Mổ bụng cá sấu khủng dài hơn 4 mét phát hiện bí mật kinh hoàng
Sau khi mổ bụng con cá sấu dài hơn 4 mét, người dân địa phương trên một hòn đảo phía bắc Queensland, Australia bàng hoàng phát hiện hài cốt người bên trong.
Những con cá sấu nước mặn có thể dài đến 7 mét, nhưng trung bình vào khoảng 5 mét
Sự việc xảy ra mới đây tại ngôi làng trên một hòn đảo phía bắc Queensland, Australia. Người dân địa phương bắt được con cá sấu dài tới hơn 4,2 mét và khi mổ bụng thì tất cả đều sốc khi thấy bên trong đó là một thi thể người.
Quan chức địa phương cho biết thi thể là của một ngư dân địa phương xấu số đã mất tích vào tuần trước.
Andrew Heard, ngư dân 69 tuổi đã mất tích khỏi khu vực, lần cuối cùng người ta nhìn thấy ông rời chiếc thuyền ở đảo Hinchinbrook, sát bờ biển phía đông bắc Australia để lên chiếc xuồng của mình.
Video đang HOT
Vợ của Andrew Heard đã gọi điện báo chính quyền địa phương sau khi không thể liên lạc được với ông vào ngay đêm Andrew Heard đi biển.
Sáng hôm sau, người ta phát hiện chiếc xuồng của ông bị lật và thấy có dấu hiệu của một vụ cá sấu tấn công.
Các nhà chức trách môi trường đã cho phép bắt con cá sấu khổng lồ. Phát ngôn viên cơ quan môi trường Queensland cho biết: “Con cá sấu bị bắt có liên quan đến ngư dân 69 tuổi mất tích”.
Những bờ biển xung quanh Queensland là nơi sinh sống của loài cá sấu lớn nhất trên Trái Đất, cá sấu nước mặn. Đây là loài bò sát lớn nhất, cũng như là loài săn mồi ven bờ lớn nhất còn sống trên thế giới.
Theo Bảo tàng Queensland, cá sấu nước mặn có thể dài tới 7 mét, nặng khoảng 1.200 kg nhưng hiếm khi phát hiện cá thể dài quá 5 mét.
Chúng sinh sống ở các vùng nước ven biển khắp phía tây Thái Bình Dương, từ bờ biển phía nam của Ấn Độ đến vùng bắc Australia. Và tất nhiên, cá sấu nước mặn có tấn công con người.
Hai vụ việc cá sấu tấn công người mới được ghi nhận ở Queensland. Cuối tháng 1, vụ việc liên quan đến một người đàn ông 40 tuổi bị cá sấu cắn vào đầu trong khi bơi lội tại hồ Placid, khoảng 160 km về phía bắc đảo Hinchinbrook. May mắn, người đàn ông vẫn sống sót mà chỉ có những vết thương nhẹ sau nỗ lực dùng tay cạy mở hàm con cá sấu.
Sau đó ít ngày, một người đàn ông 22 tuổi bị con cá sấu dài 3,6 mét tấn công khi đang bơi ở khu vực gần mũi cực bắc Australia. Người đàn ông may mắn sống sót với nhiều thương tích, vết rách chảy máu trên tay, sau đó con cá sấu bị chết.
Cá sấu nước mặn cũng có nhiều đối thủ cạnh tranh nguồn thức ăn trong tự nhiên, đặc biệt là hổ, dù hai loài động vật này hiếm khi xung đột với nhau. Tuy nhiên vào năm 2010 một con cá sấu cửa sông đã giết chết một con hổ Bengal khi nó đang bơi qua sông tại vườn quốc gia Sundarbans, Ấn Độ.
Phát hiện cá sấu Xiêm siêu hiếm
Một con cá sấu Xiêm vốn thuộc diện bên bờ vực tuyệt chủng vừa được phát hiện ở vườn quốc gia lớn nhất của Thái Lan.
Con cá sấu nước ngọt siêu quý hiếm lọt vào bẫy ảnh khi đang tắm nắng ở Công viên Quốc gia Kaeng Krachan, thuộc tỉnh Kaeng Krachan, sát biên giới với Myanmar. Đây là loài bò sát từng hiện diện ở khắp Đông Nam Á nhưng số lượng của chúng đã giảm mạnh trong khu vực.
Cá sấu Xiêm hiện được đưa vào diện cực kỳ nguy cấp trong sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế.
Bức ảnh cá sấu Xiêm siêu hiếm do camera giấu kín chụp được ở Công viên Quốc gia Kaeng Krachan tại Phetchaburi. Ảnh: Công viên Quốc gia Kaeng/AFP.
Giới chức trách của công viên ước tính chỉ còn 20 cá thể cá sấu Xiêm còn lại trong tự nhiên do nạn săn bắt và môi trường sống bị thu hẹp. Hình ảnh hiếm hoi do Công viên Quốc gia Kaeng Krachan công bố hôm 23/1 được cho là tin tốt với loài bò sát nước ngọt này.
Con cá sấu - chưa từng được giới chức trách nhìn thấy trước đây - đã trồi lên khỏi mặt nước và được camera giấu kín ghi hình trước khi nó nằm trên bờ sông và tắm nắng.
Những hình ảnh hiếm hoi này - được ghi nhận vào tháng 12/2020 - là bằng chứng cho thấy Công viên Quốc gia Kaeng Krachan là "một khu vực quan trọng để bảo tồn động vật hoang dã", Manoon Prewsoongnern, người quản lý công viên làm việc với Hiệp hội Bảo tồn Thế giới, cho biết.
Ông cho biết thêm con cá sấu ước tính dài 3 m. Đây là lần thứ hai loài cá sấu này xuất hiện trong thập kỷ qua.
"Cá sấu Xiêm là động vật ăn thịt nhưng chúng là một trong những nạn nhân đầu tiên của khủng hoảng môi trường. Vì vậy việc con vật xuất hiện cũng là bằng chứng cho thấy môi trường của công viên quốc gia vẫn còn nguyên sơ", ông Manoon nói.
Loài cá sấu có nguy cơ tuyệt chủng này bị săn lùng rất gắt gao. Nhiều thợ săn phi pháp tìm cách bắt chúng để lấy trứng và cung cấp da cho các hãng thời trang hạng sang.
'Vua đầm lầy' nỗi kinh hoàng của Trái đất hàng triệu năm trước Cá sấu dài gần 5 mét có biệt danh 'vua đầm lầy' là nỗi kinh hoàng của Trái đất hàng triệu năm trước. Một con cá sấu khổng lồ dài khoảng 4,8 mét có biệt danh "vua đầm lầy" khủng bố vùng biển cổ đại vài triệu năm trước. Loài bò sát thời tiền sử mới được đặt theo tên của nhà sưu...