng công tác khảo sát, tư vấn thiết kế chưa chặt chẽ.
Giờ đây sẽ có rất nhiều căn nhà kì quái hai bên đường Kinh Dương Vương.
Theo Tuổi trẻ
Theo_Kiến Thức
Phát hiện 2 người đàn ông tử vong bất thường Mùi hôi thối bốc lên nồng nặc từ căn nhà nằm trong hẻm nằm trên đường Hai Bà Trưng, quận 3, người dân nghi ngờ liền báo cơ quan chức năng đến kiểm tra thì phát hiện người đàn ông khoảng 60 tuổi chết trong tư thế lõa thể. Đến chiều 4/6, Công an vừa hoàn tất thủ tục, lấy lời khai các...