Mộ cổ 6000 năm là kính thiên văn đầu tiên trên thế giới?
Những ngôi mộ từ thời tiền sử ở châu Âu có thể được xây dựng với nhiều mục đích, không chỉ là nơi an nghỉ của các linh hồn từ nhiều thiên niên kỷ trước.
Một trong những ngôi mộ 6.000 năm tuổi ở Bồ Đào Nha
Theo các nhà nghiên cứu ở Anh, các ngôi mộ 6.000 năm tuổi ở Bồ Đào Nha có thể là những chiếc kính viễn vọng thiên văn đầu tiên của thế giới. Nó tạo ra một góc nhìn kiểu “đường hầm”, cho phép việc quan sát các ngôi sao trở nên dễ dàng hơn.
“Một ngôi mộ với đường hầm dài giúp bạn nhìn lên bầu trời như qua một cái ống”, nhà thiên văn học Fabio Silva trong nhóm nghiên cứu nói với tờ The Guardian.
Người tiền sử có thể đã hướng góc nhìn của hầm mộ đến một phần cụ thể trên bầu trời, và việc nhìn qua đường hầm sẽ giúp loại bỏ các ánh sáng xung quanh gây xao nhãng. Ngoài ra, trong đường hầm rất tối, nó sẽ giúp đôi mắt của người tiền sử điều chỉnh với bóng tối, khiến việc phân biệt các chi tiết mờ nhạt như một ngôi sao ở xa dễ dàng hơn.
“Tất cả những gì họ làm là đảm bảo môi trường xung quanh thật tối, trừ khu vực nhỏ trên bầu trời mà họ muốn quan sát”, Daniel Brown từ Đại học Nottingham Trent cho biết.
Ngôi mộ có thể là cách người tiền sử quan sát thiên văn mà không cần tới ống kính
Video đang HOT
Nhóm nghiên cứu cho rằng việc xây đường hầm đi vào nhiều ngôi mộ ở Bồ Đào Nha không phải là tự nhiên hay vô tình, mà có ý sử dụng nó như một chiếc kính thiên văn.
“Các ngôi mộ được xây dựng có thể hướng đến Aldebaran, ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Kim Ngưu”, Silva cho biết trong một thông cáo báo chí. “Việc tính toán thời gian ngôi sao này xuất hiện trong mùa là rất quan trọng.”
Các nhà nghiên cứu cho rằng người tiền sử đã sử dụng những ngôi mộ như một một công cụ theo dõi lịch, giúp họ đánh dấu sự thay đổi của mùa để họ biết khi nào phải di chuyển đến vùng đất cao hơn vào mùa xuân. Chúng cũng có thể được sử dụng như một nghi thức, ban kiến thức đặc biệt cho những người được phép vào bên trong hầm mộ.
Các “kính thiên văn” tự chế giúp họ theo dõi các mùa
Nhóm các nhà khoa học vừa trình bày nghiên cứu của mình tại Hội nghị Thiên văn học quốc gia tại Nottingham, Anh đầu tuần này. Hiện, họ đang muốn mở rộng giả thuyết của mình bằng cách tái tạo điều kiện quan sát thiên văn như người tiền sử.
Một số lượng lớn các ngôi mộ ở châu Âu cũng có những đặc điểm giống nhau chưa được giải thích. “Có hơn 1.000 hầm mộ dọc bờ biển Đại Tây Dương ở phía tây bắc châu Âu. Mục đích sử dụng của chúng là câu hỏi của nhiều nhà khảo cổ học trong nhiều thế kỷ”, nhà khảo cổ học Timothy Darvill từ Đại học Bournemouth ở Anh trả lời báo The Telegraph.
Ở châu Âu còn hàng nghìn ngôi mộ cổ bí ẩn, chưa rõ mục đích sử dụng
Theo Danviet
Trung Quốc xây kính thiên văn để tìm người ngoài hành tinh
Trung Quốc mới đây đã hoàn thành những công đoạn cuối cùng để tạo nên chiếc kính thiên văn lớn nhất thế giới. Họ hy vọng nó có thể tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh.
Chủ nhật tuần qua (3/7), Trung Quốc đã lắp ráp những mảnh thiết bị cuối cùng vào vị trí để hoàn tất chiếc kính viễn vọng lớn nhất thế giới. Các phương tiện thông tin nhà nước cho biết, họ hy vọng có thể tìm thấy sự sống ngoài Trái Đất cũng như nghiên cứu vũ trụ.
Hình ảnh kính viễn vọng của Trung Quốc vừa xây dựng xong. Ảnh: News.
Chiếc kính viễn vọng "The Five-hundred-meter Aperture Spherical Telescope" (FAST) có kích thước lớn hơn 30 sân bóng đá và được xây dựng trên một đỉnh núi ở tỉnh nghèo Quý Châu
Các nhà khoa học hiện đã bắt đầu sửa lỗi và thử nghiệm chiếc kính thiên văn này. Thông tin trên được Zheng Xiaonian, Phó trưởng Cơ quan Quan sát thiên văn quốc gia thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc tiết lộ vớiTân Hoa Xã.
"Dự án có khả năng tìm kiếm nhiều đối tượng lạ để hiểu rõ hơn về nguồn gốc của vũ trụ và tăng cường việc tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất", Zheng cho biết.
Với số vốn đầu tư xây dựng khoảng 180 triệu USD, vị quan chức này hy vọng trạm thiên văn sẽ giành được vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực nghiên cứu vũ trụ trong vòng hai thập niên tới.
Chiếc kính thiên văn này đã được thiết kế và xây dựng từ 5 năm trước và dự kiến sẽ chính thức đi vào hoạt động vào tháng chín này.
Chiếc kính thiên văn khổng lồ FAST sẽ hoàn thành trong năm nay. Ảnh: Venturebeat.
Thúc đẩy các chương trình không gian là ưu tiên hàng đầu của Bắc Kinh. Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã từng kêu gọi cả nước cố gắng để trở thành một cường quốc trong lĩnh vực nghiên cứu không gian.
Tham vọng của Trung Quốc là đưa người lên Mặt Trăng vào năm 2036 và xây dựng trên đó một trạm không gian. Hiện các dự án này đang được Trung Quốc gấp rút triển khai thực hiện.
Trung Quốc khẳng định chương trình không gian của họ là nhằm mục đích hòa bình. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Mỹ lại tỏ ra quan ngại khi Trung Quốc có thể sử dụng sức mạnh không gian của mình để chống lại các đối thủ.
Đại Việt
Theo Zing
NASA lại phát hiện hành tinh giống Trái đất hơn cả Kepler-452b Các nhà thiên văn học tại NASA vừa phát hiện ra một hành tinh giống Trái đất hơn cả Kepler-452b và là "một mỏ vàng để nghiên cứu khoa học". Theo Independent, nhờ kính thiên văn vũ trụ Spitzer, các nhà khoa học đã xác nhận được sự tồn tại của hành tinh mang tên HD-219134b, nằm cách Trái đất khoảng 21 năm...