Mộ cổ xấu số bị kẻ trộm ‘càn quét’, chuyên gia chết lặng: Ngỡ rằng Van Gogh đã ghé qua
Dù đã từng bị trộm ghé qua nhưng những gì còn sót lại trên bức tường thực sự có giá trị không hề nhỏ.
Vào tháng 1 năm 2005, người dân địa phương phát hiện một hố trộm mộ gần thôn Thuế, xã Cao Kiều ở Đồng Quan, Thiểm Tây, Trung Quốc. Cán bộ làm công tác di tích văn hóa vội vã đến hiện trường ngay lập tức. Quả nhiên một hố trộm khổng lồ, khoét hình vuông, cạnh dài gần 1 mét hiện ra ngay trước mặt.
Trước tình hình này, các chuyên gia không còn cách nào khác là bắt đầu giải cứu những ngôi mộ bị đánh cắp. Ngay sau đó, các nhân viên của Viện khảo cổ tỉnh Thiểm Tây đã tức tốc tới hiện trường và tiến hành khảo sát sơ bộ tình hình.
Theo đánh giá ban đầu, đây là mộ cổ có từ đầu thời Đường, ngoài hành lang bằng gạch, ngôi mộ cũng mang những nét đặc trưng của lăng mộ thời kỳ này. Điền hình trong số đó là cấu trúc mái vòm tròn đặc biệt.
Ngoài ra, các chuyên gia còn xót xa hơn trước tình hình trong lăng mộ. Phù sa ở đây cao tới 4 mét, nguyên nhân là do dấu vết của những tên trộm.
Ngôi mộ có kiến trúc vòm điển hình. Ảnh: 163
Sau một vài ngày khai quật, cấu trúc của lăng mộ đã trở nên rất rõ ràng. Đây là một ngôi mộ lớn hình chữ A quay mặt về hướng Nam, dài 63,8 mét và chiều rộng 2,36 mét. Theo quy định về lăng mộ thời nhà Đường, ngôi mộ cổ này rất có thể thuộc về hoàng thất.
Không chỉ vậy, số lượng hàng hiên trong các lăng mộ thời Đường cũng là một trong những tiêu chí quan trọng để phân loại. Lăng mộ lại Đồng Quan này có 6 hàng hiên, điều này chứng tỏ địa vị cao quý của chủ nhân ngôi mộ. Điều đáng tiếc là danh tính của chủ nhân ngôi mộ vẫn chưa được biết do văn bia đã bị thất lạc.
Video đang HOT
Vào thời điểm mọi người đang nghiên cứu, các chuyên gia đã tìm thấy những bức tường dày màu trắng và xám ở lối đi. Đi dọc con đường này, người ta tìm thấy các bức tranh tường được vẽ ở hai bên lối đi. Đây cũng là nét đặc trưng của các lăng mộ hoàng gia vào thời nhà Đường.
Sau khi mọi người dọn dẹp cẩn thận, bức tranh tường mới dần lộ ra ý nghĩa thực sự của nó. Đây là bức “Xuất hành nghi trượng đồ”. Bức tranh phản ánh cảnh sinh hoạt khi còn sống của chủ nhân ngôi mộ. Nhìn chung, các bức tranh tường được bảo quản tốt và các hình vẽ sống động.
Theo đánh giá của các chuyên gia, những bức tranh ở đây được vẽ bởi những nghệ nhân có tay nghề cao. Tài nghệ của họ có thể ví như Van Gogh của thời hiện đại. Một số người còn nói đùa rằng phải chăng vị danh họa nổi tiếng này đã từng ghé qua đây.
Bức họa được tìm thấy trong lăng mộ. Ảnh: 163
Sau quá trình khai quật, hơn 200 di tích văn hóa quý giá đã được tìm thấy. Hầu hết trong số đó là các linh thú trong lăng mộ và các bức tượng nhỏ bằng gốm chôn với nhiều hình dạng khác nhau.
Từ đó trở đi cho đến khi kết thúc công việc khai quật, các chuyên gia không thu được thêm gì. Danh tính của chủ nhân ngôi mộ luôn là một ẩn số.
Dù rất tiếc nuối nhưng không thể phủ nhận rằng ngôi mộ này đã cung cấp nhiều bằng chứng lịch sử hỗ trợ cho việc nghiên cứu của các chuyên gia sau này.
Khai quật mộ cổ nhà Minh, chuyên gia sững người vì kho báu bạc tỷ
Trong quá trình khai quật mộ cổ thời nhà Minh ở Hồ Bắc, Trung Quốc, các chuyên gia tìm thấy nhiều cổ vật. Kho báu trong mộ trị giá bạc tỷ.
Khi tiến hành cuộc khai quật tại làng Đại Hồng, thành phố Chung Tường, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, các chuyên gia phát hiện một ngôi mộ cổ thời nhà Minh.
Sau một thời gian kiểm tra, các chuyên gia xác định đây là nơi an nghỉ của Lương Trang Vương và các thê thiếp. Các sử liệu ghi chép về việc mộ cổ này có rất nhiều đồ tùy táng giá trị.
Đây cũng là lý do vì sao ngôi mộ của Lương Trang Vương trở thành mục tiêu nhòm ngó của nhiều tên trộm mộ.
Theo các chuyên gia, ngôi mộ cổ này 7 lần bị trộm "hỏi thăm". Chúng đã lấy đi nhiều cổ vật quý giá.
Dù vậy, bên trong mộ của Lương Trang Vương vẫn còn khá nhiều đồ tùy táng. Vào năm 2001, các chuyên gia khảo cổ Trung Quốc tiến hành cuộc khai quật toàn diện mộ cổ này.
Do nhiều lần bị trộm mộ đào bới đánh cắp cổ vật nên ngôi mộ bị hư hại khá nghiêm trọng. Thêm nữa, mộ cổ cũng bị ngập nước do mạch nước ngầm tràn vào bên trong.
Vì vậy, các chuyên gia hút sạch nước bên trong mộ cổ trước khi bắt tay vào việc khai quật cổ vật và đưa lên mặt đất. Kết quả là họ tìm thấy hơn 5.000 cổ vật bằng vàng.
Thêm nữa, bên trong mộ cổ còn có nhiều đá quý với đủ kích thước, màu sắc khác nhau. Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia, số đá quý này có nguồn gốc từ phương Tây.
Những đồ tùy táng trong mộ cổ được chế tác vô cùng tinh xảo. Trong số này, các chuyên gia đặc biệt chú ý đến một chiếc bình sứ.
Theo ước tính của các chuyên gia, chiếc bình này trị giá hơn 3.550 tỷ đồng.
Mở mộ cổ thấy con rối cao gần 2m, chuyên gia 'vắt óc' giải mã Năm 1978, dân làng ở Sơn Đông, Trung Quốc tình cờ phát hiện 2 ngôi mộ cổ. Khi khai quật mộ cổ, các chuyên gia bất ngờ và tò mò khi tìm được con rối cao gần 2m. Người dân tại Lai Tây, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc bất ngờ phát hiện 2 ngôi mộ cổ khi lấy đất ở ruộng vào tháng...