Mở cỗ cưới thu lời, lại lỗ 50 triệu
Nhiều ông bố bà mẹ vô tâm, tính toán tới mức mang chuyện cưới xin cả đời của con cái ra làm chuyện kinh doanh lỗ lãi, thua thiệt. Ở Việt Nam những người như thế khá nhiều, thật đáng buồn thay.
Tổ chức ở nhà hàng để thu tiền mừng to
Có nhà nhưng không tổ chức, lôi nhau ra khách sạn tỏ vẻ sang trọng và hi vọng phong bì của khách sẽ dày hơn. Đó là câu chuyện của bà thím tôi khi tổ chức đám cưới cho con gái. Người ta tổ chức ở khách sạn là thể hiện sự lịch thiệp, trang nhã nhưng thím tôi lại tính lời, coi đó là việc nên làm, mang ra bàn bạc trước cả nhà. Thím tính chuyện kinh doanh. Vốn là người có tí chức quyền ở xã, nên thím tôi tính mở một đám cưới thật sang trọng, thuê khách sạn trong thành phố. Nghe nói thế, cả nhà ai cũng gàn bảo mình người nhà quê, tổ chức ở quê vườn sân rộng, khách khứa đến thừa chỗ ngồi, đâu cần phải mang nhau ra khách sạn. Nhưng nhất định thím không chịu.
Thím bảo, con trai đi lấy vợ, mình lại quan hệ rộng, toàn mấy ông ở huyện ở tỉnh, phải làm cho ra trò. Mà các ông ấy nhất định mừng to, cũng tiền triệu cả. Với lại, có làm ở nhà hàng thì mới có cơ hội nhận phong bì dày. Phong bì bao nhiêu phụ thuộc và địa điểm tổ chức, phụ thuộc vào nơi diễn ra lễ cưới, nên là phải làm cho ra trò. Thím tính, một mâm 10 người sẽ lời hơn mâm 6, vì làm 10 người thì tiết kiệm được, ngay cả nước uống, đồ dùng và tráng miệng, cỗ cũng tiết kiệm được. Chia ra làm 2 mâm, mỗi mâm 6 thì chắc chắn tốn hơn. Giống như người ta mua 2 gói xôi 5 nghìn thì chắc chắn sẽ được nhiều hơn gói 10 nghìn. Vì thế, chia ra 2 mâm 6 sẽ phải có nhiều cỗ hơn mâm 10.
Có khi họ mừng 5 trăm, thế thì chả lời gấp đôi, gấp 3 à. Nghe thím tôi tính thì đúng là lời nhiều lắm, và còn nhân lên với số quan khách mời, tới 200 mâm như thím tính thì lãi lời quá là to. (ảnh minh họa)
Thím còn tính, một mâm vị chi là 2 triệu rưỡi, phải quản chặt chẽ chi ly từng tí một, phải quán triệt chỉ từng ấy, hơn là không đặt. 10 người chẳng lẽ lại không mừng được 3 trăm là ít nhất. Có khi họ mừng 5 trăm, thế thì chả lời gấp đôi, gấp 3 à. Nghe thím tôi tính thì đúng là lời nhiều lắm, và còn nhân lên với số quan khách mời, tới 200 mâm như thím tính thì lãi lời quá là to. Có khi cũng lên tới cả trăm triệu ấy chứ.
Thế là ý thím đã quyết cả nhà không ai dám ngăn cấm. Vì bạn của thím đúng là nhiều người sang trọng, nên thôi thì cứ quyền ở thím. Đám cưới của con trai thím 190 mâm, ngay cả những người hơi chơi một tí, thím cũng không bỏ qua vì họ xem ra là người có tiền. Mặc kệ, không cần nghĩ tới việc trả nợ.
Video đang HOT
Lỗ &’chổng vó’ vì tham
Nhưng có vẻ, thím chưa tính tới chuyện, người ta chẳng đến ăn mà chỉ gửi tiền mừng. ở nhà quê, việc tổ chức ở khách sạn lớn là một việc phiền toái và câu nệ. Khách ở quê, người đi thì chỉ mừng cùng lắm 200, vì họ làm gì có tiền. Với lại, bình thường, ở quê tôi, người ta đi 100 nghìn là chuyện thường. Cỗ ở quê đâu có quá nhiều đồ ngon, người già, người cả rất nhiều, họ tiết kiệm, đâu dám bảo ra 300, 500 mà ăn cỗ.
Đó cũng là lý do, nhiều người bảo khách sạn là nơi sang trọng, không hợp với họ. Xe cộ đi lại không tiện, lại có người say xe, thế nên không đi, gửi mừng. Gửi mừng thì tiền tất nhiên phải ít hơn, đâu có chuyện mừng nhiều hơn đi ăn được.
Sau đám cưới, thím tôi méo mặt khi đếm phong bì, bị lỗ gần 5 chục triệu. (ảnh minh họa)
Các ông bạn của thím, được coi là người sang trọng hơn thì nhiều người không tới dự. Họ cũng gửi tiền mừng với số tiền kém một nửa so với dự tính của thím. Và, một số thành phần đi, toàn là thanh niên choai choai, bạn của con thím, tới khách sạn như lâu ngày được bữa ngon, họ bọi bia rượu bừa phứa, uống tới say mới chịu về. Đồ ăn thức uống tràn lan, thừa thãi cũng đầy.
Khách đến ít hơn nhiều so với dự tính. Và phong bì cũng không dày như thím tưởng. Vì người ta nghĩ nhà thím có điều kiện, tổ chức đám cưới cho con cũng là dịp để thiên hạ thấy mình sang trọng, ngon lành. Chứ đâu ai nghĩ thím mở ra để kinh doanh. Họ quan niệm, ông làm to thì cứ làm to, ông có điều kiện thì ông làm, còn chúng tôi đi bao nhiêu, đúng vừa với túi tiền thì đi. Với lại, có người còn đi lại, như một hình thức trả nợ, họ chỉ đi bằng số tiền mà trước giờ nhà thím mừng cho con cái họ thôi.
Sau đám cưới, thím tôi méo mặt khi đếm phong bì, bị lỗ gần 5 chục triệu. Thím tiếc đổ máu mắt. Những tưởng sẽ kiếm được số tiền lãi kha khá, nào ngờ, bây giờ, người ta chẳng sĩ diện, chẳng phong bì dày nữa. Vì thật ra, thím cũng có công trạng gì, cũng có phải là sếp của cả tá nhân viên đâu. Nên, cũng chỉ giống như hình thức ở quê, đi ăn cỗ rồi đưa tiền và về, vậy thôi.
Tội nghiệp cho thím, cưới con trai xong lại phải lo chi trả khoản hụt. Rồi bây giờ, con dâu mới về nhà mà chẳng vui được, vì méo mặt mất toi 5 chục triệu. Thím cay cú, định nghĩ, khi nào cháu nội ra đời, sẽ tổ chức to hơn. Còn họ hàng, người nhà như chúng tôi thì chỉ biết lắc đầu, ngán ngẩm. Ai bảo mang hạnh phúc cả đời con cái ra làm trò kinh doanh, đó là điều không nên chút nào.
Theo VNE
Bạn lấy chồng xong, mất hút, trốn mừng cưới
Đây là câu chuyện hoàn toàn thật nhé, không bịa tí nào đâu chị em ạ. Mà bịa để làm gì nhỉ vì chắc hẳn, chẳng thiếu những trường hợp bị 'cố tình quên' tiền mừng.
Tôi có cô bạn tên Liên. Ngày còn chưa lấy chồng, chúng tôi là một nhóm bạn thân, mọi người chơi với nhau trong cùng một đội, tầm hơn chục người. Đi đâu, có vụ gì tụ tập chúng tôi cũng ới nhau. Thời thanh niên, mọi thứ vui vẻ lạ thường.
Rồi một ngày, cô ấy đi lấy chồng. Đám cưới của cô bạn thật đông đúc. Dù là ai ở xa tới mấy cũng cố gắng về, vì chúng tôi vốn là những người bạn thân trong một nhóm, không về không được. Ngày ấy, tôi còn là sinh viên năm cuối trường đại học, còn chưa đi làm nên tiền cũng không có nhiều. Nhưng thấy bạn bè ở nhà đi làm hết, mừng mỗi người 500 nghìn, tôi cũng cắn răng, vay mượn và tiết kiệm để mừng cho bạn. Thế là tôi đút phong bì 500 nghìn, mừng cho hạnh phúc của bạn mình và còn về dự lễ cưới tận 2 ngày.
Thấm thoát, đã hơn 1 năm trôi qua, từ ngày lấy chồng, tôi thi thoảng có gọi điện hỏi thăm về tình hình con cái của Liên, nhưng mấy lần không thấy Liên liên lạc gì cả. Nhiều khi như thế, tôi cũng chán không muốn gọi nữa, vì bạn bè phải có đi có lại. Mình hay hỏi thăm họ thì cũng có lúc họ phải hỏi thăm mình, đó mới là lẽ thường tình, nhất là khi chúng tôi còn là bạn thân.
Thấm thoát, đã hơn 1 năm trôi qua, từ ngày lấy chồng, tôi thi thoảng có gọi điện hỏi thăm về tình hình con cái của Liên, nhưng mấy lần không thấy Liên liên lạc gì cả. (ảnh minh họa)
Vậy mà, hơn 1 năm qua, tôi chẳng nhận được cuộc điện thoại nào ngoài mấy cuộc điện thoại nhờ mừng cưới. Có vài lần, mấy anh bạn của tôi mời Liên dự đám cưới. Vì lấy chồng ở Hà Nội nên Liên khó về quê ăn cưới. Thì có chồng, có con thông cảm cho hoàn cảnh ấy, nhưng khi đó, Liên còn chưa con cái nên chuyện về cũng không hẳn là khó. Có khi sắp xếp cùng chồng về thăm gia đình rồi tiện đi ăn cưới cũng không sao. Một đám thì không nói làm gì chứ tới mấy đám, mà đám nào Liên cũng từ chối không dự. Chỉ một cuộc điện thoại cho tôi nhờ mừng. Mà số tiền mừng cũng chỉ tầm 300 nghìn một người.
Tôi là bạn nên hỏi sao mừng thế, vì tôi nghĩ, bạn bè đi sau có khi còn mừng 500 là ít, coi như trả lại, còn mừng hơn được thì tốt. Nhưng Liên nói, không ăn cỗ nên chỉ mừng vậy thôi. Có thể tôi hơi tủn mủn nhưng tôi đôi khi nghĩ, hay là Liên ngại về phải tham dự, phải mừng nhiều.
Điều đáng suy nghĩ hơn là đã 3 cái đám cưới Liên nhờ tôi mừng rồi, nhưng không bao giờ thấy hoàn trả tiền. Liên cũng không gọi cho tôi hỏi thăm một lần, chỉ khi nào có người mời cưới mới gọi. Tôi thấy chán và buồn. Hỏi thăm thì chẳng được câu nào. Cô cứ hẹn là hôm nào gặp rồi gửi tiền nhưng cũng mất hút, chẳng thấy đâu.
Hôm rồi, có anh bạn gọi mời cưới, vì cũng là an hem trong đám bạn thân nhưng lạ thay, không thấy Liên gọi gửi tiền mừng. Tưởng là cô nhờ ai rồi nhưng về hỏi thì ai cũng bảo không nhờ. Tôi còn định gọi điện hỏi Liên xem như nào, nhưng rồi nghĩ lại thôi, vì nhỡ đâu người ta không muốn gửi, mình lại làm khó. Xem ra, thật sự Liên đã muốn trốn tránh, muốn cắt đứt các mối quan hệ này rồi. Chuyện không gửi tiền mừng là một ví dụ cho việc này.
Tôi cũng sắp lấy chồng, nhưng thiết nghĩ, có nên mời Liên hay không. (ảnh minh họa)
Dẫu biết, mỗi người mỗi cảnh, lấy chồng có người giàu, có người nghèo nhưng cách sống và trách nhiệm sống thì không nên quên. Đám cưới mình, bạn bè đã tận tình chu đáo như thế thì ít ra cũng nên đáp lại. Tôi sẽ không cho rằng Liên này nọ nếu như cô không có thái độ lạnh lùng, cả năm không gọi điện hỏi thăm chúng tôi. Tôi luôn nghĩ, Liên lấy chồng xong coi như rũ bỏ mọi mối quan hệ nên mới không thiết tha gì bạn bè, và cũng trốn luôn tiền mừng cưới.
Tôi cũng sắp lấy chồng, nhưng thiết nghĩ, có nên mời Liên hay không. Liệu hai năm qua không chơi, không gặp, không thân thiết nữa, mời Liên có dự hay không, hay là chỉ giống như một hình thức đòi nợ? Nhưng nếu không báo, khi bạn bè biết lại có cớ trách móc mình, khi đó mình lại là người mang tội. Thôi thì cứ nên nói một lời, còn họ đi hay không, đó là quyền của họ. Nếu không đi thì coi như mọi thứ đã chấm hết rồi, tình bạn bao nhiêu năm cũng tan biến như bọt bèo, vì âu nó cũng là cái chuyện thường ở đời, &'xa mặt cách lòng' mà thôi.
Theo VNE
Mừng bạn 500 mà cưới mình, bạn mừng 300 Những tưởng, đêm tân hôn sẽ là đêm thơ mộng nhưng đó lại là đêm... đếm phong bì. Vợ chồng cãi nhau vì phong bì cưới Chắc hẳn, các bạn cũng giống như tôi, sốt sắng về số tiền mình được mình là bao nhiêu và xem nó có đủ hoàn lại vốn liếng bỏ ra khi làm cỗ bàn, mời quan khách...